CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.2. Thiết kế nghiên cứu
2.2.1. Xác định vấn đề nghiên cứu
- Tên đề tài nghiên cứu; - Lý do chọn đề tài;
- Câu hỏi nghiên cứu;
- Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu; - Phƣơng pháp nghiên cứu;
- Ý nghĩa đóng góp của đề tài; - Kết cấu của luận văn.
2.2.2. Tìm hiểu và nghiên cứu cơ sở lý luận
Phần cơ sở lý luận: Tìm hiểu và nghiên cứu các khái niệm, lý thuyết liên quan đến chất lƣợng tín dụng của ngân hàng thƣơng mại.
Phần tổng quan tình hình nghiên cứu: Nghiên cứu các tài liệu từ các công trình nghiên cứu nhƣ luận văn thạc sĩ, các bài báo, sách nói về chất lƣợng tín dụng.
Trình tự thực hiện:
- Tìm kiếm các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu: các tạp chí khoa học, các bài báo, các giáo trình, các luận văn, luận án, các văn bản quy phạm pháp luật…
- Đọc các tài liệu thu thập đƣợc: Lựa chọn những nội dung tài liệu tìm kiếm đƣợc phù hợp với đề tài đang nghiên cứu, tiến hành đọc chi tiết nội dung các tài liệu, ghi chép tóm tắt nội dung chính.
- Sắp xếp dữ liệu đã thu thập đƣợc phù hợp với mục tiêu nghiên cứu:
+ Phần tổng quan tình hình nghiên cứu: Sắp xếp các tài liệu nghiên cứu theo trình tự nội dung nghiên cứu, tìm ra các vấn đề mà các đề tài này chƣa đề cập đến để tập trung nghiên cứu và giải quyết.
+ Phần cơ sở lý luận: trình bày khái niệm; các loại hình, vai trò, các nhân tố ảnh hƣởng, sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu, kinh nghiệm trong nƣớc và thế giới. Các dữ liệu đƣợc bố trí, sắp xếp vào các chƣơng, mục phù hợp.
2.2.3. Xây dựng đề cương nghiên cứu
Đề cƣơng nghiên cứu sơ bộ bao gồm các nội dung:
- Phần mở đầu: tính cấp thiết của đề tài; xác định đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu;
- Lịch trình dự kiến thực hiện các nội dung nghiên cứu đề tài (phân chia thời gian thực hiện đề tài);
- Xác định tài liệu tham khảo và tài liệu tham khảo dự kiến;
Sau khi đề cƣơng sơ bộ đƣợc chấp thuận, thì tiến hành các bƣớc tiếp theo nhƣ kế hoạch đề ra đảm bảo về nội dung nghiên cứu và tiến độ thực hiện.
2.2.4. Thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do tổ chức, cá nhân thu thập, sử dụng cho các mục đích có thể là khác với mục đích nghiên cứu của tác giả. Dữ liệu thứ cấp có thể là dƣ liệu chƣa xử lý hoặc đã đƣợc xử lý, có thể lấy ở sách báo, tạp chí khoa học, giáo trình… liên quan đến chất lƣợng tín dụng.
Nguồn dữ liệu bên trong của các tổ chức quản lý nhà nƣớc nhƣ NHNN, thanh tra giám sát nhà nƣớc, ngân hàng thƣơng mại…
Nguồn dữ liệu bên ngoài: Các thông tin có thể thu thập đƣợc từ việc nghiên cứu các sách, tạp chí, luận văn, luận án và các tƣ liệu khoa học khác liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Ƣu điểm của dữ liệu thứ cấp là sẵn có, không mất nhiều thời gian để tìm kiếm, thu thập, có thể tìm kiếm đƣợc cả ở tài liệu trong và ngoài nƣớc. Tuy nhiên, đây là những dữ liệu đã đƣợc nghiên cứu và đánh giá bởi các tác giả trƣớc nên việc áp dụng các dữ liệu này vào đề tài nghiên cứu sẽ không phản ánh chính xác, phù hợp vì bị chênh lệch về không gian và thời gian nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả sẽ hạn chế đến mức tối đa trong việc sử dụng phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp này nhằm đảm bảo tính thực tiễn cao nhất.
2.2.5. Phân tích dữ liệu
Sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ đã nêu ở trên để thống kê - mô tả, phân tích – tổng hợp, so sánh, phỏng vấn chuyên gia, phân tích swot, xử lý dữ liệu để thấy đƣợc thực trạng chất lƣợng tín dụng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội – Chi nhánh Hà Nội.
2.2.6. Giải thích kết quả và hoàn thiện luận văn
Luận văn hoàn thiện phải đạt đƣợc các yêu cầu sau: - Vấn đề đƣợc nghiên cứu.
- Cơ sở lý luận và lý thuyết của vấn đề.
- Các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong thực hiện đề tài.
- Kết quả phân tích và giải thích kết quả phân tích số liệu/ nhận định đánh giá. - Kết luận vấn đề nghiên cứu; đề xuất định hƣớng/biện pháp thực hiện.
- Ý nghĩa áp dụng thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Chƣơng 2 đã chỉ ra chi tiết những phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc thực hiện trong luận văn. Đó là các phƣơng pháp liên quan việc thu thập số liệu thứ cấp và xử lý thông tin. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phƣơng pháp chuyên gia, phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, phƣơng pháp so sánh và phƣơng pháp swot cũng đƣợc áp dụng trong bài. Từ đó tạo cơ sở cho việc thu thập và xử lý dữ liệu một cách dễ dàng và chính xác, giúp tác giả có đầy đủ thông tin trong việc phân tích thực trạng chất lƣợng tín dụng của SHB Hà Nội một cách khách quan và đầy đủ trong Chƣơng 3, từ đó đƣa ra đƣợc những giải pháp để giúp nâng cao chất lƣợng tín dụng tại SHB Hà Nội trong Chƣơng 4.
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI– CHI NHÁNH HÀ NỘI