Nguyên nhân của các hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DI TÍCH LỊCH sử văn hóa TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐỒNG hới, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 69 - 72)

2.3. Đánh giá chung hoạt động quản lý nhà nước về di tắch lịch sử văn hóa trên địa

2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế

- Việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chắnh sách của Đảng và Nhà nước về DSVH đã được thực hiện nhưng chưa có kế hoạch, chương trình cụ thể. Ở một số cấp ủy Đảng, chắnh quyền cấp phường, xã chưa có sự quan tâm đúng mức tới việc tuyên truyền, vận động người dân thực hiện Luật di sản văn hóa và các văn bản dưới luật. Do đó nhận thức của người dân còn hạn chế, nhất là sự hiểu biết về Luật di sản văn hóa còn chưa sâu sắc, dẫn đến việc thiếu ý thức chấp hành pháp luật. Người dân còn chưa thấy hết được giá trị của di tắch trong đời sống của cộng đồng địa phương, từ đó có được những hành động thiết thực nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tắch lịch sử văn hóa ở địa phương mình.

- Sự phối hợp giữa UBND thành phố, Phòng Văn hóa thông tin với Sở Văn hóa thông tin, BQL di tắch tỉnh, BQL di tắch Phường và cộng đồng chưa đồng bộ, chặt chẽ và thường xuyên. Việc phối hợp để kiểm tra, phát hiện, xử lý và ngăn chặn các vi phạm ngay từ đầu còn chưa thường xuyên, liên tục. Mối liên hệ giữa cơ quan quản lý với chắnh quyền cấp phường, xã còn thiếu chặt chẽ. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý tại thành phố Đồng Hới, xã, phường còn mỏng, còn thiếu chuyên môn, một số chưa được đào tạo đúng chuyên ngành nên gặp nhiều khó khăn, hạn chế trong công tác quản lý. Sự phối hợp liên ngành giữa các cơ quan trong hoạt động quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tắch lịch sử văn hóa chưa chặt chẽ và có hiệu quả.

Một bộ phận lãnh đạo cấp xã, phường và những người dân chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của di tắch và những yêu cầu khoa học trong tu bổ di tắch dẫn đến việc ứng xử đối với di tắch còn tùy tiện. Một số cá nhân được phân công bảo vệ di tắch còn thiếu trách nhiệm, lơ là của các cá nhân được giao nhiệm vụ trông coi, bảo vệ di tắch, họ làm theo kiểu chiếu lệ, sáng đến, chiều về, không coi giữ di tắch vào ban đêm. Một phần là do thù lao trả cho những người trông coi di tắch còn quá thấp dẫn đến sự thiếu trách nhiệm, đã dẫn đến tình trạng mất cắp di vật, cổ vật tại di tắch.

- Trong công tác quản lý còn thiếu những định hướng, những chắnh sách, chế tài cụ thể nhằm khuyến khắch, kêu gọi sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di tắch lịch sử văn hóa. Việc quản lý hoạt động trùng tu, tu bổ di tắch bằng nguồn vốn xã hội hóa gặp nhiều khó khăn do thiếu đội ngũ cán bộ giám sát, thi công chuyên nghiệp. Quá trình tu bổ, tôn tạo di tắch chưa được nghiên cứu thấu đáo về các mặt: địa điểm, thiết kế, chất liệu, kỹ thuật, công nghệ để từ đó đề ra một giải pháp thắch hợpẦ

Bên cạnh đó, tâm lý của người dân muốn di tắch của địa phương mình phải được xây dựng, sữa chữa phải thật khang trang, xứng tầm có quan niệm sai lầm cho rằng việc tu bổ, tôn tạo di tắch chỉ như các hoạt động xây dựng cơ bản đơn thuần. Do đó xảy ra các hiện tượng một số di tắch trùng tu, tôn tạo chưa đảm bảo chất lượng, coi nhẹ nguyên tắc Ộbảo tồn tối đa yếu tố gốcỢ, thậm chắ có di tắch bị làm mới, di tắch bị biến dang không còn cổ kắnh....

Kết luận Chương 2

Việc phân cấp quản lý di tắch lịch sử - văn hóa ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình đến nay cơ bản đã thể hiện sự thống nhất, tập trung. Điều này tạo sự thuận lợi cho tỉnh khi triển khai các kế hoạch, nhiệm vụ về quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của di tắch cấp quốc gia và cấp tỉnh. Các mô hình quản lý khi được áp dụng vào thực tiễn sẽ có những thay đổi tùy theo đặc trưng của từng loại hình di tắch. Tuy nhiên, nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo, điều tiết, định hướng cho các thành phần khác khi tham gia hoạt động quản lý. Luận văn đã tiếp cận các hoạt động quản lý trên những khắa cạnh cụ thể như việc ban hành và triển khai các văn bản liên quan đến di tắch lịch sử văn hóa vào thực tế, việc xây dựng các quy hoạch, kế hoạch bảo tồn tôn tạo hệ thống di tắch, các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di tắch trong điều kiện hiện nay... Vai trò của cộng đồng đối với việc bảo vệ di tắch là điều rất quan trọng được thể hiện qua việc huy động các nguồn lực để trùng tu, tu bổ cho các di tắch ở địa phương. Trên thực tế, hoạt động quản lý di tắch đã có những hiệu quả tắch cực là đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng về đời sống văn hóa. Tuy nhiên, do một số yếu tố khác nhau, ở cấp độ phối hợp với cơ quan cấp trên trong

việc quản lý di tắch là chủ yếu, việc bảo tồn gìn giữ di tắch còn bộc lộ những hạn chế như: trùng tu sai nguyên tắc, lấn chiếm đất đai, ...đó là những vấn đề cần có những giải pháp cụ thể để giải quyết nhằm góp phần gìn giữ, phát huy những DSLS - VH có nhiều giá trị này.

Các hoạt động quản lý di tắch được tiến hành theo những quy định của Luật di sản văn hóa. Những hiệu quả bước đầu của hoạt động này đã góp phần thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của tỉnh nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng nền văn hóa, phát triển di tắch lịch sử văn hóa của tỉnh một cách toàn diện, đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và của thành phố Đồng Hới nói riêng.

Chương 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DI TÍCH LỊCH sử văn hóa TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐỒNG hới, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)