Vai trò và ý nghĩa của quản lý nhà nước về Di tắch lịch sử-văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DI TÍCH LỊCH sử văn hóa TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐỒNG hới, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 43 - 45)

1.3.1. Vai trò quản lý nhà nước đối với Di tắch lịch sử - văn hóa

Công tác quản lý nhà nước về di tắch có vai trò rất quan trọng là giúp cơ quan quản lý nhà nước chuyên môn nắm được diễn biến tình hình về di tắch như việc kiểm kê, thống kê số lượng,thực trạng công tác bảo tồn,trùng tu,tôn tạo....V́ vậy có thẻ thấy công tác quản lư nhà nước về di tắch góp phần cho sự hiện diện của nhà nước vào lĩnh vực di tắch, đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước, đồng thời giữ gìn và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, góp phần ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Ở nước ta, các di tắch lịch sử gắn bó mật thiết với hoạt động du lịch. Có thể xem di tắch, danh thắng là cơ sở, là nguồn lực để phát triển du lịch. Các lễ hội lớn tại các địa điểm di tắch, danh thắng thường thu hút lượng khách lớn tham quan thưởng ngoạn, lễ bái, hay cầu phúc, cầu tài lộc, cầu tựẦBởi lẽ di sản văn hóa vật thể luôn luôn chứa đựng trong mình những giá trị vô hình, nơi con người gửi gắm đức tin và tôn thờ một đấng thiêng liêng nào đó, là không gian văn hóa cho nhân dân trong những ngày lễ hội truyền thống, lễ hội tôn giáo. Những di tắch lịch sử cách mạng là nơi hướng mọi người tìm về cội nguồn, tìm về với quá khứ hào hùng của dân tộc, cũng là nơi giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Đối với di sản văn hóa phi vật thể thì tự thân nó đã mang trong mình những thông điệp của quá khứ và khi tham gia vào đời sống văn hóa hiện đại sẽ làm cho văn hóa của mỗi dân tộc không bị tách rời khỏi truyền thống, nó giữ lại những giá trị tự thân, đồng thời tạo nên những giá trị bên trong của cốt cách, bản lĩnh, năng lực của mỗi dân tộc. Những hệ giá trị này có tắnh ổn định rất lớn và có tắnh bền vững tương đối, có sức mạnh to lớn đối với cộng đồngẦ Và cũng vì thế, các di tắch, danh thắng luôn được xem là nguồn tài nguyên du lịch.

1.3.2. Ý nghĩa

Di tắch là những bằng chứng vật chứng có ý nghĩa quan trọng, minh chứng về lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc.

mất tài sản vật chất mà là mất đi những giá trị tinh thần to lớn không gì bù đắp nổi. Đồng thời di tắch là cơ sở, là nguồn lực để phát triển du lịch và còn mang ý nghĩa là nguồn lực cho phát triển mộtỢ nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc đân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn dân chủ, tiến bộ.

Kết luận Chương 1

Chương 1 đã hệ thống hóa và khái quát những quan niệm cơ bản về DSVH, DSVH vật thể và phi vật thể; làm rõ khái niệm về di tắch; khái niệm DTLS - VH. Đồng thời luận văn cũng đi sâu phân tắch khái niệm quản lý nhà nước và quản lý nhà nước về DTLS - VH, trình bày các nội dung quản lý nhà nước về lịch sử - văn hóa. Trên cơ sở phân tắch mối quan hệ biện chứng giữa di sản văn hóa nói chung và di tắch lịch sử văn hóa nói riêng làm cơ sở lý luận, là khung lý thuyết để tác giả thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu ở những chương tiếp theo. Đồng thời, việc làm rõ vai trò và ý nghĩa của quản lý nhà nước về di tắch lịch sử văn hóa, có vai trò lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, góp phần phát triển du lịch là mũi nhọn và gìn giữ được giá trị của DTLS-VH đối với đời sống xã hội cũng như sự quan tâm của Đảng, Nhà nước ta đối với việc bảo tồn di tắch của địa phương.

Chương này cũng đề cập đến việc nghiên cứu kinh nghiệm của các nước như Nhật Bản và Trung Quốc, Cộng ḥa Liên bang Đức... là những nước có số lượng di tắch lớn, có kinh nghiệm xây dựng chắnh sách, giải pháp để bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tắch nhằm vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm hay trong công tác quản lý, xây dựng và ban hành một số chắnh sách giải pháp nhằm bảo tồn, tôn tạo và nâng cao hiệu quả khai thác di tắch trên địa bàn, góp phần tăng cường chất lượng, hiệu quả hoạt động QLNN về DTLS-VH của thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DI TÍCH LỊCH sử văn hóa TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐỒNG hới, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)