Về ưu điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DI TÍCH LỊCH sử văn hóa TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐỒNG hới, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 65 - 67)

2.3. Đánh giá chung hoạt động quản lý nhà nước về di tắch lịch sử văn hóa trên địa

2.3.1. Về ưu điểm

- Về bộ máy cơ cấu tổ chức quản lý đã phân cấp quản lý đến cấp phường, xã, một số di tắch được nhà nước xếp hạng được thành lập BQL di tắch đã ắt nhiều đảm bảo cho các di tắch có được sự quan tâm từ hai phắa là chắnh quyền và cộng đồng người dân địa phương. Các BQL di tắch cũng bước đầu có sự phối hợp với chắnh quyền, với BQL cấp trên vì vậy đã xây dựng được cơ chế phối hợp giữa các đơn vị

trong công tác quản lý di tắch lịch sử văn hóa.

- Vai trò quản lý của nhà nước được thể hiện thông qua các hoạt động cụ thể, như: Các văn bản pháp quy được chắnh quyền địa phương phối hợp ban hành mang tắnh chỉ đạo, định hướng cho hoạt động bảo tồn - gìn giữ DSVH; Thường xuyên phối hợp tổ chức các lớp tuyên truyền về các văn bản luật, dưới luật về DSVH, tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ các phòng Văn hóa - Thông tin, công chức văn hóa - xã hội xã, phường, thị trấn; Ban Văn hóa tổ dân phố và thôn, BQL các di tắchẦ và có phối kết hợp để kiểm tra, nắm bắt tình hình quản lý các di tắch, lễ hội diễn ra trên địa bàn của cơ quan quản lý cấp trên. Do vậy nhiều hành vi vi phạm di tắch được phát hiện và kịp thời ngăn chặn, xử lý; việc nghiên cứu, lập hồ sơ, tiến hành xếp hạng di tắch là biện pháp quan trọng và có hiệu quả. Các di tắch được pháp luật bảo vệ, mọi sự xâm hại di tắch sẽ bị ngăn chặn, xử lý.

Hiện nay, các di tắch trên địa bàn thành phố đã được thống kê về loại, loại hình, đặc điểm và sự phân bố từ đó đã cho thấy được cái nhìn tổng quát về hệ thống di tắch trên địa bàn để làm cơ sở tiến hành xây dựng quy hoạch hệ thống tu bổ, tôn tạo cho toàn bộ các di tắch trên địa bàn thành phố nói riêng và của tỉnh nói chung.

- Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm về những giá trị văn hóa phi vật thể như lễ hội, thần tắch liên quan đến di tắch làm cho giá trị của di tắch được nâng lên, phù hợp với nhu cầu của cộng đồng.

- Nguồn vốn của nhà nước cấp cho việc trùng tu, tu bổ, tôn tạo di tắch đã được sử dụng đúng mục đắch, có hiệu quả. Nhiều di tắch trọng điểm được trùng tu, tôn tạo. Ngoài ra, đã huy động các nguồn kinh phắ từ cộng đồng tham gia vào việc tu bổ, tôn tạo di tắch với phương châm Ộnhà nước và nhân dân cùng làmỢ. Sở VHTT, BQL di tắch tỉnh Quảng Bình, UBND thành phố, BQL di tắch Phường đã phối hợp cùng cộng đồng thực hiện có hiệu quả. Kết quả là nhiều di tắch đã thoát khỏi nguy cơ bị hủy hoại, biến mất và nhiều di tắch được trùng tu, tu bổ đưa vào phục vụ nhu cầu đời sống văn hóa của nhân dân. Công tác tuyên truyền, vận động việc huy động nguồn lực tài chắnh thông qua việc đóng góp công đức, đặt tiền giọt dầu một cách văn minh, nhiều di tắch đã tuân thủ việc đặt hòm công đức để tạo nguồn

kinh phắ trùng tu, tôn tạo di tắch.

- Thường xuyên thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm về di tắch, giải quyết đơn thư khiếu nại, tranh chấp di tắch, di vật tại các địa phương bước đầu đã giải tỏa được bức xúc của người dân ở một số địa phương. Bên cạnh đó đã có những hình thức khen thưởng, biểu dương các cá nhân, tập thể có thành tắch trong bảo vệ, phát huy giá trị DSVH.

- Ngoài ra, vai trò của cộng đồng: trong quản lý di tắch, cộng đồng đóng vai trò quan trọng, đã thu hút, huy động được một lượng lớn người dân tham gia vào hoạt động quản lý. Hầu hết các BQL di tắch tại địa phương đều có thành phần đại diện của cộng đồng tham dự. Vai trò của cộng đồng còn được thể hiện rõ trong việc đóng góp kinh phắ để tu bổ, tôn tạo các di tắch, phục hồi các lễ hội hoặc các nghi lễ diễn ra tại di tắch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DI TÍCH LỊCH sử văn hóa TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐỒNG hới, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)