Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người dân và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DI TÍCH LỊCH sử văn hóa TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐỒNG hới, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 87 - 89)

3.2. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về di sản văn hóa trên địa bàn thành

3.2.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người dân và

dân và cộng đồng về Di tắch lịch sử - văn hóa

Muốn bảo tồn và phát huy giá trị các DTLS - VH, cần nâng cao nhận thức hiểu biết của con người về lĩnh vực này, từ đó có cơ sở để điều chỉnh hành vi xã hội của mỗi cá nhân con người và toàn thể cộng đồng. Cần nâng cao nhận thức cho người dân về mối quan hệ biện chứng giữa bảo tồn, phát huy di sản với quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nhằm phát huy những mặt tắch cực, hạn chế những mặt tiêu cực của mối quan hệ hai chiều nói trên, thực hiện tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội mà vẫn bảo tồn, xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc

dân tộc. Nhận thức của của người dân, của cán bộ trong và ngoài ngành văn hóa đóng vai trò quan trọng, khi có nhận thức đúng đắn thì cộng đồng sẽ có hành động đúng. Tuy nhiên, những năm qua, chúng ta mới chủ yếu tập trung việc tuyên truyền, tập huấn về quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị của di tắch cho các cán bộ làm công tác này, còn người dân thì chưa được chú ý. Do vậy, cần tăng cường giáo dục, tuyên truyền về di tắch cho người dân, bởi lẽ sự ủng hộ của cộng đồng, vai trò của quần chúng nhân dân là một trong những yếu tố quan trọng, bởi vì chắnh cộng đồng tạo ra di tắch và cũng chắnh cộng đồng là người sử dụng di tắch, bây giờ cộng đồng phải là người quản lý, bảo vệ di tắch. Các cơ quan quản lý các cấp cần khai thác thế mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, báo, đài, internet...) làm thay đổi nhận thức của cộng đồng về vai trò, giá trị của DSVH phi vật thể và vật thể ở các huyện, thị xã...

Nội dung cơ bản của việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của người dân và cộng đồng trong về DTLS - VH, gồm:

Một là, nâng cao nhận thức của cộng đồng về vị trắ, vai trò của di tắch đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc của dân tộc, với sự phát triển kinh tế đất nước, địa phương và của cộng đồng dân cư. Sự nhận thức đúng đắn về vị trắ vai trò của di tắch sẽ hình thành tắnh tự giác, trách nhiệm của nhân dân trong bảo vệ, khai thác di tắch và chấp hành nghiêm Luật Di sản văn hóa.

Hai là, tổ chức và phối hợp tham gia tuyên truyền, học tập cho cộng đồng Luật Di sản văn hóa, Nghị định của Chắnh phủ hướng dẫn thi hành luật, các văn bản dưới luật về hướng dẫn thực hiện các hoạt động bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tắch, đặc biệt là các chắnh sách của Nhà nước đối với bảo tồn và phát huy các giá trị của di tắchẦ Đây là việc làm có ý nghĩa rất quan trọng làm cho cộng đồng thấy rõ việc gì mình được làm, việc gì không được làm, trách nhiệm, quyền hạn của mình đến đâu đối với di tắch, có tác dụng ngăn ngừa các hành vi vi phạm di tắch của cộng đồng do không hiểu biết về pháp luật gây ra.

Ba là, việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục ý thức người dân đối với di sản văn hóa phải được làm thường xuyên, bằng nhiều hình thức khác nhau thông qua

chương trình "Trường học thân thiện" đã được ký kết giữa Phòng Văn hóa Ờ Thông tin và Phòng Giáo dục - Đào tạo. Đoàn thanh niên có thể tổ chức sinh hoạt ngoại khóa trở về cội nguồn cho học sinh, thi tìm hiểu về Luật Di sản văn hóa, các chắnh sách bảo tồn và phát huy di tắch, nêu gương người tốt, việc tốt và những xử lư vi phạm di tắch trên các phương tiện thông tin đại chúng; đưa nội dung bảo vệ di tắch vào tiêu chuẩn xem xét công nhận gia đình, làng, bảnẦ đạt tiêu chuẩn văn hóaẦ

Bốn là, việc giáo dục, tuyên truyền về di tắch cũng cần chú ý tới thế hệ trẻ, định hướng để cho thế hệ này có sự nhìn nhận đúng về truyền thống văn hóa của dân tộc. Vì vậy, cần tổ chức tuyên truyền, phổ biến giá trị di tắch trong các trường học, lồng ghép với các chương trình giảng dạy hoặc thông qua các lớp bồi dưỡng, học ngoại khóa, tổ chức tham quan di tắch, các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử, di tắch của địa phương. Thông qua các hoạt động này giúp cho học sinh, sinh viên hiểu rõ hơn về lịch sử, văn hóa của địa phương một cách chân thực, sinh động. Từ đó góp phần vào việc hoàn thiện nhân cách, đạo đức, biết trân trọng di sản của địa phương, của dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DI TÍCH LỊCH sử văn hóa TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐỒNG hới, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)