Khái niệm và đặc điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DI TÍCH LỊCH sử văn hóa TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐỒNG hới, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 27 - 33)

1.2. Quản lý nhà nước về Di tắch lịch sử-văn hóa

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm

1.2.1.1. Khái niệm và đặc điểm quản lý nhà nước

Quản lý là chức năng nhằm bảo vệ và duy trì các cơ cấu xác định của một tổ chức, đồng thời duy trì chế độ hoạt động thực hiện một công trình và một mục tiêu của hoạt động đã được ý thức hóa của một tập đoàn người, của một tổ chức xã hội hay một cá nhân nào đó với tư cách là một chủ thể của hoạt động quản lý. Hiểu theo nghĩa thông thường thì quản lý là hoạt động nhằm tác động một cách có tổ chức và định hướng của chủ thể quản lý vào một đối tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của con người nhằm duy trì, ổn định và phát triển của đối tượng theo những mục tiêu đã định. Căn cứ vào quy mô và tắnh chất, có thể chia thành: Quản lý vĩ mô và quản lý vi mô. Quản lý vĩ mô là bao gồm hoạt động quản lý nhà nước nói chung về lĩnh vực, ngành, nghề trong xã hội. Hình thức này là sự tác động mang tắnh chất quyền lực nhà nước, theo hướng điều tiết và định hướng các nhiệm vụ cơ bản. Quản lý vi mô là những tổ chức cụ thể như một doanh nghiệp, một trường học, một cơ quan nghiên cứu, một nhà hát, một bảo tàng...hình thức này đi sâu vào mục tiêu, nhiệm vụ và môi trường đặc thù của từng tổ chức cụ thể.

Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức chỉ đạo và điều hành thực hiện kết hợp với thanh tra, kiểm tra bằng quyền lực nhà nước đối với các lĩnh vực trong xã hội, do các cơ quan trong bộ máy nhà nước tiến hành trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của nhà nước, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi của công dân. Bản chất của quản lý nhà nước là quyền lực nhà nước. ỔỔQuyền lực nhà nước được ghi nhận, cũng cố

bằng pháp luật và được thực thi bởi bộ máy nhà nước với cơ sở vật chất, tài chắnh to lớn, bằng phương pháp thuyết phục và cưỡng chếỢ.

Quản lý nhà nước được thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước. Quản lý Nhà nước là dạng quản lý xã hội thực thi quyền lực nhà nước, dạng quản lý này được thực hiện trong các cơ quan nhà nước.

Điều 12, Hiến pháp 199 sửa đổi ,bổ sung 2011;Ợ Nhà nước quản lý xã hội theo pháp luật, không ngừng tăng cường pháp luật xã hội chủ nghĩaỢ. Như vậy pháp luật là công cụ để nhà nước thực hiện việc quản lý xã hội, không ngừng nghiên cứu, xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm nâng cao vai trò quản lý của nhà nước. Quản lý nhà nước góp phần quan trọng trong việc đảm bảo mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế xã hộiỢ bằng pháp luật, nhà nước có thể trao quyền cho các tổ chức hoặc cá nhân để họ thay mặt nhà nước tiến hành hoạt động quản lý nhà nướcỢ.

Như vậy, quản lý nhà nước là một phần không thể thiếu trong đời sống xã hội, quản lý nhà nước giúp cho sự hiện diện của nhà nước đến với mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, tăng cường pháp chế, ổn định tình hình kinh tế xã hội đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.

1.2.1.2. Khái niệm và đặc điểm quản lý nhà nước về Di tắch lịch sử - văn hóa

Trước hết ta hiểu, quản lý về văn hóa là một lĩnh vực cụ thể của khoa học quản lý, đây là sự quản lý của nhà nước đối với toàn bộ hoạt động văn hóa của quốc gia bằng quyền lực của nhà nước thông qua Hiến pháp, pháp luật và cơ chế chắnh sách nhằm đảm bảo sự phát triển của nền văn hóa dân tộc. Quản lý nhà nước về văn hóa mang tắnh đặc thù vì trước hết, hoạt động văn hóa là một hoạt động sáng tạo, các sản phẩm văn hóa mang giá trị lưu truyền từ đời này sang đời khác, làm phong phú cho cuộc sống con người. Hoạt động đó đòi hỏi phải có những không gian dành riêng, giúp cho sức tưởng tượng của chủ thể có khả năng sáng tạo theo khả năng của mình; đồng thời, hoạt động văn hóa là hoạt động tư tưởng, có khả năng gây hiệu ứng (tốt hoặc xấu) trong xã hội và còn là hoạt động kinh tế, một nội lực trực tiếp cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

trọng hình thành nên bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Nội dung quản lý văn hóa và quản lý DSVH có những điểm chung, nhưng có những đặc trưng riêng. Quản lý DSVH là một ngành khoa học. Trong xã hội hiện đại, khoa học quản lý cũng có vai trò đặc biệt vì nó giữ vị trắ định hướng cho sự phát triển; chỉ đạo điều hành thông qua các chế tài và giám sát, quản lý hoạt động của ngành hay lĩnh vực đó.

Thực tế ở nước ta cho thấy, quản lý DSVH là quá trình xuyên suốt trong đời sống xã hội ở tất các các cấp độ, các địa phương. Công tác này giúp cho đời sống văn hóa của xã hội có được nền tảng ổn định bền vững để tồn tại và phát triển. Di sản văn hóa là tài sản của quá khứ để lại, lưu giữ dấu ấn thời gian nhưng cũng trở thành đối tượng bị thời gian tàn phá cho nên chúng ta cần phải có những biện pháp bảo tồn thắch hợp để có thể gìn giữ lâu dài. Đồng thời phải làm cho các di sản đến từ quá khứ phải trở thành một hợp phần quan trọng của đời sống xã hội hiện đại. Tất cả những hoạt động đó được coi là những công việc thuộc về quản lý DSVH. Tuy nhiên, công tác quản lý DSVH không chỉ dừng lại ở việc bảo tồn những giá trị đặc sắc mà còn phải tiến hành những động thái tắch cực, phù hợp để bổ sung, nâng cao những giá trị đó phù hợp với yêu cầu của xã hội đương đại.

Quản lý Di tắch văn hóa về bản chất là sử dụng có hiệu quả các công cụ quản lý để tác động đến đối tượng bị quản lý để đạt được mục tiêu đặt ra là bảo vệ lâu dài các yếu tố gốc cấu thành giá trị DSVH và phát huy giá trị phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của các tầng lớp cư dân trong xã hội. Bàn về quản lý DSVH nhưng về cơ bản là quản lý các mặt hoạt động của con người có tác động theo cả hai chiều thuận và nghịch tới DSVH. Không thể bỏ qua các hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, tu bổ, tôn tạo, khai thác, sử dụng DSVH và phát triển kinh tế có liên quan đến di sản. Đối tượng của quản lý ở đây không chỉ là di sản mà còn bao gồm tất cả các hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn DSVH và cả những con người thực hiện các hoạt động đó. Vì vậy trong quản lý DSVH người ta luôn quan tâm đến vai trò và trách nhiệm xã hội của toàn thể cộng đồng. Hiệu quả của công tác quản lý phụ thuộc trước hết vào các loại công cụ quản

lý do các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa và những người hoạch định chắnh sách đặt ra và sử dụng trong hoạt động quản lý di sản. Có thể hiểu, công cụ quản lý là những cơ chế, chắnh sách, chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước đã được phát triển, cụ thể thể hóa vào hiến pháp, các văn bản quy phạm pháp luật, các chiến lược phát triển ngắn hạn và dài hạn, các quy hoạch, kế hoạch và dự án tu bổ, tôn tạo tác động trực tiếp tới di sản. Ngoài ra hiệu quả của công tác quản lý di sản còn phụ thuộc vào tắnh hoàn chỉnh của tổ chức bộ máy, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý di sản và đặc biệt là sự tự nguyện tham gia của đông đảo tầng lớp cư dân trong xã hội. Và cuối cùng, tiêu chắ đánh giá hiệu quả của quản lý DSVH chắnh là các mục tiêu quản lý có được thực thi trong đời sống xã hội hay không? Nghĩa là yếu tố gốc, các mặt giá trị nổi bật của di sản có được bảo vệ và phát huy cao nhất phục vụ thiết thực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam hay không. Quản lý nhà nước có thiết lập được sự cân bằng giữa bảo tồn và phát triển hay không?

Di tắch lịch sử - văn hóa là một bộ phận của DSVH vật thể, do vậy nội dung quản lý DTLS - VH cũng bám sát các nội dung của quản lý DSVH. Quản lý di tắch lịch sử - văn hóa là sự định hướng tạo điều kiện tổ chức, điều hành việc bảo vệ, gìn giữ các di tắch lịch sử văn hóa, làm cho các giá trị của di tắch được phát huy theo chiều hướng tắch cực và thực sự trở thành mục tiêu và động lực của phát triển. Di tắch phải hướng về cộng đồng và phục vụ sự phát triển cộng đồng, tạo động lực để thu hút sự tham gia của họ vào hoạt động bảo tồn DSVH. Các DTLS - VH cần được tôn trọng và bảo vệ trong mỗi quốc gia, mỗi địa phương vì đây là tài sản vô giá, là tài nguyên quan trọng trong phát triển kinh tế du lịch. Việc bảo vệ, khai thác, sử dụng có hiệu quả những di tắch có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục truyền thống, phục vụ cho nghiên cứu khoa học, tham quan du lịch, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ và văn hóa của cộng đồng.

Như vậy, về thực chất, việc quản lý di tắch nhằm hướng tới mục đắch chắnh:

Một là, bảo tồn, gìn giữ các di tắch chống lại sự tàn phá của thiên nhiên, con người.

Hai là, khai thác, phát huy có hiệu quả các di tắch phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội.

Vấn đề bảo tồn di sản, di tắch thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới. Có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra các quan điểm khác nhau nhưng tựu chung lại có quan điểm chắnh đó là: Quan điểm bảo tồn nguyên gốc; bảo tồn trên cơ sở sự kế thừa; bảo tồn - phát triển.

Theo quan điểm bảo tồn nguyên gốc, việc giữ gìn các di sản là đảm bảo giữ nguyên trạng như sự vốn có của nó về kắch thước, vị trắ, đường nét, màu sắc, kiểu dángẦ tránh tình trạng làm méo mó, biến dạng di sản. Quan điểm này được các nhà bảo tàng học ủng hộ, đặc biệt là nó phù hợp với việc bảo tồn các DSVH vật thể bao gồm các di tắch và các sưu tập hiện vật trong các bảo tàng. Tổ chức UNESCO cũng có nhiều văn bản, công ước đề cập tới tắnh nguyên gốc của di tắch chẳng hạn như Hiến chương Venice về Bảo tồn và Trùng tu di tắch (1964), Hiến chương Washington về bảo vệ thành phố và khu vực lịch sử (1987), Hiến chương Laussanne (1989)Ầ Về căn bản, đây là những lý thuyết về bảo tồn di tắch được hình thành và tuân thủ ở nhiều quốc gia nhất là các nước phương tây, cốt lõi của nó là lấy việc bảo tồn tắnh nguyên gốc làm nguyên tắc và mục tiêu cao nhấtẦ Trong khi đó những người theo quan điểm bảo tồn trên cơ sở kế thừa lại cho rằng di sản cần thực hiện nhiệm vụ lịch sử của mình ở một thời gian và không gian cụ thể. Khi DSVH ấy tồn tại trong một không gian và thời gian hiện tại, di sản cần phát huy giá trị văn hóa xã hội phù hợp với xã hội hiện nay và phải loại bỏ những gì không phù hợp với xã hội ấy. Các nhà nghiên cứu nhận thấy quan điểm này gặp khó khăn ở chỗ cái nào là cần kế thừa, phát huy, yếu tố nào là thứ yếu và cần loại bỏ.

Trong công tác quản lý nhà nước, chức năng tổ chức quản lý rất quan trọng, nhu cầu đặt ra cho công tác quản lý là việc tổ chức một bộ máy quản lý chặt chẽ thống nhất và đồng bộ, cơ cấu tổ chức phù hợp từ Trung ương đến cơ sở. Quản lý nhà nước về DTLS - VH cần giải quyết 3 vấn đề cơ bản:

- Công tác tổ chức chỉ đạo quản lý nhà nước về di tắch. - Công tác điều hành thực hiện quản lý nhà nước về di tắch. - Công tác thanh tra, kiểm tra quản lý nhà nước về di tắch.

các chắnh sách, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trên cơ sở các văn bản pháp luật, theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chắ Minh. Hướng dân công tác, cơ cấu, công việc, nhân sự, chiến lược phân cấp các cơ quan quản lý phân công phân nhiệm các cơ quan quản lý nhà nước về di tắch. Thiết kế và xây dựng được một cơ cấu tiên tiến và có hiệu quả. Công tác điều hành thực hiện chức năng quản lý nhà nước về di tắch do các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến cơ sở tiến hành, cùng các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.

- Công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý nhà nước về di tắch nhằm thực hiện chức năng kiểm tra, giám sắt nhà nước đối với di tắch.

- Công tác quản lý nhà nước về di tắch phải đảm bảo một chiến lược phát triển thắch hợp với tình hình thực tế và hướng tới tương lai, nhất là các nơi ở vùng sâu vùng xa có đời sống vật chất và đời sống văn hóa chưa tương xứng.

Việc phân cấp quản lý di tắch là một chủ trương đúng đắn, nhưng làm sao để phân cấp thực hiện tốt các chuẩn mực chung về khoa học bảo tồn di tắch vẫn được tuân thủ và giữ vững trong bối cảnh đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn của chúng ta vẫn còn thiếu ,cũng cần có một lộ trình qua nhiều năm với những tiêu chắ, điều kiện cụ thể cho việc phân cấp đi đôi với quy hoạch đào tạo cán bộ.

Ngày nay, công chúng có thể tiếp cận và hưởng thụ các giá trị văn hóa của nhiều quốc gia, nhiều dân tộc khác nhau vì vậy mà quan điểm bảo tồn - phát triển được nhiều học giả tán đồng. Các nhà nghiên cứu nhìn nhận DTLS - VH theo những cách tiếp cận mới mẻ, phong phú nhất là về vai trò, giá trị của DTLS - VH. Theo đó, DTLS - VH không còn được coi là sự vật của quá khứ với những giá trị và hình thái bất di bất dịch, có giá trị vĩnh viễn. Thay vào đó, DTLS - VH được nhìn nhận lại như một quá trình sáng tạo văn hóa trong những môi trường vận động thực tại. Và như vậy, DTLS - VH là sản phẩm của thực tại, được tạo ra bởi cảm nhận về các giá trị của quá khứ, dẫn đường bởi những mối quan tâm đến vai trò của quá khứ trong các mối lo toan về thực tại và tương lai. A.A Radughin - trong Văn hóa học, những bài giảng có viết: Xu hướng hiện đại của việc suy ngẫm lại vai trò và ý nghĩa của DTLS - VH là ở chỗ, không chỉ cố gắng giữ gìn di sản đó ở dạng ban đầu mà

còn cố gắng đưa một cách tắch cực di sản đó vào nền móng của đời sống xã hội. Phát huy giá trị của di tắch chắnh là sử dụng có hiệu quả các giá trị vốn có của di tắch (những giá trị mang tắnh tắch cực, có ắch cho thời đại) vào việc giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ và khoa học, coi đó như một nguồn lực để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và trên cơ sở đó tuyên truyền sâu rộng cho cộng đồng, nâng cao trách nhiệm bảo vệ DSVH của cộng đồng. Trong trường hợp nghiên cứu của luận án, đối tượng của hoạt động quản lý, bảo tồn là các di tắch lịch sử văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DI TÍCH LỊCH sử văn hóa TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐỒNG hới, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 27 - 33)