Nội dung quản lý nhà nước về di tắch lịch sử-văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DI TÍCH LỊCH sử văn hóa TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐỒNG hới, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 37 - 43)

1.2. Quản lý nhà nước về Di tắch lịch sử-văn hóa

1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về di tắch lịch sử-văn hóa

Di tắch lịch sử - văn hóa là một bộ phận quan trọng cấu thành DSVH. Vì vậy, việc QLNN về DTLS-VH cần phải được tiến hành theo nội dung QLNN về DSVH được quy định tại Điều 54, Luật DSVH năm 2001, như: Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược quy hoạch, chắnh sách cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị DSVH, DTLS - VH; Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về DSVH, DTLS - VH; Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DSVH, DTLS - VH; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về DSVH, DTLS - VH; Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về DSVH; Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị DSVH; Tổ chức chỉ đạo, khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị DSVH; Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị DSVH, DTLS - VH; Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại tố các và xử lý vi phạm pháp luật về DSVH, DTLS - VH.

Từ các nội dung trên cho thấy QLNN về DTLS-VH có nội dung khá đa dạng, phong phú, tuy nhiên trong phạm vi của đề tài, có thể xác định một số nội dung cơ bản sau:

1.2.3.1. Quy hoạch và ban hành, tổ chức thực hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chắnh sách về di tắch lịch sử - văn hóa

Quy hoạch hệ thống DTLS - VH là việc làm quan trọng, có ý nghĩa đối với ngành Văn hóa và mỗi địa phương. Để xây dựng quy hoạch có tắnh khả thi, đạt hiệu quả yêu cầu chủ thể quản lý DTLS-VH phải nắm rõ chủ trương, đường lối của Đảng, chắnh sách, pháp luật của Nhà nước về văn hóa nói chung và DTLS -VH nói riêng, đồng thời cần khảo sát, đánh giá đầy đủ, chắnh xác thực trạng hệ thống DTLS

- VH, tình hình kinh tế-xã hội của địa phương; vị trắ vai trò của DTLS - VH đối với đời sống xã hội; các yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến công tác QLNN về DTLS - VH. Quy hoạch phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, phục vụ quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương.

Quy hoạch hệ thống DTLS - VH cần được đánh giá toàn diện, đầy đủ về thực trạng hệ thống DTLS - VH của địa phương, nêu bật những ưu điểm, tồn tại và hạn chế; phải xác định rõ mục đắch, yêu cầu, nội dung và nhiệm vụ thực hiện quy hoạch trung, dài hạn; phân công trách nhiệm cho các cơ quan, ban ngành liên quan, UBND các cấp cụ thể, để tổ chức thực hiện theo đúng chức năng, thẩm quyền được phân cấp quản lý. Trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch, các cơ quan, ban ngành liên quan, UBND các cấp cần tắch cực phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ để thực hiện đạt kết quả. Ngoài ra đó cũng là khung pháp lý để định hướng phát triển văn hoá, thực hiện QLNN về DTLS -VH của địa phương trong một giai đoạn.

Cùng với việc xây dựng quy hoạch, chủ thể quản lý cần xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chắnh sách về DTLS - VH. Hệ thống văn bản này là hành lang pháp lý, là công cụ, phương tiện để nhà quản lý tổ chức thực hiện nhiệm vụ QLNN về DTLS -VH. Cơ quan QLNN phải thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cho nhân dân hiểu rõ về chủ trương, đường lối của Đảng, chắnh sách, pháp luật của Nhà nước đối với DTLS - VH; đồng thời tạo điều kiện để người dân tham gia quản lý, phát huy giá trị di tắch cùng với cơ quan chức năng.

1.2.3.2. Tổ chức bộ máy và đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực thực hiện quản lý nhà nước về Di tắch lịch sử - văn hóa

Xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý DTLS - VH nhằm mục đắch khắc phục những tồn tại, bất cập hiện nay, qua đó củng cố bộ máy, tạo cơ sở vững chắc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng tốt hơn. Trong quá trình xây dựng tổ chức bộ máy, cần chú trọng mối quan hệ đặc biệt là quản lý chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ về công tác bảo vệ và phát huy giá trị DSVH vật thể. Hoàn thiện cơ chế quản lý di tắch theo hướng đẩy mạnh phân cấp quản lý, quy định rõ

ràng, cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng ban, ngành chức năng, chắnh quyền các cấp, phân cấp về tu bổ, tôn tạo di tắch, bảo tồn và phát huy giá trị các di vật, cổ vật, bảo vật và các loại hình DSVH phi vật thể khác. Cần thực hiện việc quản lý DTLS - VH theo hướng: chắnh quyền các cấp thực hiện chức năng QLNN về DTLS - VH, ngành VH,TT quản lý chuyên môn và chịu trách nhiệm tham mưu UBND các cấp trong việc bảo tồn và phát huy tác dụng của DTLS - VH.

Hoạt động QLNN về DTLS - VH mang tắnh khoa học, yêu cầu có tắnh chuyên môn cao; vì vậy, phải có đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực thực sự mới đủ khả năng để nghiên cứu, bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị của di tắch theo đúng khoa học chuyên ngành. Do đó, yêu cầu bộ máy Nhà nước phải xây dựng đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, có chất lượng về chuyên môn, nghiệp vụ. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất, cần quan tâm. Cơ quan QLNN về lĩnh vực này cần chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực làm nhiệm vụ QLNN về DTLS -VH, xem đây là việc làm thường xuyên, liên tục. Hằng năm, UBND các cấp, Sở VHTT tổ chức mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức tham gia QLNN về di tắch, đồng thời cử cán bộ tham gia các lớp học, khóa học bồi dưỡng trong và ngoài nước ở trình độ cao hơn. Đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ QLNN về DTLS-VH cần phải có kiến thức chuyên môn, am hiểu về Luật DSVH, các chủ trương, chắnh sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về di tắch, cũng như yêu cầu về kỹ thuật tu bổ, tôn tạo di tắch.

1.2.3.3. Huy động, sử dụng các nguồn vốn phục vụ các nhiệm vụ bảo vệ và phát huy giá trị Di tắch lịch sử - văn hóa

Nguồn vốn là yếu tố quan trọng, cơ bản, quyết định khả năng thực hiện chương trình bảo quản, tu bổ chống xuống cấp di tắch. Có 03 nguồn tài chắnh chủ yếu tham gia tắch cực vào quá trình bảo vệ, tu bổ, phục hồi hệ thống di tắch, đó là:

Một là, kinh phắ từ ngân sách Nhà nước cấp: Hàng năm, Nhà nước dành một khoản kinh phắ khá lớn cho mục tiêu chống xuống cấp di tắch.

Hai là, kinh phắ từ phong trào XHH hoạt động bảo tồn, tu bổ, tôn tạo di tắch, trong đó có kinh phắ do người dân, doanh nghiệp đóng góp; các tổ chức nước ngoài

hỗ trợ, như tổ chức UNESCOẦ

Ba là, nguồn thu từ hoạt động phát huy giá trị di tắch (khai thác các lễ hội, vé vào tham quan di tắch, công đức).

Các cơ quan QLNN có trách nhiệm huy động các nguồn vốn đầu tư tu bổ, tôn tạo di tắch, nhất là các nguồn XHH. Ngân sách Nhà nước tập trung đầu tư cho các di tắch lịch sử, di tắch cách mạng và kháng chiến, các di tắch khảo cổ học. Các di tắch khác được đầu tư một lần bằng nguồn ngân sách Nhà nước và một phần bằng các nguồn vốn khác. Nguồn thu từ hoạt động phát huy giá trị di tắch được Nhà nước cho giữ lại đầu tư tu bổ, tôn tạo di tắch. Các cơ quan QLNN không chỉ có trách nhiệm huy động mà còn có các giải pháp quản lý đầu tư, tôn tạo, trùng tu DTLS -VH hiệu quả từ các nguồn vốn có được, trên cơ sở đó phát huy các giá trị DTLS -VH ra cộng đồng.

1.2.3.4. Quản lý quá trình tôn tạo và tổ chức khai thác các giá trị Di tắch lịch sử - văn hóa

Tôn tạo di tắch là hoạt động nhằm tăng cường khả năng sử dụng, khai thác và phát huy giá trị di tắch nhưng không làm ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tắch, cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái của di tắch.

Quản lý quá trình tôn tạo di tắch là quản lý hoạt động tăng cường sử dụng, khai thác và phát huy giá trị di tắch, giữ vững yếu tố nguyên bản và không làm ảnh hưởng đến cảnh quan, không gian, môi trường di tắch.

Để quản lý tốt quá trình tôn tạo di tắch, cơ quan thẩm quyền cần quán triệt Luật DSVH, Luật sửa đổi, bổ sung Luật DSVH năm 2009, Nghị định số 70/2012/NĐ - CP ngày 18/9/2012 Chắnh phủ Quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi DTLS-VH; Thông tư số 18/2012/TT-BVHTT&DL ngày 28/12/2012 của Bộ VH,TT&DL Quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tắch; Chỉ thị số 73/CT-BVHTTDL ngày 19/5/2009 của Bộ VH,TT&DL về tăng cường các biện pháp quản lý di tắch và các hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi di tắch. Theo đó, cơ quan thẩm quyền có trách nhiệm hướng dẫn và yêu cầu các tổ chức, cá nhân khi triển khai tôn tạo, sửa

chữa di tắch phải được sự cho phép của cơ quan chức năng. Các dự án tôn tạo di tắch phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo giữ gìn tối đa những yếu tố gốc, các vật liệu thay thế phải phù hợp, đội ngũ công nhân thực hiện phải có tay nghề cao, am hiểu về lịch sử - văn hóa, có kiến thức về kiến trúc, khảo cổ, dân tộc học, có chứng chỉ hành nghề. Mặt khác, trước khi tôn tạo di tắch, đơn vị thi công phải thông báo cho nhân dân biết, tham gia giám sát quá trình tôn tạo di tắch. Cơ quan QLNN về di tắch yêu cầu các chủ thể tôn tạo di tắch cam kết thực hiện đúng theo quy định pháp luật.

Quản lý quá trình tôn tạo di tắch là quản lý sự chấp hành các quy định pháp luật trong việc tôn tạo DTLS-VH và đánh giá kết quả sử dụng, khai thác, phát huy giá trị di tắch. Di tắch được tôn tạo thực hiện trên cơ sở quy hoạch di tắch của địa phương và thực hiện đạt các mục đắch, yêu cầu, mục tiêu đề ra. Quản lý thực hiện tôn tạo di tắch phải gắn liền với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, để thuận lợi trong việc triển khai thực hiện tôn tạo, tu bổ di tắch và khai thác, phát huy giá trị di tắch hiệu quả.

Bên cạnh đó, cơ quan QLNN về di tắch còn quản lý việc khai thác giá trị di tắch. Các giá trị di tắch được khai thác nhằm phục vụ nhu cầu đời sống tinh thần và phát triển kinh tế của xã hội; tránh tình trạng thương mại hóa trong khai thác di tắch, làm ảnh hưởng đến hình ảnh, giá trị vốn có của nó. Cơ quan QLNN về di tắch cần kết hợp hài hòa giữa khai thác và tu bổ di tắch, để bảo tồn di tắch có hiệu quả.

1.2.3.5. Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học về Di tắch lịch sử - văn hóa

Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học về DTLS -VH là việc làm có ý nghĩa quan trọng, cần thiết nhằm mục đắch nghiên cứu, tìm kiếm phát hiện thêm những giá trị mới vẫn còn tiềm ẩn trong mỗi DTLS -VH, đồng thời quảng bá, giới thiệu với nhân dân trong nước và quốc tế về những giá trị tiêu biểu, đặc sắc của DTLS -VH ở địa phương.

Hoạt động nghiên cứu khoa học phải xuất phát từ thực tiễn xã hội và phục vụ nhu cầu cuộc sống của con người. Đối với nghiên cứu khoa học về DTLS-VH, kết

quả mang lại là những giá trị tinh thần đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của con người. Các giá trị đó nhằm giáo dục lịch sử, truyền thống dân tộc, xây dựng niềm tin, lý tưởng cách mạng, tinh thần yêu nước, ý thức tự tôn dân tộcẦ cho mọi người dân.

Để quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, cần phải chỉ đạo, định hướng nội dung, đối tượng, mục đắch, yêu cầu và mục tiêu cần đạt được. Hoạt động nghiên cứu khoa học về DTLS-VH cần có sự định hướng chú trọng chất lượng, hiệu quả ứng dụng và vận dụng kết quả nghiên cứu vào cuộc sống.

Để thực hiện được định hướng đó, cần xây dựng đội ngũ các nhà khoa học nghiên cứu về lịch sử-văn hóa có chất lượng; quan tâm đầu tư kinh phắ, trang thiết bị, ban hành cơ chế thuận lợi để các nhà khoa học nghiên cứu, tìm ra những giá trị tiềm ẩn trong DTLS-VH, phục vụ nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân và góp phần QLNN về DTLS - VH đạt hiệu quả.

1.2.3.6. Thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý nhà nước về Di tắch lịch sử - văn hóa

Công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động văn hóa nói chung và hoạt động QLNN về DTLS - VH nói riêng là hoạt động thường xuyên, cần thiết trong QLNN về văn hóa. Thông qua thanh tra, kiểm tra, Nhà nước phát hiện và ngăn chặn những vấn đề tiêu cực nảy sinh trong công tác quản lý, hoạt động văn hóa, kịp thời điều chỉnh làm lành mạnh hóa các hoạt động văn hóa.

Tổ chức thanh tra, kiểm tra, Nhà nước sẽ thiết lập lại trật tự cho các hoạt động văn hóa nói chung, quản lý DTLS-VH nói riêng, đưa quản lý DTLS-VH hoạt động theo đúng quy định pháp luật. Những vấn đề sai phạm, các hoạt động văn hóa và quản lý DTLS-VH bị lợi dụng, bị thương mại hóa sẽ được phát hiện và chấn chỉnh. Để hoạt động thanh tra, kiểm tra QLNN về DTLS-VH đạt hiệu quả, cơ quan chức năng cần bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật; tăng cường phối kết hợp với các cơ quan, đoàn thể, tổ chức chắnh trị, xã hội liên quan; kiện toàn và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ thanh tra chuyên ngành và liên ngành từ trung ương đến cơ sở; tổ chức và sắp xếp lại các cơ quan QLNN cũng như các cơ quan sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ văn hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DI TÍCH LỊCH sử văn hóa TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐỒNG hới, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 37 - 43)