Kiến nghị với NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội – chi nhánh hà nội (Trang 124 - 125)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.3. Kiến nghị

4.3.1. Kiến nghị với NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội

Với tƣ cách đơn vị trực tiếp quản lý, SHB có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh. Do đó tôi xin đƣa ra một số kiến nghị sau đây với SHB:

Thứ nhất, hoàn thiện thể chế, kiện toàn chính sách hoạt động khi thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý các mảng hoạt động trong kinh doanh. Đặc biệt là những văn bản quy định, hƣớng dẫn trong hoạt động tín dụng, phải đảm bảo sự tƣơng tác tốt nhất khi chuyển đổi mô hình và có tính thích ứng cao so với thị trƣờng.

Thứ hai, nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua các giải pháp nâng cao chất lƣợng phục vụ, nâng cao trình độ chất lƣợng nhân sự, nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua hệ thống đối tác, tạo sự khác biệt trong chính sách bán hàng, sản phẩm đa dạng có tính cạnh tranh cao đảm bảo chính sách bán hàng theo đúng mục tiêu chiến lƣợc, nâng cao trình độ công nghệ, giảm thiểu rủi ro trong tác nghiệp.

Thứ ba, SHB cần hoàn thiện các chính sách quản trị rủi ro tín dụng mang tính hệ thống, cơ chế vận hành đơn giản. Các quy định về chấm điểm và xếp hạng tín dụng, quy định về bảo đảm tiền vay, quy chế cho vay và cấp giới hạn tín dụng cho khách hàng cũng nhƣ quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro một mặt phải tuân đúng quy định của NHNN, mặt khác phải phù hợp với điều kiện, thế mạnh của SHB và đƣợc linh hoạt áp dụng hệ thống chi nhánh. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng cần tiếp tục đƣợc nghiên cứu và áp dụng tiến bộ của khoa học công nghệ nhằm tăng sự đồng bộ, thống nhất và chính xác, phấn đấu đạt tới những chuẩn mực về an toàn tín dụng quốc tế nhƣ Basel và IFRS.

Thứ tƣ, thông qua phòng nghiệp vụ tại chi nhánh, Ban quản trị và Ban tổng giám đốc SHB cần giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện các chủ trƣơng chính sách đề ra, kịp thời phát hiện các dấu hiệu vi phạm của cán bộ nhân viên chi nhánh để có biện pháp xử lý nghiêm khắc. Đối với những cá nhân, tập thể của chi nhánh có thành tích xuất sắc trong hoạt động, SHB cần phải có sự động viên, khen thƣởng xứng đáng, thực hiện quy hoạch nguồn cán bộ có chất lƣợng tốt. Ngoài ra việc tham khảo ý kiến từ các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nƣớc cũng nhƣ các công ty tƣ vấn kiểm toán quốc tế cũng sẽ giúp ngân hàng có thể đảm bảo cho chất lƣợng tín dụng nói chung và tín dụng doanh nghiệp nói riêng đƣợc duy trì tăng trƣởng nhanh chóng nhƣng ổn định và bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội – chi nhánh hà nội (Trang 124 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)