Hoàn thiện thể chế pháp luật quản lý nhà nước về Di tắch lịch sử-văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DI TÍCH LỊCH sử văn hóa TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐỒNG hới, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 86 - 87)

3.2. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về di sản văn hóa trên địa bàn thành

3.2.3. Hoàn thiện thể chế pháp luật quản lý nhà nước về Di tắch lịch sử-văn hóa

văn hóa

Quá trình xây dựng, cũng cố, hoàn thiện hệ thống thiết chế pháp luật quản lý nhà nước về DTLS - VH là một giải pháp cần phải đề ra, bởi hệ thống thể chế pháp luật của nhà nước cũng như ở địa phương chưa được đồng bộ, các cơ quan quản lý nhà nước về di tắch ban hành các quy định còn chồng chéo, khác nhau giữa các địa phương.

Tại địa phương, trong những năm tới cần bám sát các quy định của Trung ương, của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; bám sát quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành văn hóa, ngành du lịch cho giai đoạn 2020 - 2030 của tỉnh, của thành phố; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành văn hóa, ngành du lịch cho giai đoạn 2020 - 2030 phát triển của thành phố nhằm xây dựng hệ thống pháp luật làm hàng lang pháp lý, cơ sở cho việc quản lý di tắch, duy trì được bản sắc văn hoá, bảo tồn được di tắch từng vùng và thuận tiện cho nhân dân tham gia các hoạt động văn hoá, di tắch.

Qua nghiên cứu thực trạng, chắnh quyền thành phố Đồng Hới cần:

Thứ nhất, có cơ chế, chắnh sách tăng cường đầu tư cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tắch lịch sử văn hóa. Trong những năm qua, chắnh quyền tỉnh, thành phố đã dành một nguồn kinh phắ lớn từ ngân sách để đầu tư cho việc trùng tu, tôn tạo các di tắch trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, việc đầu tư này thực sự đem lại hiệu quả chưa cao, còn mang tắnh chia đều cho một số nhóm di tắch. Theo đánh giá của một số nhà nghiên cứu, việc chia đều này giống hiện tượng Ộmắc bệnh nhưng chưa uống thuốc đủ liềuỢ. Vì vậy, theo tác giả cho rằng, cần có sự nghiên cứu đầy đủ, toàn diện về thực trạng của các di tắch (trên cơ sở bản quy hoạch hệ thống di tắch), tiến hành phân các di tắch thành các loại khác nhau theo tình trạng xuống cấp, hư hỏng, trên cơ sở đó tiến hành đầu tư khẩn cấp cho các di tắch thuộc các diện sau:

+ Đang bị xuống cấp trầm trọng do thiên tai, môi trường gây ra;

không có khả năng đầu tư kinh phắ để tu bổ, tôn tạo di tắch;

+ Các di tắch thuộc loại hình khảo cổ học, di tắch lịch sử, lịch sử cách mạng. Bên cạnh việc bảo tồn, tôn tạo các di tắch về công trình kiến trúc, di vật, cổ vật và không gian cảnh quan của di tắch, cần chú ý tới việc phục hồi, bảo tồn, gìn giữ những giá trị văn hóa phi vật thể gắn với các di tắch đó.

Thứ hai, xây dựng cơ chế chắnh sách nhằm huy động, khuyến khắch sự tham gia của cộng đồng vào việc bảo tồn, phát huy giá trị di tắch. Kết quả của hoạt động trùng tu, tu bổ di tắch ở thành phố trong những năm qua cho thấy vai trò của cộng đồng được thể hiện rất rõ: cùng với nguồn kinh phắ hỗ trợ từ Nhà nước thì một nguồn lực rất lớn huy động được từ nhân dân tham gia vào việc bảo vệ, trùng tu, khôi phục di tắch. Nhờ có những nguồn lực này mà nhiều di tắch đã thoát khỏi tình trạng xuống cấp, tránh được những nguy cơ xâm hại của con người, của thiên nhiên.

Thứ ba, cần tiếp tục đổi mới pháp luật, thể chế nhằm phát huy hơn nữa sáng kiến và tinh thần làm chủ của người dân trong việc quản lý xã hội và cộng đồng được coi là giải pháp có hiệu quả thu hút sự tham gia của người dân trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường với phương châm ỘDân biết, dân bàn, dân kiểm traỢ và người dân sẽ hưởng chắnh thành quả của sự tham gia này. Khuyến khắch, huy động các tổ chức, đoàn thể, cá nhân, các doanh nghiệp, các tổ chức phi chắnh phủ đóng góp kinh phắ, vật chất, nhân công cho việc trùng tu, tu bổ DTLS - VH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DI TÍCH LỊCH sử văn hóa TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐỒNG hới, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)