CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.2. Một số giải pháp cho hoạt động tín dụng của NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội CN
4.2.4. Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định
Tăng cƣờng hơn nữa việc nâng cao chất lƣợng thẩm định thông qua trƣớc hết là việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực tín dụng nhƣ ở trên, kết hợp với việc giám sát việc tuân thủ của cán bộ tín dụng cũng nhƣ lãnh đạo chi nhánh trong việc thực hiện qui trình nghiệp vụ và các qui định liên quan một cách có ý thức thiết thực nhất về phòng tránh các tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động tín dụng của chi nhánh. Việc nâng cao chất lƣợng trƣớc hết thể hiện:
- Xây dựng kế hoạch tín dụng phải phù hợp với năng lực thực tế (số lƣợng và chất lƣợng nhân sự tín dụng) và thị trƣờng cùng các điều kiện khách quan khác. Hạn chế việc chạy theo số lƣợng để lấy thành tích. Kế hoạch xây dựng quá cao, sẽ vƣợt quá sức cán bộ tín dụng, dẫn đến tình trạng buông lỏng sự kiểm soát, thu thập và xử lý thông tin cần thiết về khách hàng vay vốn làm cho nguy cơ tiềm ẩn rủi ro có cơ hội phát triển nhanh.
- Trƣớc hết là việc nâng cao ý thức phòng chống rủi ro tín dụng cho các cấp lãnh đạo của chi nhánh. Hạn chế việc nhận thức chƣa đúng đắn về khách hàng, mục tiêu và động cơ cho vay. Cùng từ đó hạn chế việc gây ảnh hƣởng, tác động của lãnh đạo chi nhánh đến quá trình và kết quả thẩm định của các cấp thẩm định.
- Cán bộ tín dụng phải tuân thủ chặt chẽ các qui định, thực hiện việc thẩm định tín dụng, kiểm tra, kiểm soát theo chiều sâu chất lƣợng. Tránh mang tính hình thức, đối phó.
- Nâng cao chất lƣợng và tính chủ động thƣờng xuyên giám sát, kiểm soát của các cấp lãnh đạo trung gian đối với hoạt động nghiệp vụ của cán bộ tín dụng.
- Phân loại các loại khoản vay theo các tiêu thức cụ thể nhƣ đối tƣợng tài trợ, loại hình doanh nghiệp, nguồn trả nợ vay... để từ đó có những biện pháp thích hợp cho mỗi loại khoản vay trong việc quản lý, giám sát khoản vay. Với giai đoạn hiện nay tập trung vào giám sát chặt chẽ các khoản vay:
+ Đối tƣợng tài trợ: cần chú ý đến các khoản vay xây dựng cơ bản, đặc biệt có nguồn vốn từ ngân sách Nhà nƣớc thì cần phải đƣợc kiểm tra chặt chẽ hơn, thực hiện kiểm soát sau thực tế công trình, khối lƣợng, giá trị thi công, xác nhận các nguồn thanh toán về giá trị, tiến độ, thủ tục... để chủ động đối với các khoản vay này đến hạn. tập trung vào cho vay đối với các công trình xây dựng có nguồn thanh toán chủ yếu là do các NHTM tiến hành đã và đang tiếp tục giải ngân. Hạn chế với các công trình có nguồn vốn từ ngân sách (không thuộc công trình trọng điểm) hay các nguồn từ chủ đầu tƣ không đƣợc xác định rõ ràng nguồn thanh toán...
+ Theo thời hạn vay: Các khoản vay đầu tƣ trung - dài hạn cần đƣợc xem xét biến động của nguồn trả nợ vay nhƣ thu nhập từ kinh doanh của khách hàng, thƣờng xuyên giám sát kiểm tra tài sản bảo đảm đƣợc hình thành từ vốn vay và nguồn trả nợ vay, các nguồn thu nhập chuyển về phải đƣợc thanh toán nợ vay theo đúng thoả thuận, tránh tình trạng nguồn thu của khoản vay này lấy dùng sang mục đích khác khi chƣa đến hạn trả nợ vay.
+ Với loại hình doanh nghiệp: các khoản cho vay đối với doanh nghiệp Nhà nƣớc, cần kiểm tra chặt chẽ mục đích, tính chất, bản chất của khoản vay, tránh tình trạng cho vay bán hàng chậm trả cho các doanh nghiệp vệ tinh mà chủ doanh nghiệp thực sự lại là lãnh đạo của các doanh nghiệp Nhà nƣớc này hay là các khoản nhập khẩu uỷ thác chậm trả. Nói chung là nhiều doanh nghiệp loại này đi vay vốn hộ các doanh nghiệp vệ tinh dƣới hình thức trên, do đó khó khăn đánh giá đƣợc khả năng tài chính và trả nợ thực sự của các khoản vay này.