Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong công tác quản lý nhà nước về Di tắch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DI TÍCH LỊCH sử văn hóa TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐỒNG hới, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 72 - 77)

nước về Di tắch lịch sử - văn hóa

3.1.1. Quan điểm của Đảng về bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa

Quan điểm về bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa có vai trò rất quan trọng vì nó tạo tiền đề cho việc hoạch định các cơ chế, chắnh sách và ban hành các quyết định liên quan tới các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vì bản thân thế hệ chúng ta hôm nay, vì tổ tiên, cha ông và các bậc tiền bối, đồng thời còn vì các thế hệ mai sau. Do đó quan điểm đúng đắn về bảo tồn di sản văn hóa cũng sẽ có tác dụng tắch cực thúc đẩy quá trình phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.

Quan điểm này phải được thiết kế dựa trên cơ sở các quan điểm cơ bản chỉ đạo sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam đã được xác định rõ trong Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) của Đảng.

Nghị quyết đã khẳng định nhiệm vụ bảo tồn di sản văn hóa trong bối cảnh mới ở nước ta. ỘDi sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị văn hóa mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian) văn hóa cách mạng bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thểỢ.

Như vậy, quan điểm chỉ đạo phát triển văn hóa của Việt Nam là tương đối thống nhất với các quan điểm về chắnh sách văn hóa mà nhiều quốc gia khác cũng đang theo đuổi. Đó là: gắn văn hóa với hệ tư tưởng - chắnh trị; văn hóa thể hiện đặc trưng dân tộc; sản phẩm văn hóa là một loại hàng hóa.

Với nhận thức như trên, trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020, Bộ VHTT&DL đã nghiên cứu và vận dụng sáng tạo 5 quan

điểm chỉ đạo của Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) và xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện, trong đó có nhiệm vụ bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc. ỘBảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc là nhiệm vụ then chốt của chiến lược phát triển văn hóa. Tập trung điều tra toàn diện, nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị di tắch lịch sử - văn hóa và văn hóa phi vật thể; các loại hình nghệ thuật cổ truyền đặc sắc, văn hóa dân gian của từng địa phương, từng vùng văn hóa, từng vùng dân tộc; nghề thủ công truyền thống, lễ hội tiêu biểu, kho tàng Hán Nôm. Kết hợp phải hài hòa việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa với các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch bền vững. Điều tra, sưu tầm, xây dựng ngân hàng dữ liệu về văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể tiêu biểu. Đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại để bảo quản, giữ gìn lâu dài tài liệu, hiện vật tại các bảo tàng, cơ quan lưu trữ tư liệu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật ở trung ương và địa phương. Thực hiện các hình thức tôn vinh các nghệ sĩ, nghệ nhân tiêu biểu và cơ chế chắnh sách để các nghệ nhân phổ biến, truyền dạy nghề cho các thế hệ.

Để khẳng định quyền lực và năng lực lãnh đạo của Đảng, hành chắnh Nhà nước phải phục vụ tốt chắnh trị bằng khoa học và công nghệ tổ chức hành động để đưa các định hướng chắnh trị vào cuộc sống, phải thực hiện tốt vai trò chủ thể quản lý văn hoá trong phát triển hiện nay.

3.1.2. Quan điểm thống nhất vai trò quản lý Di tắch lịch sử- văn hóa

Di tắch lịch sử văn hóa có nhiều hình thức sở hữu khác nhau, việc sử dụng, khai thác giá trị các di tắch cũng bao gồm nhà nước, nhân dân, các tổ chức và chủ sở hữu khác nhau. Do vậy, trách nhiệm quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di tắch phải là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Tuy nhiên, trong Luật di sản văn hóa đã quy định rõ Ộmọi DSVH ở trong lòng đất thuộc đất liền, hải đảo, ở vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều thuộc sở hữu nhà nướcỢ [Luật DSVH, tr.35-36] nên nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo trong công tác quản lý. Thống nhất tập trung quản lý nhà nước về di tắch lịch sử văn hóa là Sở VHTT thông qua BQL di tắch tỉnh. Trách nhiệm bảo tồn của các bên được thể hiện trong việc tham gia quản lý, đóng góp

kinh phắ, thực hiện các hoạt động nhằm bảo vệ và khai thác giá trị của di tắch. Các cơ quan quản lý di tắch các cấp có vai trò giám sát, điều hành các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tắch. Bên cạnh đó, đề cao vai trò của cộng đồng trong việc tham gia quản lý di tắch. Cộng đồng tham gia vào các hoạt động bảo tồn, phát huy di tắch dưới sự giám sát, định hướng và hỗ trợ của cơ quan quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ và có vai trò giám sát ngược trở lại đối với hoạt động quản lư của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các dự án bảo tồn di tắch. Điều này tạo ra cơ chế hoạt động hai chiều giữa các bên tham gia hoạt động quản lý. Các thành phần tham gia vào hoạt động quản lý di tắch đều phải tuân thủ chặt chẽ những quy định của luật pháp cũng như những vấn đề chuyên môn về lĩnh vực DSVH.

3.1.3. Quan điểm về bảo tồn, phát huy giá trị của di tắch lịch sử- văn hóa trên cơ sở tắnh trung thực, nguồn gốc của di sản văn hóa trên cơ sở tắnh trung thực, nguồn gốc của di sản văn hóa

Các di tắch lịch sử văn hóa là bằng chứng vật chất phản ánh trung thực lịch sử phát triển của dân tộc, của đất nước. Việc bảo tồn, phát huy giá trị di tắch phải đảm bảo yêu cầu không làm sai lệch các giá trị vốn có hàm chứa trong di tắch là một yêu cầu đặt ra đối với hoạt động quản lý. Nếu các giá trị hàm chứa trong di tắch bị mất đi, hoặc bị sai lệch thì sẽ không phản ánh đúng quá trình phát triển của lịch sử, thậm chắ sẽ dẫn đến cái nhìn lệch lạc, mất đi giá trị vốn có của di tắch. Đây là quan điểm có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động bảo tồn di tắch. Tuy nhiên, việc bảo tồn di tắch không có nghĩa là cố gắng giữ lại được càng nhiều càng tốt những gì thuộc về quá khứ hoặc giữ nguyên trạng một cách cứng nhắc làm cho di tắch đó đóng băng và về lâu dài sẽ đưa tới sự xuống cấp, hủy hoại chúng. Trong quá trình bảo tồn cần linh hoạt, căn cứ vào những điều kiện cụ thể để đưa ra các giải pháp bảo tồn hợp lý đối với di tắch, làm hài hòa giữa tắnh khoa học và nhu cầu hưởng thụ văn hóa của cộng đồng, không để tắnh nguyên gốc trở thành vật cản cho sự phát triển, nâng cao chất lượng sống cho con người.

3.1.4. Quan điểm về bảo tồn, phát huy giá trị của di tắch lịch sử- văn hóa gắn với sự phát triển kinh tế- xã hội của cộng đồng, địa phương gắn với sự phát triển kinh tế- xã hội của cộng đồng, địa phương

động đến cộng đồng, địa phương.

Trong quá trình quản lý, bảo vệ và phát huy di tắch, cùng với vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước, chúng ta thấy rõ vai trò rất quan trọng của cộng đồng cư dân địa phương cũng như người dân trong cả nước. Những đóng góp của cộng đồng vào việc trùng tu, tu bổ di tắch đã được thể hiện qua phân nghiên cứu thực trạng quản lý trên đây. Do vậy, quan điểm bảo tồn, phát huy giá trị di tắch cần gắn với cộng cồng, tôn trọng và đề cao vai trò của cộng đồng với tư cách là chủ thể sáng tạo văn hóa, chủ sở hữu di tắch, người hưởng thụ giá trị của di tắch lịch sử văn hóa, đóng vai trò chủ động trong việc quản lý các di tắch lịch sử văn hóa tại địa phương.

Thứ hai, DSVH nói chung, di tắch lịch sử văn hóa nói riêng có chức năng quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội.

Đây là các sản phẩm do con người tạo nên, hàm chứa những giá trị nhất định, có khả năng khai thác để phục vụ con người. Quan điểm di tắch là tiềm năng, là tài nguyên để phát triển du lịch, thu lợi nhuận đóng góp vào sự phát triển chung của toàn xã hội. Chúng ta vừa tiến hành bảo tồn, gìn giữ các di tắch đó, một mặt phục vụ cho đời sống tinh thần, văn hóa tâm linh của cộng đồng nhưng mặt khác cũng thu lợi nhuận, kinh tế từ các di tắch đó. Nhiều điểm di tắch khi đưa vào khai thác giá trị phục vụ du khách đã làm thay đổi bộ mặt đời sống kinh tế của người dân trong vùng, thúc đẩy nhiều hoạt động dịch vụ phát triển, nhất là phát triển du lịch - đây là ngành nghề được xem là định hướng phát triển kinh tế - xã hội mũi nhọn của tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay.

Thứ ba, bảo tồn, tôn tạo phải gắn với khai thác những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của di tắch, với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, sự phát triển của các ngành.

Mỗi di tắch bao giờ cũng chứa đựng giá trị văn hóa vật thể và giá trị văn hóa phi vật thể, do đó thực hiện việc bảo tồn di tắch chắnh là bảo tồn cả hai giá trị trên. Tuy nhiên, nếu hoạt động bảo tồn, tôn tạo tách rời với hoạt động khai thác các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của di tắch thì mục đắch của hoạt động bảo tồn là giữ gìn di tắch và giới thiệu các giá trị của di tắch sẽ không đạt được và thiếu điều

kiện để bảo tồn di tắch, hiệu quả kinh tế - xã hội trong bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tắch không cao. Thực tế cho thấy, nhiều di tắch sau khi đầu tư bảo tồn giá trị vật thể của di tắch, do không bảo tồn các giá trị phi vật thể và tổ chức khai thác tốt, khách tham quan sẽ đến di tắch rất ắt, thậm chắ họ chỉ đến một vài lần mà thôi vì ở đó chỉ có phần xác mà không có phần hồn của di tắch, nguồn thu của di tắch giảm dần, các sinh hoạt văn hóa truyền thống gắn với di tắch không được tổ chức nên sau một thời gian ngắn di tắch lại tiếp tục bị xuống cấp, hư hỏng, nguồn thu để tái đầu tư cho di tắch không có nên Nhà nước lại phải tiếp tục đầu tư. Đây là quan điểm định hướng quan trọng cho việc đầu tư bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tắch trong giai đoạn hiện nay.

Thứ tư, tạo lập sự hài hòa giữa phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa với việc bảo vệ di tắch; ngăn chặn tình trạng lấn chiếm đất đai và xây dựng các công trình không phù hợp trong các khu vực bảo vệ và vùng đệm của di tắch.

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đặt ra yêu cầu cần khai thác tối đa các nguồn lực trong nước cũng như các địa phương để phát triển nhanh nền kinh tế, trong đó khai thác tài nguyên là một tất yếu. Việc tổ chức khai thác tài nguyên ở những nơi có di tắch sẽ nảy sinh mâu thuẫn với việc bảo tồn di tắch cần có cách giải quyết phù hợp để có thể khai thác được tài nguyên nhưng vẫn bảo tồn đư- ợc di tắch. Quá trình đô thị hóa cũng tác động mạnh đến việc bảo vệ các di tắch ở các khu đô thị cổ và khu đô thị mới sẽ có những mâu thuẫn gay gắt, vì vậy vấn đề đặt ra là cần phải bảo tồn di tắch nhưng không gây trở ngại cho quá trình đô thị hóa. Đây là quan điểm xác lập sự hài hòa giữa bảo tồn di tắch với sự phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa và quản lý các công trình xây dựng trong các khu vực bảo vệ và vùng đệm của di tắch, ngăn chặn việc lấn chiếm đất đai của di tắch sẽ là cơ sở cho việc xây dựng các chắnh sách quản lý, các tiêu chắ khi xem xét đầu tư các dự án phát triển kinh tế, các công trình dân dụng ở khu vực có di tắch.

Thứ năm, bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tắch là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

gồm Nhà nước, nhân dân, các tổ chức và chủ sở hữu nên trách nhiệm bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tắch phải là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Tuy nhiên, di tắch lại là tài sản quốc gia nên Nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo. Trách nhiệm bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tắch được thể hiện trong việc tham gia quản lý, đóng góp kinh phắ, thực hiện các hoạt động bảo vệ, bảo tồn và khai thác di tắch. Nếu không xác định đúng trách nhiệm bảo tồn và khai thác di tắch là trách nhiệm của toàn xã hội thì Nhà nước dù có nguồn kinh phắ lớn đến đâu cũng không thể bảo vệ được di tắch. Mặt khác, nếu Nhà nước không giữ vai trò chủ đạo thì việc bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tắch sẽ gặp nhiều khó khăn khó tránh khỏi về nguồn vốn đầu tư, đào tạo cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ và quá trình bảo tồn di tắch cũng dễ dẫn đến việc làm sai lệch các giá trị vốn có của di tắch do không am hiểu khoa học bảo tồn hay nguồn kinh phắ không đủ để thực hiện yêu cầu bảo tồn di tắch đặt ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DI TÍCH LỊCH sử văn hóa TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐỒNG hới, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 72 - 77)