5. Nội dung và kết cấu của Luận văn
4.2.1. Nângcao chất lượng thẩm định dự án vay vốn
Hệ thống Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng hợp tác xã chi nhánh Bắc Ninh nói riêng từ thay đổi Ngân sách Nhà nước thực hiện việc “mang tiền chính phủ cho dân làng vay đủ” nay chuyển sang phương châm “đi vay để cho vay”. Do vậy việc xác định hiệu quả kinh tế để quyết định đầu tư là công đoạn không thể thiếu được. Nó là mối quan tâm hàng đầu của Ngân hàng. Công tác thẩm định là quá trình xem xét, phân tích các dữ liệu, giữ kiện thu thập được trong hồ sơ tín dụng của khách hàng và từ nhiều nguồn khác với mục đích xác định chắc chắn trước khi cho khách hàng vay và theo dõi xử
lý nợ vay. Khi tiến hành thẩm định cán bộ tín dụng phải tiến hành đúng nội dung, quy trình thẩm định .Không chỉ dựa vào các thông tin do khách hàng cung cấp mà còn phải thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác như từ những người xung quanh, từ đồng nghiệp, lãnh đạo…. Từ đó tiến hành kiểm tra thẩm vấn khách hàng để thẩm định tư cách khách hàng trên cơ sở đó quyết định cho vay hay không cho vay (một trong các yếu tố quyết định đến hồ sơ vay vốn của khách hàng có được duyệt hay không). Cán bộ tín dụng chỉ coi trọng tài sản đảm bảo mà coi nhẹ tính khả thi của dự án nhằm đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng cũng là một vấn đề cần xem xét để loại bỏ. Đây là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng công tác tín dụng của bất kỳ một tổ chức tín dụng nào.
Về nguyên tắc khi đi vay các hộ phải tự lập phương án sản xuất không được nhờ cán bộ tín dụng làm hộ tránh tình trạng cán bộ tín dụng vừa là người thổi còi vừa là người đá bóng. Do trình độ, hiểu biết về lĩnh vực còn hạn chế nên hầu hết khách hàng khi xin vay đều không tự lập đượcphương án nên rất cần sự hướng dẫn của cán bộ tín dụng. Chính vì vậy, cán bộ tín dụng phải là người am hiểu, có trình độ chuyên môn sâu, nắm bắt được thông tin về pháp luật, kinh tế xã hội có cơ sở kinh tế lý luận thực tiễn để tư vấn cho khách hàng khi họ đến vay vốn để họ biết cách sử dụng vốn cho hợp lý tạo thu nhập cao, tránh tình trạng vay về đầu tư không đúng mục đích dẫn đến mất vốn không trả được nợ vay ngân hàng , mất tài sản đảm bảo. Có nhiều trường hợp đã bị rơi vào tình trạng như vậy do đó quỹ nên đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn hoạt động cho vay để rút ra những giải pháp cho vay hợp lý, tránh tình trạng nợ quá hạn.
Từ việc thẩm định dự án vay vốn của các khách hàng cán bộ tín dụng phải tìm ra các nhân tố ảnh hưởng tới tính khả thi và xác định khả năng trả nợ của khách hàng để từ đó đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay. Như
vậy việc thẩm định phải xem xét toàn diện các nhân tố ảnh hưởng tới dự án chứ không đơn thuần dừng lại ở việc tính toán lỗ lãi trên phương diện số liệu.
Việc đầu tiên của cán bộ tín dụng khi có khách hàng đến xin vay là phải thẩm định tư cách đạo đức của họ để tránh tình trạng nợ khó đòi do ý thức của khách hàng. Đạo đức của con người xây dựng nên uy tín của họ đối với người khác ,cũng như vậy uy tín vay mượn của khách hàng trong quá khứ với quỹ và các tổ chức tín dụng khác là vấn đề đòi hỏi cán bộ tín dụng phải nắm bắt được.Bên cạnh đó cán bộ tín dụng cũng nên có hướng dẫn một số các định mức kinh tế kỹ thuật chủ yếu bởi vì chúng là cơ sở khoa học để cán bộ tín dụng tính toán đến chi phí. Phải thường xuyên kiểm tra việc sư dụng vốn vay để phát hiẹn kịp thời dấu hiệu rủi ro nhằm hạn chế rủi ro đó.
Tóm lại công tác thẩm định là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới công tác tín dụng và chất lượng của hoạt động cho vay. Nó là bước tiền đề cho quyết định cho vay hay không cho vay của cán bộ tín dụng cũng như của lãnh đạo. Trong các năm hoạt dộng tiếp theo Ngân hàng hợp tác xã Bắc Ninh nên tiếp tục cải thiện công tác thẩm định để chất lượng hoạt động của công tác cho vay vốn được tốt hơn.