Quan điểm về bảo tồn, phát huy giá trị của di tắch lịch sử-văn hóa gắn vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DI TÍCH LỊCH sử văn hóa TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐỒNG hới, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 74 - 77)

gắn với sự phát triển kinh tế- xã hội của cộng đồng, địa phương

động đến cộng đồng, địa phương.

Trong quá trình quản lý, bảo vệ và phát huy di tắch, cùng với vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước, chúng ta thấy rõ vai trò rất quan trọng của cộng đồng cư dân địa phương cũng như người dân trong cả nước. Những đóng góp của cộng đồng vào việc trùng tu, tu bổ di tắch đã được thể hiện qua phân nghiên cứu thực trạng quản lý trên đây. Do vậy, quan điểm bảo tồn, phát huy giá trị di tắch cần gắn với cộng cồng, tôn trọng và đề cao vai trò của cộng đồng với tư cách là chủ thể sáng tạo văn hóa, chủ sở hữu di tắch, người hưởng thụ giá trị của di tắch lịch sử văn hóa, đóng vai trò chủ động trong việc quản lý các di tắch lịch sử văn hóa tại địa phương.

Thứ hai, DSVH nói chung, di tắch lịch sử văn hóa nói riêng có chức năng quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội.

Đây là các sản phẩm do con người tạo nên, hàm chứa những giá trị nhất định, có khả năng khai thác để phục vụ con người. Quan điểm di tắch là tiềm năng, là tài nguyên để phát triển du lịch, thu lợi nhuận đóng góp vào sự phát triển chung của toàn xã hội. Chúng ta vừa tiến hành bảo tồn, gìn giữ các di tắch đó, một mặt phục vụ cho đời sống tinh thần, văn hóa tâm linh của cộng đồng nhưng mặt khác cũng thu lợi nhuận, kinh tế từ các di tắch đó. Nhiều điểm di tắch khi đưa vào khai thác giá trị phục vụ du khách đã làm thay đổi bộ mặt đời sống kinh tế của người dân trong vùng, thúc đẩy nhiều hoạt động dịch vụ phát triển, nhất là phát triển du lịch - đây là ngành nghề được xem là định hướng phát triển kinh tế - xã hội mũi nhọn của tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay.

Thứ ba, bảo tồn, tôn tạo phải gắn với khai thác những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của di tắch, với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, sự phát triển của các ngành.

Mỗi di tắch bao giờ cũng chứa đựng giá trị văn hóa vật thể và giá trị văn hóa phi vật thể, do đó thực hiện việc bảo tồn di tắch chắnh là bảo tồn cả hai giá trị trên. Tuy nhiên, nếu hoạt động bảo tồn, tôn tạo tách rời với hoạt động khai thác các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của di tắch thì mục đắch của hoạt động bảo tồn là giữ gìn di tắch và giới thiệu các giá trị của di tắch sẽ không đạt được và thiếu điều

kiện để bảo tồn di tắch, hiệu quả kinh tế - xã hội trong bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tắch không cao. Thực tế cho thấy, nhiều di tắch sau khi đầu tư bảo tồn giá trị vật thể của di tắch, do không bảo tồn các giá trị phi vật thể và tổ chức khai thác tốt, khách tham quan sẽ đến di tắch rất ắt, thậm chắ họ chỉ đến một vài lần mà thôi vì ở đó chỉ có phần xác mà không có phần hồn của di tắch, nguồn thu của di tắch giảm dần, các sinh hoạt văn hóa truyền thống gắn với di tắch không được tổ chức nên sau một thời gian ngắn di tắch lại tiếp tục bị xuống cấp, hư hỏng, nguồn thu để tái đầu tư cho di tắch không có nên Nhà nước lại phải tiếp tục đầu tư. Đây là quan điểm định hướng quan trọng cho việc đầu tư bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tắch trong giai đoạn hiện nay.

Thứ tư, tạo lập sự hài hòa giữa phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa với việc bảo vệ di tắch; ngăn chặn tình trạng lấn chiếm đất đai và xây dựng các công trình không phù hợp trong các khu vực bảo vệ và vùng đệm của di tắch.

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đặt ra yêu cầu cần khai thác tối đa các nguồn lực trong nước cũng như các địa phương để phát triển nhanh nền kinh tế, trong đó khai thác tài nguyên là một tất yếu. Việc tổ chức khai thác tài nguyên ở những nơi có di tắch sẽ nảy sinh mâu thuẫn với việc bảo tồn di tắch cần có cách giải quyết phù hợp để có thể khai thác được tài nguyên nhưng vẫn bảo tồn đư- ợc di tắch. Quá trình đô thị hóa cũng tác động mạnh đến việc bảo vệ các di tắch ở các khu đô thị cổ và khu đô thị mới sẽ có những mâu thuẫn gay gắt, vì vậy vấn đề đặt ra là cần phải bảo tồn di tắch nhưng không gây trở ngại cho quá trình đô thị hóa. Đây là quan điểm xác lập sự hài hòa giữa bảo tồn di tắch với sự phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa và quản lý các công trình xây dựng trong các khu vực bảo vệ và vùng đệm của di tắch, ngăn chặn việc lấn chiếm đất đai của di tắch sẽ là cơ sở cho việc xây dựng các chắnh sách quản lý, các tiêu chắ khi xem xét đầu tư các dự án phát triển kinh tế, các công trình dân dụng ở khu vực có di tắch.

Thứ năm, bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tắch là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

gồm Nhà nước, nhân dân, các tổ chức và chủ sở hữu nên trách nhiệm bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tắch phải là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Tuy nhiên, di tắch lại là tài sản quốc gia nên Nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo. Trách nhiệm bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tắch được thể hiện trong việc tham gia quản lý, đóng góp kinh phắ, thực hiện các hoạt động bảo vệ, bảo tồn và khai thác di tắch. Nếu không xác định đúng trách nhiệm bảo tồn và khai thác di tắch là trách nhiệm của toàn xã hội thì Nhà nước dù có nguồn kinh phắ lớn đến đâu cũng không thể bảo vệ được di tắch. Mặt khác, nếu Nhà nước không giữ vai trò chủ đạo thì việc bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tắch sẽ gặp nhiều khó khăn khó tránh khỏi về nguồn vốn đầu tư, đào tạo cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ và quá trình bảo tồn di tắch cũng dễ dẫn đến việc làm sai lệch các giá trị vốn có của di tắch do không am hiểu khoa học bảo tồn hay nguồn kinh phắ không đủ để thực hiện yêu cầu bảo tồn di tắch đặt ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DI TÍCH LỊCH sử văn hóa TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐỒNG hới, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)