Chú trọng công tác quy hoạch; ban hành, phổ biến và tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DI TÍCH LỊCH sử văn hóa TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐỒNG hới, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 79 - 86)

3.2. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về di sản văn hóa trên địa bàn thành

3.2.1. Chú trọng công tác quy hoạch; ban hành, phổ biến và tổ chức thực hiện

hiện văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bảo vệ, phát huy giá trị các di tắch lịch sử văn hóa

Thủ tướng Chắnh phủ đã ban hành Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh đến năm 2020 là cơ sở để tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với các di tắch. Bản quy hoạch hệ thống là cơ sở pháp lý và khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các ngành và của tỉnh, của thành phố hiện nay. Theo chiều ngược lại thì trong việc quy hoạch phát triển kinh tế -xã hội của thành phố và của toàn tỉnh

cũng căn cứ vào bản quy hoạch hệ thống di tắch để có những phương án hợp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ, giữ gìn các DSVH nói chung, các di tắch lịch sử - văn hóa trên địa bàn thành phố nói riêng.

Ở thành phố Đồng Hới đã kết hợp quy hoạch bảo tồn, phát huy giá trị DTLS - VH của tỉnh Quảng Bình, lòng ghép vào các quy hoạch như: Quy hoạch phát triển ngành Văn hóa tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố giai đoạn 2020 và phương hướng, tầm nhìn đến 2030 và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Việc quy hoạch này là một đòi hỏi cần thiết và cấp bách trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong những năm sắp tới và là cơ sở cho việc quản lý Nhà nước về văn hóa nói chung của tỉnh, DTLS - VH nói riêng của thành phố cũng như là cơ sở quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội thành phố, nhất là phát triển du lịch trong thời gian tới.

Tuy số lượng không nhiều song di tắch ở thành phố Đồng Hới hội đủ cả 4 loại hình di tắch: Di tắch lịch sử, văn hóa; di tắch khảo cổ; di tắch kiến trúc, nghệ thuật; và di tắch danh thắng. Đặc biệt, các di tắch lịch sử tuy không nhiều nhưng có nhiều nét đắc sắc, quy mô, xen kẽ các loại hình di tắch. Hệ thống di tắch thành phố được kết nối liên hoàn với hai tuyến đường: Con đường Hồ Chắ Minh và Quốc lộ 1 A, với địa thế bên dòng sông Nhật Lệ, gần khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng. Với điều kiện khá thuận lợi nêu trên, có thể liên kết tour du lịch và phát triển di tắch ở cụm 4 theo quy hoạch tổng thể của tỉnh như chương 2 đã trình bày.

Vì vậy, công tác quy hoạch có thể chú trọng vào những vấn đề sau:

Một là, quy hoạch bảo tồn, tôn tạo di tắch phải nằm trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và phải mang tắnh thống nhất, đồng bộ.

Hai là, khi xây dựng các quy hoạch phát triển thành phố, quy hoạch phát triển đô thị phải nằm trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phải phối hợp với ngành Văn hóa, Thể thao, ngành Du lịch để xác định cụ thể nội dung bảo tồn, tôn tạo và khai thác các di tắch thuộc phạm vi của quy hoạch.

hoạch xác định được phạm vi cần bảo tồn của di tắch, các công trình dự kiến xây mới không được ảnh hưởng tới di tắch, lấy di tắch làm đối tượng để khai thác phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tránh phải điều chỉnh lại quy hoạch vì lý do có ảnh hưởng đến di tắch tỉnh, gây lãng phắ, tốn kém.

Ba là, phối hợp xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố với kế hoạch đầu tư bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tắch lịch sử văn hóa. Sự phối hợp kế hoạch giữa các ngành, địa phương với kế hoạch bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tắch của tỉnh được xác định trong kế hoạch dài hạn, thường là kế hoạch 5 năm.

Vắ dụ: ngành Văn hóa, Thể thao và ngành Du lịch xây dựng kế hoạch phát triển các tuyến tham quan du lịch, thành phố xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế ở những nơi có di tắch, thì ngành Văn hóa, Thể thao cần xây dựng kế hoạch ưu tiên đầu tư bảo tồn, tôn tạo và khai thác các di tắch đó. Có như vậy mới tạo được sự đầu tư đồng bộ, hiệu quả đầu tư và hiệu quả khai thác di tắch sẽ cao. Trên thực tế, việc phối hợp này cũng gặp nhiều khó khăn vì mục tiêu khi xây dựng kế hoạch của các ngành và thành phố thường có sự chênh nhau. Tuy nhiên, cần lấy di tắch là một nguồn lực phát triển cho ngành, cho thành phố thì việc phối hợp này là hết sức cần thiết.

Bốn là, lồng ghép các dự án đầu tư bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tắch với các dự án đầu tư phát triển du lịch, phát triển giao thông, độ thị và các dự án khác phục vụ cho khách tham quan di tắch.

Trong điều kiện nguồn lực có hạn, sự phối hợp đầu tư các dự án để tạo hiệu quả đầu tư cao là vấn đề hết sức cần thiết. Nhà nước đầu tư cho bảo tồn di tắch, đầu tư cho phát triển du lịch, giao thông, đô thịẦ nên việc phối hợp đầu tư đồng bộ các dự án có ý nghĩa rất quan trọng, với một lượng vốn nhỏ có thể tạo được một sản phẩm hoàn chỉnh sau đầu tư, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và việc khai thác các dự án sau đầu tư sẽ đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

3.2.2. Kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức làm công tác quản lý về Di tắch lịch sử - văn hóa

* Về kiện toàn tổ chức bộ máy

Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua năm 2001, các tỉnh, thành phố đã và đang tiến hành kiểm kê, xếp hạng và đề nghị xếp hạng di tắch các cấp nên số lượng di tắch được xếp hạng tăng nhanh, trong đó có các di tắch trên địan bàn thành phố Đồng Hới. Mô hình tổ chức quản lý di tắch ở các tỉnh, thành phố, cấp huyện, thành phố cũng có sự điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp. Xuất phát từ tình hình thực tiễn, đặc điểm hoạt động của bộ máy quản lý di tắch nêu trên, xin nêu một số giải pháp như sau:

Trước hết, giữ nguyên mô hình quản lý như hiện có, nhất là hệ thống quản lý nhà nước ở các cấp; cũng cố và kiện toàn Ban quản lý di tắch trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao đủ mạnh, sắp xếp, thành lập BQL di tắch cho các di tắch được công nhận, nhất là các di tắch lớn mang giá trị du lịch, lịch sử.

Trên cơ sở Ban quản lý di tắch, thành lập thêm các Ban quản lý di tắch theo được phân hạng gọi là BQL di tắch do chắnh quyền địa phương quản lý nhà nước và Ban quản lý di tắch tỉnh quản lý chuyên môn. Các Ban quản lý di tắch này vừa làm chức năng tham mưu cho Ban quản lý di tắch tỉnh trong việc lập hồ sơ di tắch, quản lý di tắch và trực tiếp tổ chức khai thác di tắch (hướng dẫn tham quan, bán vé tham quan...).

Ban quản lý di tắch địa phương là đơn vị trực thuộc địa phương, vừa chịu sư quản lý nhà nước của UBND các cấp, vừa chịu trách nhiệm tham mưu cho các cấp quản lý nhà nước về di tắch và chịu sự chỉ đạo của BQL di tắch tỉnh, các cấp mà ban trực thuộc. Các cấp mà Ban quản lý di tắch trực thuộc theo hai tuyến: các cấp chắnh quyền từ Trung ương đến địa phương và cơ quan quản lý về chuyên môn bảo tồn bảo tàng cấp trên.

Mối quan hệ giữa Ban quản lý di tắch tỉnh với UBND thành phố, phường, xã là mối quan hệ cấp trên và cấp dưới; quan hệ lãnh đạo và bị lãnh đạo; quan hệ giữa người quản lý và người bị quản lý nên Ban quản lý di tắch và UBND phải thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho các cấp, chịu sự quản lý nhà nước về di tắch do mình phụ trách và thực hiện các quyết định của các cấp đó. Nếu không có mối quan hệ này, các ban quản lý di tắch sẽ lúng túng, khó khăn trong việc xử lý các vấn đề nảy sinh

trong quá trình quản lý, mặt khác, cơ quan cấp trên cũng kịp thời ra các quyết định quản lý đúng để điều chỉnh các vấn đề quản lý di tắch do Ban quản lý di tắch đề xuất.

Thứ hai, thực hiện giao quyền quản lý và khai thác cho các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư vốn trong bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tắch, danh thắng, Trong đó Nhà nước thống nhất toàn quyền quản lý về mặt Nhà nước theo luật định.Những di tắch lịch sử văn hóa có khả năng khai thác du lịch, đòi hỏi phải đầu tư nhiều kinh phắ, ngân sách... cho phép các doanh nghiệp với tư cách cổ phần 100% vốn doanh nghiệp tư nhân hoặc cổ phần theo hình thức cổ đông tham gia đầu tư khai thác du lịch, Nhà nước thống nhất quản lý theo luật định, nhất là quản lý khâu quy hoạch, dự án trùng tu, tôn tạo và nội dung, hình thức khai thác của các doanh nghiệp.

Thứ ba, thực hiện từng bước phân cấp quản lý di tắch.

Để tăng trách nhiệm của các cấp chắnh quyền cũng như tranh thủ sự ủng hộ, hưởng ứng của toàn xã hội, nhiệm vụ đặt ra là phải mạnh dạn phân cấp di tắch, đó là thực hiện một phần phân cấp quản lý cho các ban quản lý di tắch do các địa phương cử hoặc do cộng đồng bầu ra (hình thức tập thể quản lý và chủ sở hữu di tắch đối với các di tắch thuộc tắn ngưỡng, tôn giáo đã phân cấp cho địa phương quản lý), hướng phân cấp như sau:

- Tỉnh tập trung quản lý một số di tắch có giá trị khoa học và lịch sử lớn mang tầm quốc gia và khu vực như: Các di tắch thuộc đường Hồ Chắ Minh, di tắch khảo cổ Bàu Tró, Lũy Đào Duy Từ...

- Phân cấp cho thành phố quản lý các di tắch quốc gia còn lại và các di tắch do Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định công nhận trên địa bàn thành phố Đồng Hới.

- Phân cấp cho phường, xã quản lý các di tắch thuộc địa bàn cơ sở mình (trừ các di tắch cấp Quốc gia, một số di tắch cấp tỉnh).

Ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, trong đề án bảo tồn, tôn tạo và phát huy tác dụng của di tắch, danh thắng đến 2020 của tỉnh đã mạnh dạn phân cấp những di tắch thuộc tắn ngưỡng, tôn giáo thành phố và phường quản lý tuy nhiên không vì thế mà buông lỏng vai trò quản lý của Nhà nýớc; trong định hướng phát

triển kinh tế - văn hóa của thành phố đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 đã xây dựng kế hoạch trung tu, tôn tạo một số di tắch trọng điểm. Đây có thể coi là giải pháp vừa mang tắnh chủ động trong tự quản cũng như trong thực hiện phương châm xã hội hóa trong trùng tu, tôn tạo và phát huy tác dụng của di tắch.

* Về công tác quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý về Di tắch lịch sử - văn hóa.

Con người là yếu tố quyết định cho mọi vấn đề thành bại của công tác quản lý. Để công tác quản lý di tắch đạt hiệu quả, bảo tồn và phát huy được giá trị của các di tắch thì vai trò của nguồn nhân lực có vị trắ rất quan trọng. Vì vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức làm công tác quản lý là nhu cầu cần thiết. Qua thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý di tắch được đề cập ở chương 2, chúng ta có thể khẳng định là đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ quản lý di tắch của thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình hiện nay có chuyên môn ngành khoa học xã hội tuy nhiên chuyên môn về quản lý di tắch còn hạn chế. Hầu hết, các cán bộ quản lý vừa làm, vừa học hỏi để tắch lũy kinh nghiệm. Do vậy, để công tác quản lý đạt hiệu quả cao, cần có chắnh sách đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ công chức trong lĩnh vực quản lý DSVH nói chung và DTLS - VH nói riêng như:

Thứ nhất, tăng cường tuyển chọn, đào tạo, đào tạo lại về chuyên môn để tiêu chuẩn hóa cán bộ quản lý di tắch, nhất là ở các di tắch quốc gia đặc biệt và di tắch cấp tỉnh nhằm đáp ứng được yêu cầu bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tắch trong giai đoạn phát triển mới. Nếu không tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ, công nhân chuyên làm nhiệm vụ bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tắch thì không thể đáp ứng được nhiệm vụ quản lý hệ thống di tắch hiện có với số lượng ngày càng nhiều cũng như yêu cầu ngày càng cao về khoa học bảo tồn và phát huy các giá trị của di tắch, như: có thể mở rộng quy mô đào tạo cán bộ chuyên môn bảo tồn bảo tàng, tuyển chọn những sinh viên có chuyên môn, có trình độ đại học về bảo tồn bảo tàng. Chọn lựa những cán bộ chuyên môn có năng lực gửi đi đào tạo ở trong nước và cả nước ngoài nhằm xây dựng được đội ngũ chuyên gia giỏi trong lĩnh vực bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tắch.

Đối với những người làm công tác quản lý di tắch bất kể học các ngành sử học, ngành văn, Hán nôm, dân tộc học, mỹ thuậtẦ phải được bồi dưỡng các kiến thức cơ bản về bảo tàng học, Luật Di sản văn hóa, Luật Du lịchẦ các chắnh sách chế độ của Nhà nước đối với di tắch, lý luận và kỹ thuật bảo tồn, tôn tạo di tắch. Đối với những ngời trực tiếp làm nhiệm vụ bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tắch, là chuyên gia các ngành kiến trúc, xây dựng, kinh tế Ầ cần được trang bị thêm các kiến thức cơ bản về lịch sử, văn hóa, bảo tàng học, kiến trúc cổ, nguyên tắc và kỹ thuật tu bổ và tôn tạo, khai thác di tắch, xây dựng dự án đầu tư di tắch.

Thứ hai, cần đa dạng hình thức đào tạo, bồi dưỡng để tạo ra được nhiều chuyên gia giỏi, kỹ thuật tu bổ di tắch truyền thống bị mai một, như:

- Mời chuyên gia giỏi hàng năm tập huấn, bồi dưỡng kỹ thuật, kinh nghiệm cho những người làm công tác bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tắch; tập huấn đối với các trưởng Ban quản lý di tắch địa phương về chuyên môn, Luật Di sản văn hóa và những yêu cầu về quản lý, thực hiện hoạt động bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tắch.

- Tăng cường hình thức đào tạo lại, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ ngắn hạn từ 03 - 06 tháng hoặc hình thức tập huấn nghiệp vụ. Hình thức này giúp cho cán bộ có thực tiễn, tiếp thu và vận dụng nhanh kiến thức học được vào công việc cụ thể của mình. Đồng thời cũng tiết kiệm được kinh phắ đào tạo do mở lớp, tiền ăn, nghỉ, tiền đi thực tế và tận dụng được thời gian làm việc của người lao động tại di tắch. Đây là hình thức đào tạo, bồi dưỡng có ý nghĩa thiết thực nhất hiện nay.

Thứ ba, tăng cường công tác bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại các di tắch du lịch, như: chuyên môn về lịch sử, văn hóa, quản lý văn hóa, di sản văn hóa; nghiệp vụ kỹ năng giao tiếp, thuyết minh, ứng xử; tình hình địa lý, kinh tế, chắnh trị xã hội...; Tổ chức các cuộc thi hướng dẫn viên du

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DI TÍCH LỊCH sử văn hóa TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐỒNG hới, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 79 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)