CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.1.5. Phương pháp swot
Phƣơng pháp swot là phƣơng pháp cho phép tác giả nhìn nhận, đánh giá đƣợc điểm mạnh, điểm yếu của vấn đề nghiên cứu để từ đó tìm ra cơ hội và thách
thức trong tƣơng lai. Phƣơng pháp này bao gồm: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức.
- Điểm mạnh
Điểm mạnh (duy trì, xây dựng và làm đòn bẩy), là những tố chất nổi trội xác thực và rõ ràng. Trong chi nhánh Ngân hàng bao gồm:
• Nhân tố con ngƣời:
- Trình độ chuyên môn.
- Các kỹ năng có liên quan, kinh nghiệm công tác. - Mối quan hệ rộng và vững chắc.
- Có trách nhiệm với công việc, tậm tâm và đam mê. - Có khả năng nhạy bén với thị trƣờng.
• Nhân tố công nghệ:
- Tính ƣu việt của công nghệ trong việc nâng cao hiệu quả quản lý tín dụng • Nhân tố hệ thống:
- Chính sách lao động, chính sách tín dụng, chính sách bán hàng
Ví dụ: Tác giả tập trung đánh giá điểm mạnh của chuyên viên tác nghiệp tại đơn vị kinh doanh theo các nội dung về trình độ chuyên môn, sự nhiệt huyết, số năm công tác, sự trách nhiệm, sự nhạy bén với thị trƣờng. Việc đánh giá chuyên viên tác nghiệp đƣợc tiến hành bắt đầu ngay từ chuyên viên quan hệ khách hàng, đến chuyên viên thẩm định, chuyên viên hỗ trợ tín dụng, chuyên viên xử lý nợ và cũng sẽ đánh giá đối với các cấp quản lý cấp trung.
Điểm yếu nhƣ:
• Nhân tố con ngƣời:
- Thiếu kinh nghiệm công tác hoặc kinh nghiệm không thích hợp. - Thiếu sự đào tạo chính quy.
- Hạn chế về các mối quan hệ.
- Thiếu định hƣớng mục tiêu rõ ràng. - Kỹ năng nghề nghiệp chƣa cao.
• Nhân tố hệ thống: Sự thiếu cạnh tranh của các chính sách nhƣ chính sách bán hàng, chính sách tín dụng.
Ví dụ: Tác giả tập trung đánh giá đối tƣợng là chuyên viên thẩm định, chuyên viên quan hệ khách hàng, chuyên viên hỗ trợ tín dụng và xem xét cái thói quen, tính xấu nhƣ thói quen cả nển, thói quen ăn chơi, thói quen cờ bạc… những thói quen xấu sẽ ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng vì tính nhạy cảm hoặc xem xét động lực của cán bộ, trình độ chuyên môn, có làm đúng chuyên môn đƣợc đào tạo không? Khả năng khai thác các mối quan hệ của gia đình? Tất cả những điểm yếu sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng công việc của chuyên viên tín dụng do đó sẽ ảnh hƣởng ý chí của chuyên viên khi xem xét cấp tín dụng cho khách hàng.
- Cơ hội
Từ những điểm yếu sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng khi xem xét cơ hội phát triển tín dụng của ngân hàng, bao gồm:
• Mở rộng thị phần
• Nâng cao chất lƣợng tín dụng cho hệ thống.
Ví dụ: Việc nâng cao chất lƣợng tốt sẽ tạo cơ hội cho ngân hàng phát triển hoạt động tín dụng và đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh.
- Thách thức
Thách thức là những yếu tố bên ngoài gây ra các tác động tiêu cực. Các thách thức hay gặp là:
• Môi trƣờng cạnh tranh thiếu minh bạch. • Công cụ hỗ trợ từ môi trƣờng pháp lý.
Ví dụ: Dƣới áp lực cạnh tranh, các ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay với các điều kiện nới lỏng hơn sẽ gây áp lực phát triển đối với SHB Chi nhánh Hà Nội.