Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về Di tắch lịch sử-văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DI TÍCH LỊCH sử văn hóa TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐỒNG hới, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 50 - 55)

2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về Di tắch Lịch sử-văn hóa ở thành phố Đồng Hới,

2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về Di tắch lịch sử-văn hóa

2.2.1.1. Về cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức quản lý di tắch lịch sử văn hóa ở nước ta được thiết lập và có sự thống nhất từ trung ương đến địa phương. Ở mỗi cấp quản lý đều có những chức năng, nhiệm vụ cụ thể, đảm bảo tắnh thống nhất với mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị DSVH nói chung và di tắch lịch sử văn hóa nói riêng đạt hiệu quả cao. Việc phân cấp quản lý DTLS - VH của thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, được quy định:

Theo quy định của Luật di sản văn hóa, UBND tỉnh chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về DSVH ở địa phương theo phân cấp của Chắnh phủ. Trách nhiệm của UBND tỉnh là tiến hành chỉ đạo các hoạt động về quản lý DSVH, trong đó có DTLS - VH như: xây dựng quy hoạch; lập kế hoạch bảo vệ và phát huy giá trị di tắch; kiểm kê, nghiên cứu đối với di tắch và toàn bộ cổ vật của di tắch; chỉ đạo và cấp phép cho các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di tắch, tiến hành thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng và xử lý vi phạm pháp luật về di tắch.

UBND thành phố chịu trách nhiệm quản lý, xây dựng và tổ chức thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị di tắch, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trong địa bàn quản lý; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất với UBND tỉnh về tình hình quản lý di tắch, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trong phạm vi địa giới hành chắnh quản lý; tổ chức các hoạt động thanh tra, kiểm tra, khen thưởng, xử lý vi phạm về di tắch, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo thẩm quyềnẦ

Các UBND xã, phường có trách nhiệm thành lập BQL di tắch cấp xã để quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di tắch, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia tại địa phương; thu nhận và bảo vệ di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được phát hiện trên địa bàn;

phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời mọi hành vi vi phạm làm ảnh hưởng đến di tắch, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; kiến nghị việc xếp hạng di tắch; thanh tra, kiểm tra, khen thưởng, xử lý vi phạm theo thẩm quyềnẦ

* Sở Văn hóa, Thể thao

Cơ quan quản lý di tắch cấp tỉnh là cơ quan đơn vị có chức năng trực tiếp quản lý DSVH nói chung và quản lý di tắch lịch sử văn hóa nói riêng theo sự phân công của UBND tỉnh. Trách nhiệm của Sở VHTT trong quản lý di tắch lịch sử văn hóa được quy định rõ trong Quy định về quản lý di tắch, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Bình với 10 nội dung về quản lý nhà nước đối với di tắch, di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, trong đó có quản lý 09 di tắch lịch sử cấp quốc gia năm trên địa bàn thành phố Đồng Hới.

* Bộ máy quản lý DTLS - VH ở thành phố Đồng Hới

Để tăng cường hiệu quả công tác quản lý các di tắch lịch sử văn hóa, ngoài các cơ quan quản lý cấp trên như: Sở Văn hóa thông tin, BQL di tắch tỉnh, tại UBND thành phố Đồng Hới có Phòng Văn hóa thông tin và 02 BQL di tắch tại 02 phường (Phường Hải Đình và Phường Đồng Mỹ) và các công chức Văn hóa - Xã hội cấp phường, xã.

2.2.1.2. Về đội ngũ quản lý Nhà nước về di tắch lịch sử - văn hóa

Nguồn nhân lực - nguồn lực con người là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, một địa phương hay một lĩnh vực cụ thể. Có thể nói, nguồn nhân lực là mục tiêu và động lực chắnh của sự phát triển xã hội, thể hiện rõ mối quan hệ biện chứng giữa con người với sự phát triển của xã hội. Yếu tố con người phải được đặt vào vị trắ quan trọng, trung tâm nhất của xã hội, đòi hỏi phải có đầu tư chắnh đáng cho nguồn lực mang tắnh chiến lược này. Trong quản lý di tắch lịch sử văn hóa, nguồn nhân lực tham gia quản lý các di tắch lịch sử văn hóa trên địa bàn được phân công. Hiện nay theo sự phân cấp, nhân lực quản lý di tắch ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình bao gồm: Đội ngũ cán bộ của BQL di tắch tỉnh quản lý các di tắch cấp Quốc gia, cán bộ phòng Văn hóa thông tin ở thành phố và công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã, phường; BQL trực tiếp quản lý tại di

tắch và một số bộ phận khác có liên quan.

Mô hình quản lý này so với một số địa phýõng khác trong nýớc có những sự khác biệt nhất định. Chẳng hạn nhý với thủ đô Hà Nội, hệ thống di tắch lịch sử vãn hóa đa dạng về chủng loại, phong phú về loại hình, trong đó có nhiều di tắch nổi tiếng. UBND thành phố Hà Nội đã có quyết định phân cấp quản lý đối với di tắch giai đoạn 2011-2015: theo đó Sở VHTTquản lý 10 di tắch, Trung tâm Bảo tồn di tắch Cổ Loa- Thành cổ Hà Nội (trực thuộc UBND thành phố) quản lý Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long và di tắch thành Cổ Loa; số còn lại do BQL di tắch và danh thắng Hà Nội cùng các quận, huyện, thị xã quản lý. BQL di tắch ở địa phương hoạt động tương đối độc lập, ắt có liên hệ chuyên môn. Như vậy có thể thấy mô hình quản lý di tắch khá chồng chéo. Ở nhiều tỉnh, thành, các di tắch được phân cấp cho các đơn vị trực thuộc Sở VH&TT với các tên gọi chưa thống nhất như BQL hoặc Trung tâm quản lý di tắch; ở một số địa phương công tác quản lý di tắch được giao cho bảo tàng tỉnh đảm nhận. Chắnh những sự chồng chéo trong quản lý này là một trong những nguyên nhân của việc di tắch bị xâm hại nghiêm trọng...

Di tắch lịch sử văn hóa thành phố Đồng Hới cơ bản đã được quản lý thống nhất theo 4 cấp: Trung ương; tỉnh; huyện - thành phố; xã, phường. Cùng tồn tại các cấp quản lý tương đương, song cũng xuất hiện một số tổ chức trung gian để tổ chức bảo tồn, phát huy và khai thác giá trị của di tắch (Ban Quản lý Di tắch). Các cơ quan đều thống nhất chức năng quản lý nhà nước về di tắch lịch sử văn hóa. Tuy nhiên, trong quản lý chưa có sự phối hợp chỉ đạo, quản lý và thông tin hai chiều từ góc độ quản lý nhà nước ở cấp Phòng Văn hóa - Thông tin thành phố và Ủy ban nhân dân các xã, phường.

- Đội ngũ cán bộ của BQL di tắch tỉnh: Hiện nay có tổng số 18 cán bộ viên chức và HĐ 68 (15 biên chế và 03 hợp đồng theo Nghị định 68). Trong đó: Ban Giám đốc (02 biên chế); Phòng Hành chắnh tổng hợp ( 03 biên chế, 03 hợp đồng 68); Phòng Nghiệp vụ cơ sở (10 biên chế); [Số liệu tắnh đến tháng 6/2017].

- Về trình độ chuyên môn: hiện nay, BQL có 03 cán bộ có trình độ thạc sỹ chuyên ngành văn hóa học; 12 cán bộ đạt trình độ đại học, chủ yếu được đào tạo

chuyên ngành Bảo tồn bảo tàng, Văn hóa du lịch, Quản lý văn hóa; 3 cán bộ còn lại là nhân viên được đào tạo từ các chuyên ngành khác nhau. Độ tuổi trung bình của đội ngũ cán bộ từ 30- 40 tuổi, 15 người, chiếm 83,33 %, số cán bộ trên 40 tuổi, 03 người, chiếm 16,66%. Về thâm niên công tác: trên 30 năm có 1 cán bộ; từ 10-20 năm có 2 cán bộ; số còn lại có số năm công tác từ 2 -8 năm. Như vậy, số lượng cán bộ được đào tạo chuyên môn chủ yếu về bảo tàng học, quản lý văn hóa, văn hóa du lịch, chỉ số ắt là quản trị kinh doanh và văn học; về cơ bản đã đảm nhận và thực hiện các công việc của công tác quản lý như tiến hành khảo sát, điền dã, nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, lập hồ sơ di tắch, đề nghị xếp hạng, tư vấn kiểm định hồ sơ dự án trùng tu, tu bổ di tắchẦ

- Đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước về di tắch lịch sử - văn hóa ở thành phố Đồng Hới.

Đội ngũ quản lý Nhà nước về di tắch lịch sử - văn hóa của thành phố xét cả về số lượng và chất lượng đã đáp ứng được yêu cầu của các nhiệm vụ. Đến tháng 6/2017, tại Phòng Văn hóa - Thông tin có 07 công chức; tại 16 xã, phường thuộc UBND thành phố có 31 công chức Văn hóa - Xã hội, trong đó công chức nữ là 24/38 người (chiếm 63,15 %); công chức là đảng viên có 38/38 người (chiếm 100 %).

- Về độ tuổi:

Bảng 2.1. Tỷ lệ đội ngũ quản lý về DTLS - VH thành phố theo độ tuổi TIÊU CHÍ SỐ LƯỢNG (người) TỶ LỆ (%)

Dưới 30 tuổi 01 2,6

Từ 31-50 tuổi 35 91,1

Trên 50 tuổi 02 5,3

Dưới 30 tuổi Từ 31-50 tuổi Trên 50 tuổi

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ đội ngũ quản lý về DTLS - VH thành phố theo độ tuổi

Có thể nói, đội ngũ quản lý Nhà nước về DTLS - VH thành phố từ 50 tuổi trở lên và dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ thấp, còn lại từ độ tuổi 30 - dưới 50 (chiếm đến 91,1%). Đây là độ tuổi hội tụ đầy đủ kinh nghiệm và trình độ nhằm thực thi công vụ tốt nhất, đồng thời sẽ còn đủ sức khoẻ và thời gian để học hỏi nâng cao trình độ. Độ tuổi trên 50 có nhiều kinh nghiệm thực tế để giải quyết công việc nhưng lại khó tiếp thu những kỹ năng mới và cũng khó có thể thắch nghi với những thay đổi.

- Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Bảng 2.2. Tỷ lệ đội ngũ quản lý về DTLS - VH thành phố theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ

TIÊU CHÍ SỐ LƯỢNG TỶ LỆ (%)

Thạc sỹ 03 7,9

Đại học 35 92,1

Cao đẳng, TC 0 0

Thạc sỹ Đại học

Cao đẳng, Trung cấp

(Nguồn: UBND thành phố, tháng 6/2017)

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu đội ngũ quản lý về DTLS - VH thành phố theo trình độ chuyên môn

Qua biểu đồ 2.2 tathấy, Trình độ chuyên môn của đội ngũ quản lý DTLS LS Ờ VH hiện nay có thể nói là cao: có 03 người trình độ thạc sỹ (chiếm 7,9%), 35 người đạt trình độ đại học (chiếm 92,01 %), không có trình độ trung cấp, cao đẵng. Các công chức đều có chuyên ngành đào tạo về ngành văn hóa, ngữ văn và lịch sử; chỉ có 03 công chức đào tạo trái ngành (ngành Kinh tế) nhưng đang đào tạo lại.

- Ngoài ra còn có 02 Ban Quản lý di tắch cấp phường. Thành phần của BQL di tắch bao gồm: Trưởng BQL di tắch phường là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND phường, Phó ban Thường trực của BQL di tắch là tổ trưởng Tổ dân phố; các thành viên trong BQL là trưởng các tổ chức chắnh trị xã hội của Phường, gồm: Hội trưởng Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, Hội trưởng Hội phụ nữ, Bắ thư Đoàn Thanh niên...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DI TÍCH LỊCH sử văn hóa TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐỒNG hới, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 50 - 55)