Chất lượng tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội CN Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội – chi nhánh hà nội (Trang 90 - 103)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá chất lƣợng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội – CN Hà

3.3.3. Chất lượng tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội CN Hà Nội

Để đánh giá một cách đúng đắn chất lƣợng tín dụng ở Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội ta đi vào phân tích các chỉ tiêu chủ yếu dƣới đây:

3.3.3.1. Các chỉ tiêu định tính

Trong giai đoạn phát triển từ 2008 đến 2012 thì chi nhánh luôn chú trọng phát triển tín dụng, chi nhánh luôn xác định hoạt động tín dụng sẽ là mục tiêu chính để chi nhánh để duy trì sự phát triển ổn định vì chỉ có hoạt động tín dụng mới mang lại lợi nhuận kỳ vọng cho Ngân hàng. Trên cơ sở đó, chi nhánh đã tự ngầm nới lỏng các điều kiện tín dụng ra, việc tiếp cận vốn tín dụng của chi nhánh rất rễ ràng khi đáp ứng một số yêu cầu cơ bản. Chính những sự rễ rãi đó sẽ tiềm ẩn các khoản vay có rủi ro tín dụng và thực tế chứng minh rằng, trong giai đoạn tiếp theo của chi nhánh từ 2012 đến 2014, các khoản vay liên tục quá hạn và đa phần trong số đó có dấu ấn của việc nới lỏng điều kiện tín dụng. Tuy nhiên bƣớc sang năm 2013, chi nhánh đã chủ động thực hiện thay đổi chính sách tín dụng và quan điểm tín dụng một cách chặt chẽ và cứng rắn hơn, chi nhánh đã định hƣớng phát triển mảng cung cấp dịch vụ nhiều hơn, chuyển hƣớng tiếp cận các khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ chuyển tiền, bảo lãnh, thanh toán quốc tế và thu chi hộ.

- Con ngƣời và văn hóa kinh doanh

Cùng với chính sách và quan điểm tín dụng thông thoáng đã vô hình chung tạo điều kiện cho các chuyên viên tín dụng lơ đãng trong công tác thẩm định và thậm chí còn móc nối với khách hàng để vụ lợi cá nhân. Đây là một trong những loại hình rủi ro đạo đức trong kinh doanh, tuy nhiên thực tế tại chi nhánh thì không phát sinh nhiều khoản tƣ lợi mà chỉ tập trung vào tƣ lợi phí hoa hồng cám ơn. Đến năm 2013 khi chi nhánh chủ động thay đổi chính sách tín dụng thì các hiện tƣợng chuyên viên tín dụng móc nối với khách hàng hầu nhƣ không diễn ra và tạo ra môi trƣờng kinh doanh trong sạch.

- Hệ thống quản trị rủi ro tín dụng

Ngân hàng SHB thành lập năm 1993 với tƣ cách là ngân hàng nông thôn và mới chuyển đổi vào năm 2006. Để nhanh chóng đánh dấu vào thị trƣờng Hà Nội, vấn đề phát triển kinh doanh luôn đƣợc đặt lên hàng đầu, việc quan tâm đến quản trị rủi ro tín dụng hầu nhƣ là rất sơ sài và giao quyền tự chịu trách nhiệm cho chi nhánh. Tức là chi nhánh tự chịu trách nhiệm việc phát triển và bảo đảm an toàn vốn kinh doanh, nếu gây tổn thất tín dụng thì phải chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng quản trị và cổ đông. Tuy nhiên sau khi chứng kiến nền kinh tế suy thoái và cuộc vật lộn

của các ngân hàng mất thanh khoản từ tín dụng. SHB đã xây dựng chuyên đề quản trị rủi ro hết sức bài bản và bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2015. Chính những thay đổi đó đã giúp chi nhánh có những công cụ để kiểm soát rủi ro và chế tài để phòng ngừa rủi ro đạo đức trong tín dụng.

3.3.3.2. Các chỉ tiêu định lượng

3.3.3.2.1.Chỉ tiêu tổng dư nợ và kết cấu dư nợ

Nhìn chung, trong giai đoạn năm 2011 đến năm 2015, tốc độ tăng trƣởng tín dụng của chi nhánh luôn ở mức thấp, năm 2012, tốc độ tăng trƣởng tín dụng là 16%; năm 2013 tín dụng giảm là -4%, năm 2014 là 10% và năm 2015 là 105%. Đây là chính sách phát triển tín dụng của chi nhánh rất phù hợp trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái và mới phục hồi, chi nhánh tập trung phát triển tín dụng có chọn lọc, duy trì ở mức bình quân để có thể kiểm soát tốt chất lƣợng tín dụng của chi nhánh. Kết cấu dƣ nợ đƣợc mô tả trong bảng sau:

Bảng 3.5: Kết quả hoat động kinh doanh

Đơn vị tính: Tỷ đồng Dƣ nợ Năm 2011 Tỷ trọng Năm 2012 Tỷ trọng Năm 2013 Tỷ trọng Năm 2014 Tỷ trọng Năm 2015 Tỷ trọng Phân theo loại tiền 4,867.88 100% 5,450.48 100% 5,226.72 100% 5,749.40 100% 6,324.34 100% VND 4,635.64 95.2% 5,125.36 94.0% 4,869.09 93.2% 5,356.00 93.2% 5,891.60 93.2% Ngoại tệ 232.24 4.8% 325.12 6.3% 357.63 6.8% 393.40 6.8% 432.73 6.8% Phân theo kỳ hạn 4,867.88 100% 5,450.48 100% 5,226.72 100% 5,749.4 100% 6,324.34 100% Ngắn hạn 4,197.67 86.2% 4,456.38 81.8% 4,233.56 81.0% 4,656.92 81.0% 5,122.61 81.0% Trung dài hạn 670.21 13.8% 994.10 18.2% 993.16 19.0% 1,092.48 19.0% 1,201.73 19.0% Phân theo đối tượng 4,867.88 100% 5,450.48 100% 5,226.72 100% 5,749.40 100% 6,324.34 100% Cá nhân 905.87 19.3% 1,132.34 20.8% 1,075.72 20.6% 1,183.30 20.6% 1,313.46 20.8% Doanh nghiệp lớn 901.00 19.2% 1,060.00 19.4% 954.00 18.3% 1,144.80 19.9% 1,064.66 16.8% Doanh nghiệp VVN 2,891.01 61.5% 3,258.14 59.8% 3,197.00 61.2% 3,421.30 59.5% 3,946.21 62.4%

Qua các số liệu trên có thể thấy các cơ cấu tín dụng tại SHB Hà Nội phân bổ rất đồng đều, không tập trung vào một đối tƣợng.

- Cơ cấu nợ theo loại tiền: Từ bảng số liệu tín dụng của SHB Hà Nội ta dễ nhận thấy rằng, chi nhánh Hà Nội tập trung chủ yếu cho vay đồng nội tệ, bao gồm kể cả cho vay đồng nội tệ để thực hiện thanh toán bằng ngoại tệ, đây cũng là một trong những định hƣớng đúng đắn của chi nhánh trong gia đoạn nền kinh tế có nhiều biến động. Việc chú trọng cho vay đồng nội tệ sẽ giúp cho khách hàng có thể giảm thiểu rủi ro trong tỷ giá và cũng đảm bảo khả năng trả năng trả nợ của khách hàng.

Năm 2011 tổng cho vay đồng nội tệ của chi nhánh chiếm 95.2% tổng dƣ nợ, số tuyệt đối là 4,635.64 tỷ đồng, trong khi đó cho vay ngoại tệ chỉ chiếm 4.8% tổng dƣ nợ, đạt 232.24 tỷ đồng. Sang năm 2012 là 5,125.36 tỷ đồng chiếm 94% tổng dƣ nợ, tốc độ tăng trƣởng là 11% so với năm 2011, còn đồng ngoại tệ chiếm 6% tổng dƣ nợ, con số tuyệt đối là 325.12 tỷ đồng.

Năm 2013 do thị trƣờng có biến động, chi nhánh cũng không chủ trƣơng phát triển tín dụng nên mức tăng trƣởng tín dụng đồng nội tệ là - 5%, đạt 93.2% tổng dƣ nợ, số tuyệt đối là 4,869.09 tỷ đồng. Cho vay ngoại tệ đạt 357.63 tỷ đồng chiếm 6.8% tổng dƣ nợ.

Năm 2014 hoạt động cho vay của chi nhánh bắt đầu có khởi sắc, tuy nhiên nền kinh tế mới đƣợc phục hồi cho nên chi nhánh Hà Nội vẫn chủ trƣơng cho vay có chọn lọc, tốc độ tăng trƣởng chỉ đạt 10% so với năm 2013, đạt 5,356.00 tỷ đồng, chiếm 93.2% tổng dƣ nợ, còn cho vay ngoại tệ thì chiếm 6.8% tổng dƣ nợ, đạt 393.40 tỷ đồng. Sang năm 2015 chi nhánh vẫn duy trì mức độ tăng trƣởng 10% so với năm 2014 và cơ cấu đồng tiền cho vay không có gì thay đổi mới so với năm 2014. Cụ thể đƣợc thể hiện qua biểu đồ sau:

Bảng 3.6. Cơ cấu tín dụng theo loại tiền của SHB Hà Nội.

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: Phòng kế toán SHB Hà Nội

- Cơ cấu dƣ nợ theo thời hạn: Chi nhánh Hà Nội đã chủ động và tích cực đƣa ra những giải pháp phát triển cho vay ngắn hạn đảm bảo phù hợp với định hƣớng phát triển của hệ thống SHB. Đây là một trong những định hƣớng có tính chiến lƣợc của lãnh đạo chi nhánh khi đánh giá đúng tình hình biến động của nền kinh tế. Việc tập trung vào cho vay ngắn hạn sẽ giúp chi nhánh kiểm soát tốt hơn chất lƣợng tín dụng cũng nhƣ đảm bảo tính thanh khoản của hệ thống khi các dòng tiền cho vay sẽ đến hạn trong kỳ hạn dƣới 12 tháng. Ngoài ra chi nhánh cũng tập trung vào cho vay trung dài hạn nhƣng chỉ tập trung vào đối tƣợng khách hàng cá nhân, cho vay tiêu dùng. Đây là một mảng hoạt động kinh doanh đầy hứa hẹn và sẽ mang lại lợi nhuận đều cho ngân hàng. Tuy nhiên nếu phát triển nhiều mảng kinh doanh này sẽ ảnh hƣởng đến thanh khoản của hệ thống khi các dòng tiền gửi chỉ tập trung vào các kỳ hạn ngắn, dài nhất chỉ có 12 tháng trong khi đó các khoản cho vay này lại tập trung vào các kỳ hạn toàn trên 24 tháng đến 180 tháng.

Trong giai đoạn 2011 đến 2015 chi nhánh Hà Nội luôn duy trì tỷ trọng cho vay ngắn hạn trên tổng dƣ nợ từ 80% đến 86%, cho vay trung dài hạn chiếm 14% đến 20% tổng dƣ nợ. Trong giai đoạn này có năm 2012 có sự tăng trƣởng tốt về cho

vay trung dài hạn, đạt mức tăng trƣởng 48%, mức tăng tuyệt đối là 323.89 tỷ đồng này chỉ tập trung vào doanh nghiệp lớn là Tập đoàn EVN đã đƣợc cấp hạn mức đầu tƣ tài sản cố định trong năm 2011 và thực hiện giải ngân trong năm 2012. Sang năm 2013 thì cho vay ngắn hạn và trung dài hạn đều có mức tăng trƣởng âm và đều duy trì đƣợc mức tăng trƣởng 10% trong 2 năm 2014 và 2015. Chi tiết đƣợc thể hiện qua biểu đồ sau:

Bảng 3.7. Cơ cấu tín dụng theo thời hạn nợ của SHB Hà Nội

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Phòng kế toán SHB Hà Nội

- Cơ cấu tín dụng theo đối tƣợng: Trên cơ sở định hƣớng của Ngân hàng TMCP Sài gòn – Hà Nội- Chi nhánh Hà Nội không chỉ tập trung đến khách hàng Doanh nghiệp quốc doanh lớn mà còn chú trọng phát triển đa dạng hóa danh mục khách hàng ngoài quốc doanh, trong đó đẩy mạnh phát triển khách hàng Doanh nhiệp vừa và nhỏ và cho vay khách hàng cá nhân. Trong giai đoạn 2011 đến 2015, chi nhánh đã chủ động phát triển cho vay theo cơ cấu đối tƣợng phù hợp trong từng giai đoạn, tránh phụ thuộc vào một đối tƣợng nhất định, nhất là khách hàng doanh nghiệp lớn, việc định hƣớng nhƣ vậy sẽ giúp chi nhánh đảm bảo khả năng kiểm soát chất lƣợng tín dụng tốt nhất khi đối tƣợng khách hàng doanh nghiệp lớn có biến động sẽ không ảnh hƣởng lớn đến dƣ nợ của chi nhánh.

Năm 2011, dƣ nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn đạt 901.00 tỷ đổng, chiếm 19.2%% tổng dƣ nợ; dƣ nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt 2,891.01 tỷ đồng, chiếm 61.5% % tổng dƣ nợ. Trong khi đó cho vay khách hàng cá nhân chiếm 19.3% tổng dƣ nợ, đạt 905.87 tỷ đồng.

Năm 2012, dƣ nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn chiếm 19.4%, đạt 1,060 tỷ đổng, dƣ nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 59.8% đạt 3,258.14 tỷ đồng, dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân chiếm 20.8% tổng dƣ nợ, đạt 1,132.34 tỷ đồng. Trong năm này, dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân và cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, dự nợ khách hàng doanh nghiệp lớn đều có tốc độ tăng trƣởng tƣơng đối cao lần lƣợt là 25%, 12.7% và 17.65% so với năm 2011.

Năm 2013, dƣ nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn chiếm 18.3%, đạt 954 tỷ đổng, dƣ nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 61.2% đạt 3,197 tỷ đồng, dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân chiếm 20.6% tổng dƣ nợ, đạt 1,075.72 tỷ đồng. Trong năm 2013, là năm đỉnh điểm của chu kỳ suy thoái của nền kinh tế cho nên chịu ảnh hƣởng chung của thị trƣờng cho nên dƣ nợ. Trong đó cho vay khách hàng cá nhân và cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, dự nợ khách hàng doanh nghiệp lớn đều có tốc độ tăng trƣởng âm lần lƣợt là -5%, - 1.88% và -10% so với năm 2012.

Năm 2014, dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân chiếm 20.6% tổng dƣ nợ, đạt 1,183.30 tỷ đồng, dƣ nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn chiếm 19.9 % tổng dƣ nợ, đạt 1,144.80 tỷ đồng, dƣ nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 59.5% tổng dƣ nợ, đạt 3,421.30 tỷ đồng. Trong năm này, dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân và cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn, dự nợ khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ đều có tốc độ tăng trƣởng tƣơng đối cao lần lƣợt là 10%, 20% và 7.2% so với năm 2013.

Năm 2014, dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân chiếm 20.8% tổng dƣ nợ, đạt 1,313.46 tỷ đồng, dƣ nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn chiếm 16.8 % tổng dƣ nợ, đạt 1,064.66 tỷ đồng, dƣ nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 62.4% tổng dƣ nợ, đạt 3,946.21 tỷ đồng. Trong năm này, dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân và dự nợ khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ đều có tốc độ

tăng trƣởng tƣơng đối cao lần lƣợt là 11% và 15.74% so với năm 2014. Riêng cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn thì có tốc độ tăng trƣởng âm là -7% bởi vì chủ trƣơng hạn chế cho vay đối tƣợng này của chi nhánh Hà Nội.

Cụ thể ở biểu đồ sau:

Bảng 3.8. Cơ cấu tín dụng theo đối tƣợng của SHB Hà Nội

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: Phòng kế toán SHB Hà Nội 3.3.3.2.2. Chỉ tiêu nợ quá hạn

Để đánh giá chính xác chất lƣợng tín dụng, ta cần xem xét chính xác về nợ quá hạn, tình hình diễn biến tỷ lệ nợ quá hạn từ năm 2011 đến năm 2015 đƣợc phản ánh trên bảng sau: Bảng 3.9: Dƣ nợ quá hạn Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu\Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Nợ xấu 255.26 303.36 353.50 183.92 167.13 Tỷ lệ 5.43% 5.57% 6.76% 3.20% 2.64% Nợ quá hạn 523.40 653.36 738.50 399.52 346.08 Tỷ lệ 11.14% 11.99% 14.13% 6.95% 5.47%

Quan sát bảng số liệu, ta thấy dù dƣ nợ quá hạn tăng liên tục và chiến tỷ lệ cao trong giai đoạn 2011 đến 2013 và có xu hƣớng giảm trong năm 2014, 2015. Trong khi đó tỷ lệ nợ xấu cũng có diễn biến tƣơng tự, cụ thể nhƣ sau:

Năm 2011 tỷ lệ quá hạn của chi nhánh Hà Nội là 11,14% tổng dƣ nợ, số tuyệt đối là 523.4 tỷ đồng trong đó tỷ lệ nợ xấu là 5.43%, số tuyệt đối là 255.26 tỷ đồng. Nhƣ vậy về cơ bản tỷ lệ nợ từ nhóm 3 trở lên của chi nhánh chỉ chiếm tỷ lệ ở mức trung bình, nằm trong mức kiểm soát của chi nhánh. Trong đó tỷ lệ nợ nhóm 2 chiếm tỷ trọng tƣơng đối cao trong dƣ nợ quá hạn, điều này hoàn toàn phù hợp với thực tại của các Ngân hàng vì thời điểm 31/12 là thời điểm cuối năm thông thƣờng các khách hàng là doanh nghiệp thƣờng chốt sổ nên kỳ trả lãi đợt này có độ trễ hơn các kỳ trƣớc nhƣng về cơ bản là sẽ thu hồi đƣợc nợ vào tháng tiếp theo của năm tài chính mới.

Năm 2012 tỷ lệ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh có chiều hƣớng tăng mạnh, tỷ lệ này tƣơng ứng là 24.83% và 18.84%. Lý giải cho sự tăng trƣởng tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của chi nhánh thì chúng ta dễ nhận thấy. Năm 2012 là năm nền kinh tế đang trong giai đoạn gia tăng mức độ suy thoái, giá tăng cao, các doanh nghiệp hoạt động trì trệ cho nên ảnh hƣởng trực tiếp đến nguồn trả nợ cho ngân hàng. Đứng trƣớc những khó khăn đó, chi nhánh cũng có nhóm giải pháp chia sẽ với những khách hàng khó nhƣ chấp nhận giảm lãi suất cho khách hàng có khả năng trả nợ, cơ cấu lại thời kỳ trả nợ… chính những giải pháp kịp thời đã giúp chi nhánh kiểm soát tốt chất lƣợng tín dụng của mình, tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm 5.57% tổng dƣ nợ, tăng không đáng kể so với cùng kỳ năm 2011. Tỷ lệ quá hạn chiếm 11.99% tổng dƣ nợ, tăng không đáng kể so với cùng kỳ năm 2011.

Năm 2013 là một năm thực sự khó khăn với các Ngân hàng khi nền kinh tế đang trong thời kỳ đỉnh điểm của suy thoái, các hoạt động trong nền kinh tế đình trệ, khách hàng mất khả năng thanh khoản. Chính vì vậy đã trực tiếp đẩy mạnh sự gia tăng tỷ lệ quá hạn và nợ xấu của các ngân hàng lên cao. Chi nhánh Hà Nội cũng không nằm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội – chi nhánh hà nội (Trang 90 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)