Phương pháp phỏng vấn chuyên gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội – chi nhánh hà nội (Trang 63 - 64)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.1.4. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia

Phƣơng pháp chuyên gia là phƣơng pháp điều tra qua đánh giá của các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng nhƣ chuyên viên thẩm định, các cấp quản lý trung gian trong hệ thống ngân hàng. Đây là phƣơng pháp hữu ích khi thực hiện nghiên cứu, thông qua phƣơng pháp này tác giả có thể sử dụng trí tuệ, khai thác ý kiến đánh giá của các chuyên gia có trình độ cao để xem xét, nhận định một vấn đề nghiên cứu để tìm ra giải pháp tối ƣu cho vấn đề nghiên cứu.

Phƣơng pháp chuyên gia rất cần thiết không chỉ trong quá trình nghiên cứu mà còn cả trong quá trình nghiệm thu, đánh giá kết quả nghiên cứu, đề xuất giả thuyết nghiên cứu, lựa chọn phƣơng pháp nghiên cứu, củng cố các luận cứ.

Để sử dụng có hiệu quả phƣơng pháp chuyên gia, tác giả tập trung:

+ Lựa chọn đúng chuyên gia có năng lực, kinh nghiệm về lĩnh vực nghiên cứu, trung thực, khách quan trong nhận định, đánh giá. Ví dụ: Tác giả sẽ thực hiện phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia nhƣ chuyên viên thẩm định, trƣởng phòng thẩm định, Giám đốc phòng giao dịch, Trƣởng phòng xử lý nợ, Giám đốc chi nhánh.

+ Lựa chọn những vấn đề cần tham vấn với những mục đích cụ thể để sử dụng chuyên gia phù hợp. Ví dụ: Với chuyên gia về thẩm định, tác giả sẽ tập trung vào việc tham vấn những nội dung về quá trình xét duyệt cho vay, quy trình thẩm định,

doanh, tác giả tập trung chủ yếu vào tham vấn các vấn đề quản trị, cảnh bảo và xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Tác giả sẽ sử dụng hình thức phỏng vấn:

Phỏng vấn là đƣa ra những câu hỏi với ngƣời đối thoại để thu thập thông tin.Trƣớc mỗi đối tƣợng đƣợc chọn để phỏng vấn, tác giả sẽ có những cách tiếp cận khác nhau để thu đƣợc từ ngƣời đƣợc phỏng vấn những thông tin cần thiết cho nghiên cứu. Thiết kế câu hỏi: Nội dung cần quan tâm:

+ Các loại câu hỏi: Các loại câu hỏi phải đảm bảo khai thác cao nhất ý kiến cá nhân từng ngƣời đƣợc hỏi, tác giả tập trung vào câu loại câu hỏi mở, có giải thích. Ví dụ: Theo anh/chị thì quy trình cho vay của SHB có bao nhiêu khâu? Để ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng thì bính nhiêu khâu có đủ không? Nếu đủ, anh/chị vui lòng cho biết lý do? hoặc Anh/chị vui lòng cho tôi biết về quy trình xử lý nợ của SHB? Bằng kinh nghiệm của anh/chị vui lòng cho tôi biết để xử lý nợ tốt thì cần phải chú trọng điều gì? Hoặc anh/chị có nghĩ trách nhiệm nghề nghiệp là một nhân tố phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng không? Tại sao?

– Xử lý kết quả phỏng vấn: Tác giả sẽ ghi chép lại kết quả phỏng vấn theo trật tự từng nội dung đƣợc định trƣớc. Sau đó sẽ sử dụng phƣơng pháp tổng hợp và phân tích kết quả nhận đƣợc. Ví dụ: Đối với việc phỏng vấn các chuyên gia về thẩm định, tác giả sẽ ghi chép nội dung tập trung chủ yếu về quy trình cho vay, đề xuất của giai đoạn này trong việc phòng ngừa rủi ro. Đối với trƣởng các đơn vị kinh doanh, tác giả sẽ tập trung ghi chép các nội dung về xử lý nợ và quản trị rủi ro tín dụng của các lãnh đạo đơn vị. Việc ghi chép sẽ theo cấp đo từ chuyên viên đến lãnh đạo, có thể 1 nội dung hỏi sẽ đƣợc hỏi 3 cấp độ nhƣ từ chuyên viên, lãnh đạo trung gian, lãnh đạo cấp cao. Sau khi ghi chép nội dung phỏng vấn, tác giả sẽ phân loại theo chủ để và tiến hành phân tích đánh giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội – chi nhánh hà nội (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)