Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về di sản văn hóa trên địa bàn thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DI TÍCH LỊCH sử văn hóa TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐỒNG hới, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 77 - 79)

bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

Để đưa ra được các giải pháp phù hợp với đặc điểm và tình hình thực tế về quản lý di tắch lịch sử văn hóa ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn CNH, HĐH hiện nay, chúng ta cần bám vào các căn cứ, điều kiện khách quan và tình hình thực tế của thành phố như:

- Căn cứ vào Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 đã được Thủ tướng chắnh phủ phê duyệt bằng Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 6/5/2009 với các lĩnh vực hoạt động bao gồm: tư tưởng, đạo đức, lối sống, đời sống văn hóa; DSVH; văn học nghệ thuật; giao lưu văn hóa với thế giới; thể chế và thiết chế văn hóa. Đây là các lĩnh vực hoạt động cơ bản, riêng biệt nhưng xét từng lĩnh vực đều có liên quan đến DSVH. Đặc biệt trong Chiến lược, đã khẳng định rõ quan điểm ỘBảo tồn, phát huy DSVH dân tộc là nhiệm vụ then chốt của chiến lược phát triển văn hóaỢ. Do vậy, đây là một căn cứ quan trọng để đề ra các giải pháp hợp lý, thiết thực cho địa phương trong những năm tiếp theo.

- Căn cứ vào quy hoạch tổng thể và định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, quy hoạch tổng thể và định hướng phát triển kinh

tế - xã hội của Thành phố Đồng Hới đến năm 2020; các cơ chế, chắnh sách của tỉnh về vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị DTLS - VH, cụ thể được thể hiện thông qua các một số quy hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của thành phố trong những năm sắp tới, đặc biệt chú ý đến tài nguyên di tắch lịch sử mang giá trị du lịch và phát triển du lịch của thành phố. Đây là nguồn tài nguyên để phát triển kinh tế xã hội. Trong nguồn tài nguyên này các di tắch được coi là một trong những tài nguyên quan trọng hàng đầu. Định hướng phát triển ngành du lịch, dịch vụ phù hợp với tiềm năng vốn có, trong đó phát triển du lịch gắn với việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di tắch lịch sử văn hóa của thành phố.

Như vậy, di tắch không chỉ đáp ứng nhu cầu về đời sống văn hóa tinh thần cho cộng đồng mà thông qua hệ thống di tắch đó góp phần quan trọng để phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Tuy nhiên để cho di tắch trở thành một tài nguyên phát triển kinh tế du lịch thì vấn đề đặt ra đối với các nhà quản lý DSVH nói chung, DTLS - VH nói riêng hiện nay cần phải xây dựng chiến lược, kế hoạch phù hợp.

UBND tỉnh ban hành Quyết định số 396/QĐ-UBND ngày 22/02/2013, về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đồng Hới đến năm 2020. Theo đó, Quy hoạch có những nội dung cụ thể như mục tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội: Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân: 13 - 13,5%/năm; giai đoạn 2016-2020: 13,5 - 14%/năm; Dân số năm 2015: 120,6 nghìn người và đến năm 2020: 128,7 nghìn người; Tỷ lệ dân số thành thị đạt 75% vào năm 2015; trên 80% vào năm 2020; Tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2015 dưới 2%, đến năm 2020 còn dưới 1%; Giải quyết việc làm bình quân hàng năm cho 6.500 - 7.000 người; Lao động được đào tạo nghề đến năm 2015 trên 70% và đến năm 2020 đạt 85%. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị đến 2020 giảm xuống còn 2,5%. Phấn đấu đến năm 2015 có 92-93% gia đình văn hoá, 75-80% thôn, tiểu khu văn hoá, 92-95% cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hoá; đến năm 2020 có 94-95% gia đình văn hoá, 85 - 87% thôn, tiểu khu văn hoá, trên 96% cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hoá. Về định hướng phát triển văn hóa, du lịch đến năm 2020: Tiếp tục đẩy mạnh phong trào "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", bảo tồn và giữ gìn, phát huy giá

trị văn hóa địa phương. Nâng cao mức hưởng thụ văn hóa thông tin cơ sở, giữ gìn và nâng cao các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống. Tăng cường bảo vệ, tôn tạo các di tắch văn hóa lịch sử. Từng bước hiện đại hóa công tác thông tin đại chúng, phát triển và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa văn nghệ, phong trào thể dục thể thao truyền thống và quần chúng. Xây dựng và tôn tạo các di tắch lịch sử, danh thắng để phát triển du lịch như Quảng Bình Quan, Luỹ Đào Duy Từ, thành Đồng Hới, Hồ Bàu Tró, cảnh quan hai bên bờ sông Nhật Lệ... Phát triển du lịch sinh thái tại các điểm du lịch: hồ Phú Vinh, khe Lồ Ô, khu Vực Quành. Phát triển du lịch tham quan gắn với di tắch chiến tranh, cách mạng như: chiến khu Thuận Đức, Khe Đá... Phấn đấu đến năm 2015 có 1 triệu lượt khách du lịch đến thành phố, trong đó có 95 ngàn lượt khách quốc tế; đến năm 2020 có 1,8 đến 2 triệu lượt khách, trong đó có 280 ngàn lượt khách quốc tế.

Với chỉ tiêu phát triển đến năm 2020, cán bộ văn hóa xã hội cấp xã, phường được đào tạo chuyên môn phù hợp Đại học, chiếm tỷ lệ 100%. Đến năm 2030, cán bộ văn hóa xã hội xã, phường được đào tạo chuyên môn phù hợp chiếm tỷ lệ 100%. Trên cơ sở những văn bản này, có thể nhận thấy các di tắch lịch sử văn hóa được quan tâm, được coi là một trong những tiềm lực để phục vụ cho sự phát triển về kinh tế xã hội của thành phố góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình. Hiệu quả khai thác các di tắch sẽ là những đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Từ đó, luận văn đưa ra những giải pháp cụ thể sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DI TÍCH LỊCH sử văn hóa TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐỒNG hới, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)