Vai trò của hoạt động tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội – chi nhánh hà nội (Trang 27 - 29)

1.2. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại

1.2.3. Vai trò của hoạt động tín dụng ngân hàng

Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện đại, các quan hệ kinh tế đều hoạt động theo cơ chế thị trƣờng trong đó quan hệ tín dụng là một trong những quan hệ đặc trƣng của nền kinh tế trong vấn đề huy động vốn kinh doanh cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp luôn luôn vận động phát triển đi lên nên luôn đòi hỏi quy mô vốn lớn cho nên tín dụng ngân hàng là một trong những nguồn vốn tối ƣu để doanh nghiệp có thể khai thác. Các doanh nghiệp phát triển cũng có nghĩa là nền kinh tế phát triển. Nhƣ vậy, tín dụng ngân hàng là đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy sự tăng trƣởng kinh tế và góp phần điều hành nền kinh tế thị trƣờng. Vai trò của tín dụng ngân hàng đƣợc thể hiện trên các khía cạnh sau:

Thứ nhất: Tín dụng Ngân hàng làm tăng hiệu quả kinh tế.

Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh dựa trên vốn chủ sở hữu và vốn chiếm dụng trong đó có vốn chiếm dụng thƣơng mại và vốn vay ngân hàng. Đây là một trong những đòn bảy tài chính cho doanh nghiệp phát triển và cũng là nguồn tài trợ hiệu quả bởi vì nguồn vốn này sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh, là động lực thúc đẩy cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn khi có áp lực chi phí vốn phải trả. Vậy để có thể vay vốn đƣợc từ ngân hàng thì các doanh nghiệp cần phải nâng cao uy tín của mình đối với ngân hàng, đảm bảo đƣợc các nguyên tắc tín dụng. Muốn vậy, trong các dự án kinh doanh của mình, doanh nghiệp phải lựa chọn dự án có mức sinh lãi cao nhất. Để các dự án khả thi, doanh nghiệp phải tìm hiểu thị trƣờng khai thác thông tin để định lƣợng hoạt động kinh doanh của mình sao cho có hiệu quả. Điều đó làm tăng hiệu quả kinh tế của dự án, phƣơng án kinh doanh của doanh nghiệp và cũng làm tăng hiệu quả sử dụng đồng vốn cho vay của Ngân hàng.

Thứ hai: Tín dụng ngân hàng góp phần vào quá trình vận động liên tục của nguồn vốn, làm tăng tốc độ chu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế tạo cơ chế phân phối vốn một cách có hiệu quả.

Một nền kinh tế thị trƣờng luôn bị ảnh hƣởng bởi rất nhiều yếu tố, sự biến động của thị trƣờng, nhiều lúc không tuân theo quy luật khiến cho doanh nghiệp khó có thể dự báo chính xác cho kế hoạch kinh doanh của mình, cho nên trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp luôn có sự không ăn khớp về thời gian và khối lƣợng giữa lƣợng tiền cần thiết để dự trữ vật tƣ hàng hoá cho quá trình sản xuất kinh doanh trƣớc đó. Vì vậy, luân chuyển tiền tệ của doanh nghiệp có lúc thừa, có lúc thiếu vốn. Nguồn vốn doanh nghiệp tạm thời nhàn rỗi cùng với các nguồn tiết kiệm từ dân cƣ, nguồn kết dƣ từ ngân sách... đƣợc Ngân hàng thƣơng mại huy động và sử dụng để đầu tƣ cho các doanh nghiệp đang tạm thời thiếu vốn, cho nhu cầu tiêu dùng tạm thời vƣợt quá thu nhập của dân chúng, cũng nhƣ cho nhu cầu chi của ngân sách nhà nƣớc khi chƣa có nguồn thu.

Thông qua cơ chế sàng lọc, giám sát Ngân hàng thƣơng mại sẽ chỉ cho vay các dự án có tính khả thi cao, khả năng thu hồi vốn lớn. Điều này tạo nên một cơ chế phân phối vốn hiệu quả.

Thứ ba: Tín dụng ngân hàng góp phần hỗ trợ các chiến lược kinh tế và chính sách tiền tệ.

Một trong những chức năng quan trọng của Ngân hàng thƣơng mại là khả năng tạo tiền thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán. Khối lƣợng tiền trong nền kinh tế sẽ đƣợc nhà nƣớc giám sát thông qua các hoạt động tạo tiền của hệ thống Ngân hàng, khi nền kinh tế thừa tiền thì nhà nƣớc có thể yêu cầu các Ngân hàng thƣơng mại mua tín phiếu bắt buộc, trái phiếu và khi nền kinh tế thiếu tiền thì Nhà nƣớc yêu cầu khối Ngân hàng thƣơng mại bán lại trái phiếu cho Ngân hàng Nhà nƣớc. Vậy thông qua hệ thống Ngân hàng thƣơng mại sẽ giúp Nhà nƣớc điều chỉnh các chính sách vĩ mô của mình một cách linh hoạt và hiệu quả hơn dựa trên phƣơng thức điều tiết cung tiền của nền kinh tế.

Thứ tư: Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy quá trình mở rộng mối quan hệ giao lưu kinh tế quốc tế.

Trong xu thế nền kinh tế hội nhập toàn cầu, các hoạt động ngoại thƣơng đƣợc thúc đẩy mạnh mẽ trong đó hệ thống ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng trong việc

giao dịch quốc tế. Ngoài các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, nhờ thu hay bảo lãnh quốc tế thì nghiệp vụ tín dụng LC luôn đƣợc các doanh nghiệp sử dụng trong các giao dịch ngoại thƣơng. Chính thông qua các hoạt động nghiệp vụ này sẽ giúp hệ thống các ngân hàng mở rộng thị phần, nâng cao uy tín ra thế giới và thu hút các nguồn lực ngoại nhằm thúc đẩy ngân hàng ngày càng phát triển mở rộng và thịnh vƣợng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội – chi nhánh hà nội (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)