Tắch cực hợp tác quốc tế, huy động nguồn lực xã hội hóa tham gia bảo tồn,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DI TÍCH LỊCH sử văn hóa TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐỒNG hới, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 89 - 91)

3.2. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về di sản văn hóa trên địa bàn thành

3.2.5. Tắch cực hợp tác quốc tế, huy động nguồn lực xã hội hóa tham gia bảo tồn,

bảo tồn, trùng tu, tôn tạo các Di tắch lịch sử - văn hóa

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý di tắch cũng cần chú ý đến sự hợp tác quốc tế giữa các nước có liên quan đến sự phát triển của di tắch lịch sử văn hóa; sự phối hợp liên ngành, huy động nguồn lực của xã hội trong đó cần chú ý đến sự liên kết chặt chẽ giữa công tác quản lý di tắch với các đơn vị khai thác, sử dụng di tắch của tỉnh, của thành phố trong sự phát triển Kinh tế - Xã hội, đô thị hiện nay.

Các chắnh sách huy động nguồn lực xã hội hóa tham gia bảo tồn, trùng tu, tôn tạo DTLS - VH, cụ thể như:

Một là, tạo cơ chế phát huy tốt sự tham gia của cộng đồng với các cơ chế chắnh sách đúng thì chắnh cư dân ở đây là lực lượng quan trọng trong công tác bảo vệ và phát huy tác dụng của di tắch như: hình thành các sản phẩm dịch vụ du lịch tại các di tắch hoặc chuyển đổi cơ cấu sản xuất thông qua hoạt động du lịch....để công đồng cùng tham gia bảo vệ di tắch, đóng góp tiền của vào để trùng tu, tôn tạo những

di tắch mang tắnh chất sinh hoạt cộng đồng, tham quan du lịch.

Hai là, nâng cao nhận thức của cộng đồng về phát triển du lịch gắn với việc trùng tu, tôn tạo các di tắch, trong đó có di tắch lịch sử văn hóa và di tắch danh thắng. Mục tiêu của phát triển du lịch bền vững là đem lại lợi ắch cho cộng đồng và phát triển du lịch bền vững chỉ có thể thực hiện được khi có sự tham gia chủ động và tắch cực của cộng đồng. Chắnh vì thế Tổ chức Du lịch Thế giới cũng như UBND tỉnh, Thành phố Đồng Hới đã xác định: Phát triển du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu về hiện tại của du khách và người dân bản địa, trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch trong tương lai. Cho nên để đạt được những mục tiêu của phát triển du lịch bền vững thì vấn đề đầu tiên phải làm là nâng cao nhận thức của cộng đồng về phát triển du lịch, đảm bảo có sự tham gia, giám sát của cộng đồng trong quá trình phát triển, từ khi xây dựng quy hoạch, đến việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch trùng tu, tôn tạo, kế hoạch huy động vốn của nước ngoài, cùng như trong nước, của công đồng và các dự án phát triển di tắch, bởi chắnh cộng đồng dân cư địa phương hiểu hơn ai hết về môi trường nơi họ sinh sống. Nếu họ có tiếng nói trong việc thực hiện quy hoạch phát triển, thì chắnh họ sẽ là những người bảo vệ quyền lợi của mình và tránh được những xung đột đối với những người làm quy hoạch, kế hoạch trùng tu tôn tạo, đảm bảo cho việc bảo tồn, giữ được giá trị của di tắch, phát triển du lịch bền vững ngay chắnh trên quê hương họ.

Ba là, nguồn lực của các dự án đầu tư trùng tu, tôn tạo, khai thác tại các di tắch phải đảm bảo yêu cầu quy định cho phép, đảm bảo tắnh giá trị gốc của các di tắch sau khi được tôn tạo, trùng tu; đảm bảo được vệ sinh môi trường tại địa phương và đảm bảo lợi ắch của cộng đồng dân cư sống. Ô nhiễm môi trường di tắch sẽ ảnh h- ưởng trực tiếp đến việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và khách tham quan di tắch. Do đó, các dự án đầu tư khai thác di tắch ngoài việc phải xây dựng theo quy hoạch, quy chuẩn quy định còn được kiểm tra các giải pháp chống ô nhiễm môi trường khi đưa dự án vào hoạt động. Các giải pháp chủ yếu, cần thiết phải được đặt ra trong các dự án đầu tư khai thác di tắch là: xử lý tiếng ồn, rác thải, khu vực vệ sinh cho khách

tham quan, khói làm ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ sinh thái, nguồn nước sạch, vệ sinh thực phẩmẦ Nếu dự án đầu tư khai thác di tắch không đáp ứng được việc xử lý các vấn đề nêu trên sẽ không được xây dựng hoặc phải chấm dứt hoạt động.Ngoài ra, còn ưu tiên cộng đồng dân cư sống tại vùng có di tắch được đầu tư các công trình, các dịch vụ phục vụ cho khai thác di tắch, được hưởng lợi ắch từ di tắch do mình bảo vệ. Vì vậy, cần thiết khuyến khắch các thành phần kinh tế tham gia đầu tư các dự án khai thác di tắch có tác động trực tiếp đến lợi ắch của người dân sống tại vùng đệm và ưu tiên cộng đồng dân cư sống tại vùng đệm được đầu tư các công trình phục vụ cho khai thác di tắch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DI TÍCH LỊCH sử văn hóa TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐỒNG hới, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)