Cơ sở pháp lý cho việc quản lý nhà nước về Di tắch lịch sử-văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DI TÍCH LỊCH sử văn hóa TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐỒNG hới, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 33 - 37)

1.2. Quản lý nhà nước về Di tắch lịch sử-văn hóa

1.2.2. Cơ sở pháp lý cho việc quản lý nhà nước về Di tắch lịch sử-văn hóa

khoa học bảo tồn hiện đại của thế giới. Từ đây, các văn bản pháp lý từng bước được xây dựng để làm sơ sở cho mọi hoạt động có liên quan, đặc biệt là công tác quản lý các di tắch lịch sử văn hóa, như:

nhiệm vụ của Đông Phương bác cổ học viện và đề cập tới việc cấm phá huỷ đình, đền, chùa, đền miếu hoặc những nơi thờ tự khác như cung điện, thành quách cùng lăng mộ phải được bảo tồn.

- Nghị định số 519-TTg do Thủ tướng chắnh phủ ký ngày 29/10/1957, quy định Thể lệ bảo tồn cổ tắch. Đây là một văn bản pháp lý quan trọng có giá trị nền tảng cho hoạt động bảo vệ di tắch nói riêng và bảo tồn bảo tàng nói chung.

- Pháp lệnh số 14-LCT/HĐND về Bảo vệ và sử dụng di tắch lịch sử, văn hóa và danh lam, thắng cảnh do Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ký ban hành ngày 4/4/1984. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng để bảo vệ di tắch trong thời kỳ đất nước vừa hoàn toàn thống nhất, là bước tiến lớn của ngành bảo tồn bảo tàng nhằm thống nhất quản lý và chỉ đạo mọi hoạt động bảo vệ di tắch bằng các điều luật cụ thể.

Với sự phát triển của đất nước, sự hội nhập quốc tế, việc quản lý các DSVH nói chung và Di tắch lịch sử - văn hóa nói riêng được Đảng và Nhà nước quan tâm ban hành đạo luật và các văn bản dưới luật để chế định, như:

- Luật di sản văn hóa ban hành năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa năm 2009 đã cụ thể hóa đường lối, chắnh sách của Đảng và Nhà nước ta, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xã hội hóa các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DTLS - VH, mở rộng phạm vi điều chỉnh cả DSVH phi vật thể là một vấn đề mà đã được nhiều quốc gia đề cập tới. Luật tạo cơ sở pháp lý để triển khai các hoạt động cần thiết trong việc bảo vệ, phát huy giá trị DSVH; xác định rõ quyền hạn, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân và chủ sở hữu đối với DSVH, chỉ rõ những việc được làm và không được làm, những hành vi bị nghiêm cấm, cơ chế khen thưởng, tôn vinh những người có công, xử phạt các hành vi vi phạm di tắch; trách nhiệm của các Bộ, ban, ngành có liên quan ở trung ương và UBND các cấp trong việc bảo tồn DSVH, Di tắch lịch sử - văn hóa

Tuy nhiên, trong quá trình đưa Luật áp dụng vào thực tiễn bên cạnh những mặt tắch cực, cũng nảy sinh một số hạn chế như chưa xử lý thoả đáng mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển dẫn đến tình trạng thương mại hoá di tắch...

của Luật di sản văn hóa và ban hành nhiều nghị định, chỉ thị, thông tư... hướng dẫn việc triên khai thực hiện Luật và để quản lý nhà nước về DSVH, di tắch lịch sử văn hóa của quốc gia và địa phương như: Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chắnh phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa; Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của Chắnh phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tắch lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chắnh phủ quy định điều kiện kinh doanh giám định cổ vật và hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tắch lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; Chỉ thị số 73/CT- BVHTTDL, ngày 19/5/2009 về việc tăng cường công tác quản lý di tắch và các hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi di tắch; Chỉ thị số 16/CT-BVHTTDL, ngày 03/3/2010 về việc tăng cường công tác chỉ đạo quản lý hoạt động văn hóa, tắn ngưỡng tại di tắch; Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14/7/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tắch lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh; Thông tư số 18/2012/TT- BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tắch; Thông tư liên tịch số 19/2013/TTLT- BVHTTDL-BTNMT ngày 30/12/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tắch; Thông tư liên tịch số 04/2014/TTLT- BVHTTDL-BNV ngày 30/5/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Nội vụ hướng dẫn việc thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tắn ngưỡng; Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia; Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL ngày 07/6/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, huỷ bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chắnh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Thông tư số 15/2015/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2015 của Bộ Văn hóa,

Thể thao và Du lịch quy định về tổ chức lễ hội.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Quyết định số 1706/2001/QĐ-BVHTT ngày 24/7/2001 phê duyệt Quy hoạch tổng thể Bảo tồn và Phát huy giá trị di tắch lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh đến năm 2020; Quyết định số 05/2003/QĐ-BVHTTDL, ngày 06/2/3003 về việc ban hành quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tắch lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh. Dự án này đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng các dự án cụ thể về bảo tồn và phát huy giá trị di tắch lịch sử văn hóa, danh làm thắng cảnh ở nước ta hiện nay.

- Một số công ước quốc tế liên quan đến các hoạt động bảo tồn DSVH, cụ thể là các di tắch lịch sử - văn hóa, như:

+ Công ước Bảo vệ DSVH và thiên nhiên thế giới được UNESCO ban hành năm 1972 đã khẳng định giá trị nổi bật toàn cầu của DSVH và thiên nhiên thế giới, đồng thời thức tỉnh ý thức của nguyên thủ các quốc gia cũng như toàn nhân loại về trách nhiệm bảo tồn DSVH. DTLS - VH. Công ước hướng dẫn các yêu cầu và chuẩn mực quốc tế về bảo tồn DSVH, đồng thời hướng dẫn cơ chế giám sát mang tắnh toàn cầu đối với hoạt động của từng quốc gia thành viên bảo đảm sự toàn vẹn và giá trị nổi bật toàn cầu của di sản thông qua một tổ chức thống nhất quản lý di sản và kế hoạch quản lý thắch ứng cho các di sản được đưa vào danh mục di sản thế giới.

+ Công ước Bảo vệ DSVH phi vật thể do UNESCO thông qua năm 2003 là công ước tôn vinh giá trị DSVH phi vật thể cũng như tắnh đa dạng văn hóa toàn nhân loại, đề cao vai trò của cộng đồng cư dân địa phương với tư cách là chủ thể sáng tạo văn hóa - chủ sở hữu, người thụ hưởng giá trị - người trực tiếp bảo vệ và phát huy giá trị di sản trong đời sống xã hội. Công ước đặt ra danh mục hai loại hình DSVH phi vật thể là DSVH phi vật thể đại diện của nhân loại và DSVH phi vật thể trong t́nh trạng khẩn cấp nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các quốc gia thành viên, vai trò của cộng đồng cư dân địa phương.

+ Công ước Bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa được UNESCO thông qua năm 2005. Công ước có mục đắch bảo vệ và phát huy sự đa

dạng của các biểu đạt văn hóa được thể hiện và truyền tải cụ thể trong các hoạt động văn hóa, sản phẩm và dịch vụ văn hóa - các phương tiện của nền văn hóa đương đại. Đồng thời, đặt ra một khung pháp lý thuận lợi cho tất cả các quốc gia thành viên trong lĩnh vực sản xuất, phân phối, truyền bá, tiếp cận và hưởng thụ các biểu đạt văn hóa từ nhiều nguồn gốc khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DI TÍCH LỊCH sử văn hóa TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐỒNG hới, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)