Thực trạng quản lý Di tắch lịch sử-văn hóa ở thành phố Đồng Hới, tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DI TÍCH LỊCH sử văn hóa TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐỒNG hới, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 55 - 65)

2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về Di tắch Lịch sử-văn hóa ở thành phố Đồng Hới,

2.2.2. Thực trạng quản lý Di tắch lịch sử-văn hóa ở thành phố Đồng Hới, tỉnh

tỉnh Quảng Bình

Trong những năm qua, hoạt động quản lý DTLS - VH ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình đã được thực hiện theo các nội dung cụ thể quy định tại Điều 54 của Luật di sản văn hóa. Trong quá trình nghiên cứu về hoạt động quản lý di tắch

ở thành phố Đồng Hới, tác giả đi sâu nghiên cứu tập trung những nội dung nổi bật nhất thể hiện được vai trò, chức năng của các cơ quan quản lý, đánh giá những thành công cũng như hạn chế trong công tác quản lý di tắch của thành phố Đồng Hới trong thời gian vừa qua.

2.2.2.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, dự án bảo tồn Di tắch lịch sử - văn hóa.

Việc xây dựng quy hoạch cho di tắch là nhiệm vụ quan trọng đầu tiên của cơ quan quản lý di tắch. Hiện nay, việc xây dựng quy hoạch được căn cứ vào Nghị định 70/2012/NĐ-CP quy định về việc thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tắch lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh. Trong đó bao gồm Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi hệ thống di tắch (quy hoạch hệ thống di tắch) và Quy hoạch tổng thể bảo quản, tu bổ, phục hồi di tắch (quy hoạch tổng thể di tắch). Các di tắch được đưa vào Quy hoạch tổng thể của tỉnh trong đó có quy hoạch cho các di tắch trên địa bàn thành phố, đó là quy hoạch đối với một di tắch quốc gia đặc biệt, cụm di tắch quốc gia, di tắch cấp tỉnh theo từng quần thể phân bố trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố.

Ngày 29/12/2015, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3828/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Văn hóa tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, Quy hoạch công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tắch lịch sử - văn hóa.

Để thực hiện chương trình quy hoạch tổng thể, UBND thành phố đã xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, đồ án quy định đáp ứng phát triển lâu dài, đảm bảo tắnh khoa học, tắnh hợp lý. Căn cứ vào đặc điểm phân bố di sản văn hoá và không gian sinh sống của cộng đồng, chủ thể quản lý và thực hành văn hoá, các cơ quan có thẩm quyền xây dựng quy hoạch và triển khai vùng đệm bảo vệ di sản văn hoá tại các địa bàn một cách thắch hợp. Phối hợp với tỉnh tổ chức điều tra khảo sát, đánh giá toàn diện giá trị, ý nghĩa của các di tắch; tổng kiểm kê phổ thông với tất cả các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể trên địa bàn; lập hồ sơ khoa học cho toàn bộ các di tắch đã kiểm kê để đưa vào lưu trữ bằng các phương tiện hiện đại. Lập quy hoạch, dự án tôn tạo, bảo tồn những di tắch lịch sử văn hoá đặc biệt quan trọng, bảo tồn những giá trị

văn hoá phi vật thể tiêu biểu có nguy cơ mai một của thành phố Đồng Hới.

Các hoạt động bảo tồn và phát huy gồm: Bảo tồn, trùng tu di tắch; cải tạo, xây dựng kỹ thuật hạ tầng; xây dựng các công trình quản lý dịch vụ; bảo vệ cảnh quan môi trường và nghiên cứu khôi phục các giá trị văn hóa phi vật thể. Bảo tồn phải gắn với phát huy những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của di tắch, với sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, sự phát triển của các ngành hữu quan, nhất là các ngành Du lịch, Giao thông, Xây dựng,Ầ Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tắch nhằm đặt cơ sở pháp lý và khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của các ngành và địa phương. Việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tắch lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh đã đảm bảo không làm sai lệch các giá trị và đặc điểm vốn có của di tắch; tạo sự hài hoà giữa phát triển kinh tế, quá trình đô thị hoá với bảo vệ các di tắch; ngăn chặn tình trạng lấn chiếm đất đai và xây dựng các công trình vi phạm khu vực bảo vệ của di tắch. Đã tập trung tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp các di tắch cấp quốc gia và di tắch cấp tỉnh. Đến nay, có 90% số di tắch cấp quốc gia và 70% di tắch cấp tỉnh trên địa bàn thành phố cơ bản được tu bổ, tôn tạo. Thực hiện xây dựng quy hoạch và bảo tồn, tôn tạo các khu di tắch trọng điểm như khu di tắch Thành Đồng Hới, Quảng Bình Quan, Lũy Đào Duy Từ...

Về quy hoạch theo cụm tuyến: Thành phố Đồng Hới thuộc Cụm 2, trong quy hoạch di tắch lịch sử - văn hóa, như: Các di tắch thuộc thành phố Đồng Hới, trong đó chủ đạo là di tắch Thành Đồng Hới, các địa điểm Bác Hồ về thăm Quảng Bình năm 1957; Cửa biển Nhật Lệ; Quảng Bình Quan; di tắch khảo cổ học Bàu Tró; Khu giao tế Quảng BìnhẦ

2.2.2.2. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về DTLS - VH

Trong những năm gần đây, lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị DSVH nói chung và DTLS - VH nói riêng được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, nhiều chủ trương, chắnh sách cùng các văn bản pháp quy về lĩnh vực này đã được ban hành. Điều này được thể hiện rõ bằng việc Luật di sản văn hóa được thông qua và áp dụng vào thực tế. Luật di sản văn hóa đã tạo hành lang pháp lý cho việc bảo vệ

và phát huy giá trị DSVH, góp phần thiết thực vào công cuộc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đối với thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, ngay từ những năm đầu thành lập thành phố, Đảng bộ và chắnh quyền địa phương đã dành nhiều quan tâm đến lĩnh vực DSVH, cụ thể là DTLS-VH coi đó là một thế mạnh tiềm năng cần phát huy, khai thác phục vụ sự phát triển chung của toàn tỉnh. Đến năm 2013, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 28/2013/QĐ-UBND tỉnh ngày 24/6/2013 về việc ban hành quyết định phân cấp quản lý di tắch lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh trong đó có phân cấp quản lý cho thành phố Đồng Hới, từ đó nhằm quy định quản lý di tắch theo phân hạng di tắch lịch sử được công nhận.

Ngoài các văn bản trên, thành phố Đồng Hới thực hiện công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị của DSVH, di tắch lịch sử văn hóa trên địa bàn theo quy chế quản lý của tỉnh như: Quy chế quản lý di vật, cổ vật; Quyết định phân cấp thẩm quyền quản lý các di tắch - danh thắng tại Quảng Bình...

Tuy nhiên, DTLS - VH vẫn chưa được bảo tồn, phát huy giá trị cao, chưa thường xuyên phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa các cấp, các ngành để biến các di sản văn hóa thực sự trở thành những sản phẩm du lịch, nhằm đưa du lịch vào hoạt động, tạo buớc phát triển mạnh mẽ, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình và giữ gìn được DTLS - VH vốn có của nó.

Công tác quy hoạch phát triển du lịch Quảng Bình giai đoạn 2010 đến năm 2020 của tỉnh trong đó có quy hoạch phát triển du lịch thành phố Đồng Hới, tuy nhiên chưa thật được chú trọng và hướng sự quan tâm của toàn xã hội, các ngành, các cấp đến việc bảo tồn và phát huy tác dụng của di tắch trong phát triển du lịch. Vì thế các điểm DTLS - VH ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình bị xuống cấp, chưa được phát huy giá trị, bảo vệ trùng tu, công tác quản lý gặp nhiều lúng túng. Mặc dù việc giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa quản lý chuyên môn của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch với việc bảo vệ, trùng tu, khai thác của chắnh quyền địa phương là một vấn đề tế nhị, phức tạp, nhưng không phải là không thể giải quyết được. Trong quy hoạch mới về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 đến 2020 của tỉnh nói chung, của thành

phố Đồng Hới nói riêng sẽ có những định hướng, tạo sự gắn kết trong công tác bảo tồn và phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế và văn hóa, du lịch ngày càng cao.

2.2.2.3. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về di tắch lịch sử - văn hóa

Hằng năm, UBND tỉnh, Sở Văn hóa, UBND thành phố và BQL di tắch tỉnh đều tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền, hướng dẫn các văn bản pháp quy của trung ương cũng như của tỉnh có liên quan đến DSVH, DTLS - VH. Đối tượng tham gia các lớp tập huấn là các lãnh đạo phòng Văn hóa - Thông tin thành phố, huyện, thị xã; đại diện các BQL di tắch địa phương, cán bộ văn hóa xã hội cấp xãẦ Nội dung phổ biến trong các lớp tập huấn bao gồm: Giá trị của DSVH; Phát huy giá trị di tắch phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội; Vai trò, trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ DSVH; Luật di sản văn hóa năm 2001 được sửa đổi, bổ sung năm 2009; Các văn bản dưới luật như: các Nghị định, Thông tư, Chỉ thịẦcó liên quan đến DSVH, DSLS - VH; Các văn bản do UBND tỉnh, Sở VHTT ban hành Quy định về quản lý di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh, thành phốẦ

Trên cơ sở nhận thức rõ những văn bản pháp quy mà nâng cao vai trò, trách nhiệm trong tiến trình bảo tồn DSVH dân tộc. Điều cơ bản cần tuân thủ những nguyên tắc đã được nêu ra trong các văn bản pháp lý của Đảng và Nhà nước. Ở cấp xã, phường việc tuyên truyền về bảo vệ DSVH, bảo vệ di tắch lịch sử văn hóa được thực hiện chủ yếu thông qua hệ thống đài phát thanh nhất là vào các ngày DSVH 23/11, dịp lễ hội Ầ cộng đồng cư dân tập hợp rất đông, các địa phương đã cho phát thanh, loa đài ở các điểm này để tuyên truyền về di tắch, một số văn bản về DSVH vật thể và DSVH phi vật thể (phong tục, lễ hội). Ngoài ra, còn tổ chức được các buổi nói chuyện, sinh hoạt tập thể, các chương trình văn nghệ, mở các cuộc vận động tuyên truyền, quán triệt pháp luật về bảo vệ di tắch lịch sử văn hóa, giới thiệu về lịch sử, giá trị của di tắch ở địa phương. Từ đó hình thành được ý thức trách nhiệm của mỗi người dân đối với việc bảo vệ, giữ gìn các di tắch nơi mình đang sinh sống, khơi dậy được lòng trân trọng của cộng đồng đối với các DSVH của địa phương.

Việc tìm hiểu, nghiên cứu và đến tham quan di tắch là do nhu cầu của công chúng, tuy nhiên không phải ai cũng có điều kiện đến di tắch. Do vậy việc giới thiệu, quảng bá di tắch bằng các nguồn thông tin đại chúng là điều rất cần thiết nhất là trong điều kiện hiện nay khi mà công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ. Những năm qua, ngành văn hóa của tỉnh cũng như của thành phố đã tổ chức giới thiệu, quảng bá về DSVH nói chung, di tắch lịch sử văn hóa nói riêng trên báo Quảng Bình, Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Đài phát thanh thành phố và các website cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh, Sở Văn hóa, UBND thành phố cũng có những chuyên mục văn hóa, di tắch, lễ hội, phong tục tập quánẦthường xuyên đưa tin bài, ảnh về các di tắch lịch sử văn hóa của địa phương. Việc giới thiệu, quảng bá về di tắch cũng được chắnh quyền địa phương, các BQL di tắch tiến hành in ấn, xuất bản các cuốn sách, các tờ gấpẦ giới thiệu về di tắch, lễ hội tại di tắch tiêu biểu như: Di tắch Thành Đồng Hới, Tượng đài Mẹ suốt, Cổng bình Quan, Lũy Đào Duy Từ,.... Nhìn chung các hình thức in ấn, xuất bản vẫn chưa thường xuyên và cũng chỉ tập trung tại một số di tắch tiêu biểu, các điểm di tắch có nhiều khách tham quan.

2.2.2.4. Công tác huy động nguồn lực để bảo tồn, phát huy giá trị Di tắch lịch sử - văn hóa.

Với số lượng di tắch được xếp hạng, nhiều di tắch đã được đầu tư kinh phắ để tu bổ, chống xuống cấp. Thông qua các hình thức này, nhiều di tắch được tu bổ tôn tạo, chống được sự hủy hoại, xuống cấp, thiết thực đưa vào phục vụ đời sống cộng đồng. Dự án tu bổ, tôn tạo được thực hiện trong giai đoạn từ năm 2010-2015 nhằm phục hồi các cấu kiện theo nguyên gốc, tu bổ gia cường các cấu kiện bị xuống cấp. Dự án tu bổ, tôn tạo nhằm vào các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, đáp ứng các yêu cầu về kiến trúc nghệ thuật và giá trị lịch sử văn hóa truyền thống, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân địa phương. Kết quả của dự án tu bổ, tôn tạo đã giữ gìn tối đa các thành phần kiến trúc gốc. Các cấu kiện bị hỏng đã được nối, vá, ghép và sửa chữa theo đúng quy trình, nguyên tắc tu bổ, tôn tạo.

Hiện nay việc tu bổ, tôn tạo di tắch được thực hiện chủ yếu bằng hai nguồn: Thứ nhất, thông qua sự hỗ trợ của nhà nước, kinh phắ theo chương trình mục tiêu

quốc gia, chống xuống cấp di tắch; Thứ hai, huy động các nguồn lực từ cộng đồng (khoản tài trợ, công đức và các khoản thu khác) - đây là hình thức xã hội hóa hoạt động bảo tồn di tắch. Ở nguồn thứ nhất - từ nguồn ngân sách nhà nước cấp và UBND tỉnh: Hằng năm, nhà nước dành một khoản kinh phắ cho việc chống xuống cấp các di tắch trong đó có các di tắch đã được nhà nước xếp hạng ở cấp đặc biệt quan trọng và di tắch quốc gia. Khoản kinh phắ này sẽ đầu tư theo tình trạng các hạng mục công trình trong đó bao gồm: di tắch bị hư hỏng nặng cần tu sửa cấp thiết, di tắch đã xuống cấp, di tắch được thực hiện chế độ bảo quản, duy trì. Cũng như các địa phương khác trong cả nước, các di tắch ở thành phố Đồng Hới được đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa.

Nguồn vốn đầu tư huy động ngoài vốn ngân sách của Nhà nước gồm: vốn đầu tư của các thành phần kinh tế, vốn đầu tư nước ngoài, vốn tài trợ và nguồn thu của di tắch (xã hội hóa).

Nguồn đầu tư từ phương thức xã hội hóa chủ yếu là các di tắch mang yếu tố tắn ngưỡng, tôn giáo. Thành phố Đồng Hới trong những năm qua trên cơ sở chủ trương thông qua đề án xã hội hóa cũng như nhờ sự hỗ trợ tắch cực của các thành phần kinh tế, các nhà hảo tâm, những người tâm huyết với di tắch đã góp phần quan trọng trong việc đầu tư vốn cho trùng tu tôn tạo di tắch. Cụ thể trong từ 2010 đến tháng 6/2017 thu hút nguồn đầu tư trong công tác trùng tu tôn tạo di tắch là gần 10 tỷ đồng. So với các địa phương khác trong tỉnh thì với mức đầu tư trên chưa phải là nhiều, song đó là cả một sự phấn đấu lớn.

Về phân bổ và sử dụng các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước cho di tắch: Phân bổ và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư cho di tắch có ý nghĩa quan trọng. Việc sử dụng vốn có hiệu quả được thể hiện ở chỗ: với một nguồn lực có hạn vẫn tạo được hiệu quả đầu tư cao, sử dụng vốn đầu tư đúng mục đắch, đúng đối tượng, tránh được lãng phắ vốn đầu tư. Theo thống kê từ phòng Văn hóa Thông tin, UBND thành phố Đồng Hới và Sở Văn hóa thông tin với nguồn vốn chương trình mục tiêu của Chắnh phủ, vốn đầu tư phát triển du lịch và ngân sách địa phương đã đầu tư gần 8 tỷ đồng cho công tác trùng tu, tôn tạo di tắch và danh thắng; ngân sách địa phương là gần 02 tỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DI TÍCH LỊCH sử văn hóa TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐỒNG hới, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 55 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)