3.2. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về di sản văn hóa trên địa bàn thành
3.2.7. Tăng cường công tác thanh tra việc quản lý và sử dụng các di tắch lịch sử
lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh
Trong những năm qua, cùng với những thành quả đã đạt được của hoạt động quản lý di tắch thì nhiều hiện tượng vi phạm về di tắch nhất là trong công tác tu bổ,
tôn tạo và sử dụng di tắch như: Lấn chiếm đất đai, cảnh quan của di tắch, tu bổ sai nguyên tắc, lợi dụng việc phát huy giá trị của di tắch để có những hành vi thu lợi nhuận bất chắnh...còn chậm được xử lý và khắc phục kịp thời. Chứng tỏ những quy định pháp luật về di tắch chưa được nhiều tổ chức, cá nhân nghiêm chỉnh chấp hành. Vì vậy cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, nắm vững địa bàn di tắch nhằm phát hiện kịp thời các biểu hiện, hiện tượng, phòng ngừa và xử lý những hành vi vi phạm di tắch.
Thành phố Đồng Hới là khu đô thị, mặc dù di tắch không nhiều, mật độ di tắch lại đồng đều ở các địa bàn, cán bộ làm công tác quản lý còn thiếu kinh nghiệm do vậy việc kiểm tra, giám sát các di tắch gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên cần tiến hành tổ chức thanh tra, kiểm tra thường xuyên tại các địa bàn. Quá trình thanh kiểm tra cần chú ý tới một số vấn đề:
Thứ nhất, thực hiện việc phân cấp, phân công rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị di tắch để một mặt các tổ chức cá nhân nhận thức và thực thi đúng trách nhiệm, quyền hạn của mình đối với việc bảo vệ và phát huy giá trị di tắch, mặt khác, các cơ quan quản lý có căn cứ pháp luật rõ ràng trong việc thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm.
Thứ hai, thực hiện có chất lượng và hiệu quả sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan liên quan, giữa các cấp trong quá trình kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất nhằm phát huy mạnh mẽ và có hiệu quả hơn nữa vai trò quản lý nhà nước trong việc thực hiện các dự án tu bổ, tôn tạo di tắch cũng như ngăn chặn, giải quyết vi phạm di tắch.
Thứ ba, Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di tắch, di sản cần thực hiện đồng bộ các công việc như phát hiện và biểu dương kịp thời các tổ chức, cá nhân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, đồng thời cũng xử lý kịp thời, nghiêm minh những tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về DSVH, DTLS - VH.
Thứ tư, xây dựng cơ chế giám sát hai chiều, cơ quan quản lý di tắch, phòng Văn hóa - Thông tin thành phố có chức năng, nhiệm vụ quản lý, kiểm tra, giám sát các hoạt động bảo tồn, khai thác giá trị của di tắch, lễ hội tại các BQL di tắch cấp
phường. Đồng thời nâng cao vai trò tự giác của người dân, của cộng đồng dân cư trong việc giám sát các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quyền hạn và nghĩa vụ của mình trong quản lý DTLS - VH.