PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Một là, tình hình hoạt động cho vay ngoài hệ thống của Ngân hàng hợp tác chi nhánh Bắc Ninh thời gian qua như thế nào?
Hai là, thực trạng chất lượng tín dụng cho vay ngoài hệ thống của Ngân hàng hợp tác chi nhánh Bắc Ninh thời gian ra sao?
Ba là, Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cho vay ngoài hệ thống của Ngân hàng hợp tác chi nhánh Bắc Ninh?
Bốn là, các giải pháp nào để nâng cao chất lượng tín dụng hoạt động cho vay ngoài hệ thống tại Ngân hàng hợp tác chi nhánh Bắc Ninh?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp:
Nội dung của phương pháp này là thu thập các tài liệu, thông tin có sẵn trong tạp chí, sách báo, các báo cáo khoa học, hoặc có thể qua điều tra thực tế để phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Trong đề tài, chúng tôi đã thu thập số liệu có sẵn từ: Sách báo, tạp chí, báo cáo tốt nghiệp và các sách báo có liên quan tại phòng tư liệu khoa QTKD; các số liệu từ phòng tổ chức, phòng tín dụng, phòng kế toán các thông tin về lao động, kết quả sản xuất kinh doanh, kế hoạch của ngân hàng.
- Thu thập số liệu sơ cấp:
Số liệu sơ cấp được thực hiện bởi điều tra các đối tượng nhân viên và khách hàng đi vay thuộc đối tượng ngoài hệ thống.
- Phương pháp điều tra: Điều tra bằng phương khảo sát bằng phiếu điều tra, các nội dung điều tra được thiết kế trong bảng câu hỏi chuẩn bị sẵn.
Về cỡ mẫu: Tổng số cán bộ tại ngân hàng là: 169 người. Dùng công thức Slovin N
n
Trong nó: n là số lượng mẫu cần lấy, N là số lượng của tổng thể, e là sai số cho phép.
Với e = 0.05 thì n= (người)
Tương tự, nhóm khách hàng cá nhân hiện tại ngân hàng có: 68.305 khách hàng cá nhân và hộ gia đình. Áp dụng công thức Slovin với e = 0.05, ta
sẽ có n= (người).
Như vậy, luận văn sẽ điều tra 120 cán bộ ngân hàng và 400 khách hàng theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.
Nội dung phiếu điều tra: Phiếu điều tra sẽ được chia thành hai phần chính: - Phần I: Thông tin cá nhân của người tham gia trả lời bảng câu hỏi điều tra như: tên tuổi, giới tính, vị trí công tác, số năm kinh nghiệm...
- Phần II: các câu hỏi điều tra cụ thể được chọn lọc từ phần vấn đề cần giải quyết.
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
Trên cơ sở số liệu đã thu thập được, tiến hành tổng hợp số liệu và xử lý thông tin bằng phần mềm Excel, phân tích đánh giá bằng phương pháp phân tổ thống kê.
2.2.3. Phương pháp phân tích
2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này được áp dụng nhằm mô tả các hoạt động và các chỉ tiêu phản ánh thực trạng tại địa bàn nghiên cứu, thông qua đó đánh giá được mức độ của các hoạt động cần nghiên cứu, từ đó làm căn cứ để phát hiện được xu hướng và nguyên nhân của các vấn đề phát sinh cần giải quyết để đạt được mục đích nghiên cứu. Tác giả thực hiện thống kê các số liệu phản ánh về tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn, tài sản bảo đảm tiền vay... ngoài hệ thống tại Ngân hàng hợp tác chi nhánh Bắc Ninh.
2.2.3.2.Phương pháp so sánh
Sử dụng phương pháp này để đối chiếu các chỉ tiêu đã được lượng hóa có cùng nội dung, tính chất để đánh giá mức biến động và xu hướng biến động của nó trên cơ sở đánh giá thông qua tính toán các tỷ số, so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau ở các thời gian khác nhau. Từ đó, tác giả chỉ ra các mặt ổn định hay không ổn định, phát triển hay không phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả để tìm ra giải pháp tối ưu cho mỗi vấn đề.
Phương pháp so sánh được sử dụng trong luận văn để đánh giá sự biến động các chỉ tiêu liên quan đến cho vay, thu nợ, dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn... ngoài hệ thống tại Ngân hàng hợp tác Chi nhánh Bắc Ninh trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng cho vay ngoài hệ thống
- Doanh số cho vay và tốc độ tăng doanh số cho vay
Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng đã cho khách hàng vay trong một khoảng thời gian nhất định thường là một năm. Doanh số cho vay ngày càng lớn, tốc độ tăng ngày càng cao cho thấy khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng thương mại.
Tốc độ tăng doanh số = Doanh số cho vay kỳ này
x100 Doanh số cho vay kỳ trước
- Dư nợ cho vay và tốc độ tăng dư nợ cho vay
Dư nợ cho vaylà số tiền mà khách hàng còn dư nợ ngân hàng tại một thời điểm nhất định, cho thấy lượng tiền mà ngân hàng chưa thu hồi được. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay qua các năm được xác định theo công thức:
Tốc độ tăng dư nợ cho vay =
Dư nợ cho vay kỳ này
x100 Dư nợ cho vay kỳ trước
Các chỉ tiêu này tăng cho thấy mức độ mở rộng tín dụng cho vay ngoài hệ thống tăng.
- Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu cho vay ngoài hệ thống
Nợ quá hạn là khoản nợ đến thời điểm hoàn trả của khách hàng mà ngân hàng vẫn chưa thu hồi được.
Tỷ lệ nợ quá
hạn =
Nợ quá hạn
x100 Tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ xấu = Tổng nợ xấu Tổng dư nợ x100
Nếu tỉ lệ nợ quá hạn và nợ xấu vượt quá giới hạn cho phép phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng còn yếu kém, chứa đựng nhiều rủi ro và ngược lại tỷ lệ nợ quá hạn thấp và được kiểm soát phản ánh chất lượng các khoản vay của ngân hàng được coi là tốt
- Hệ số thu nợ
Hệ số thu nợ phản ánh công tác thu nợ của cán bộ tín dụng ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng trả nợ của khách hàng. Hệ số này càng lớn cho thấy khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, tạo ra lợi nhuận nên việc trả nợ được thực hiện tốt hơn và công tác thu nợ của cán bộ tín dụng được trôi chảy hơn.
Hệ số thu nợ = Doanh số thu nợ/Doanh số cho vay
- Mức sinh lời (Lợi nhuận)
Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động cho vay được tính bằng công thức:
Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng
x 100% Dư nợ cho vay
Chỉ tiêu này cho biết, từ một đồng đi vay thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì càng có lợi cho Ngân hàng.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CHO VAY NGOÀI HỆ THỐNG TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC CHI NHÁNH BẮC NINH