Quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội – CN Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội – chi nhánh hà nội (Trang 88 - 90)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá chất lƣợng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội – CN Hà

3.3.2. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội – CN Hà

Hà Nội

Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. SHB Hà Nội luôn luôn chú trọng và thực hiện nghiêm ngặt quy

trình quản trị rủi ro tín dụng mà SHB ban hành. Tuy nhiên trong thực tiễn, chi nhánh luôn chủ động vận hành quy trình phù hợp với tình hình phát triển của chi nhánh nhƣng vẫn đảm bảo những quy định chung nhất mà SHB hay các Ngân hàng thƣơng mại khác đang áp dụng. Tuy nhiên để đảm bảo tính khách quan trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng. SHB Hà Nội quy định hội đồng đánh giá riêng trong việc xem xét các nội dung đánh giá và đề xuất phƣơng án kiểm soát rủi ro trong tín dụng sau khi hội đồng thực hiện đánh giá và có kết luận về nội dung đánh giá, chi nhánh sẽ tiến hành trình lên cấp phê duyệt thông qua phòng quản lý rủi ro tín dụng tai Hội sở chính.

Quy trình quản trị rủi ro tín dụng SHB Hà Nội đang áp dụng nhƣ sau: Bƣớc 1: Nhận biết rủi ro

Để nâng cao kinh nghiệm trong việc nhận biết các rủi ro mà hoạt động tín dụng mang lại, chi nhánh luôn chủ động tổ chức các lớp đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ cho các cán bộ chuyên trách liên quan tới hoạt động tín dụng nhƣ các chuyên viên thuộc đơn vị kinh doanh, phòng thẩm định, phòng hỗ trợ tín dụng, phòng kiểm toán nội bộ. Một số khóa đào tạo, bồi dƣỡng mà chi nhánh thƣờng xuyên tổ chức cho các cán bộ nhân viên nhƣ khóa đào tạo phát hiện giấy tờ thật giả, khóa đào tạo về nhận diện chữ ký và con dấu, khóa đào tạo về quản lý khách hàng, khóa đào tạo bồi dƣỡng kiến thức luật ngân hàng, luật kinh doanh, luật nhà đất…

Trên cơ sở đƣợc trang bị kiến thức nhận biết rủi ro trong tín dụng, chi nhánh quy định các chuyên viên thuộc các bộ phận phải luôn luôn nâng cao ý thức và chịu trách nhiệm phát hiện ra những yếu tố có thể ảnh hƣởng, gây rủi ro tới hoạt động tín dụng. Bƣớc 2: Phân loại rủi ro

Trên cơ nhận biết đƣợc rủi ro, chuyên viên thực hiện phân loại rủi theo nhóm

chỉ tiêu có mức độ rủi ro từ thấp lên đến cao, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn, mức độ tổn thất từ thấp đến cao, từ đó tập hợp thành báo cáo chuyên đề để phục vụ báo

cáo lãnh đạo cấp trên.

Bƣớc 3: Đề xuất các biện pháp kiểm soát rủi ro

Trên cơ sở phân loại đƣợc rủi ro, chuyên viên cần đƣa ra các giải pháp kiểm soát theo mức độ rủi ro nhƣ sau:

- Rủi ro ở mức thấp: Chuyên viên sẽ đƣa vào bảng theo dõi, đề xuất phƣơng pháp khắc phục, bổ sung đảm bảo trong thời gian nhất định sẽ hết ảnh hƣởng rủi ro tới tín dụng. - Rủi ro mức trung bình: Tại mức này, chuyên viên báo cáo lãnh đạo, đƣa ra nhóm giải pháp khắc phục, giám sát tín dụng sao cho giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng là thấp nhất và đảm bảo quy định của NHNN, pháp luật.

- Rủi ro ở mức cao: Tại mức này, đơn vị phát sinh phải thực hiện ngƣng các hoạt động tín dụng, thực hiện báo cáo, đánh giá thực trạng tín dụng, đƣa ra các giải pháp xử lý nợ trình lên cấp phê duyệt.

Trên cơ sở đề xuất của chuyên viên tại các đơn vị kinh doanh, chi nhánh thực hiện đánh giá mức độ rủi ro và phƣớng án kiểm soát rủi ro thông qua Hội đồng tại chi nhánh. Hội đồng tại chi nhánh gồm có Ban giám đốc và các trƣởng phòng nghiệp vụ liên quan. Sau khi hội đồng thống nhất phƣơng án kiểm soát theo đề xuất hoặc có thay đổi phƣơng án. Chuyên viên tiến hành lập báo cáo đề xuất của chi nhánh chuyển lên chuyên viên quản lý rủi ro tại Hội sở chính để trình các cấp phê duyệt.

Bƣớc 4: Phê duyệt đề xuất

Trên cơ sở đề xuất của chi nhánh, chuyên viên quản lý rủi ro tiến hành xác minh thông tin và lập tờ trình phƣơng án kiểm soát rủi ro trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt xin ý kiến chỉ đạo.

Bƣớc 5: Thực hiện phê duyệt giải pháp kiểm soát

Trên cơ sở đƣợc phê duyệt, đơn vị phát sinh rủi ro tín dụng thực hiện các giải pháp đã đƣợc phê duyệt để kiểm soát các rủi ro phát sinh trong tín dụng.

Bƣớc 6: Báo cáo

Trên kết quả thực hiện đƣợc, đơn vị thực hiện báo cáo kết quả đã đạt đƣợc và có điều chỉnh, bổ sung giải pháp để nhằm loại bỏ hoàn toàn rủi ro mà đơn vị gây ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội – chi nhánh hà nội (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)