CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội – CN Hà Nội
3.1.3. Chức năng và nhiệm vụ cơ bản
Mỗi phòng ban có chức năng và nhiệm vụ riêng biệt, nhƣng cùng hỗ trợ, phối hợp với nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Chức năng nhiệm vụ các phòng, ban tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội- chi nhánh Hà Nội nhƣ sau:
- Phòng DVKH: là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng; các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính; cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch bù trừ, nội bộ và điện tử liên ngân hàng; quản lý kho tiền và quỹ tiền mặt theo đúng quy định của Nhà nƣớc và ngân hàng; lƣu giữ chứng từ và thực hiện kiểm soát sau; tƣ vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm ngân hàng.
- Phòng KHDN: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng nhƣ thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thƣơng mại, để trình cấp có thẩm quyền quyết định, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với quy định hiện hành của SHB (chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng khách hàng có nhu cầu giao dịch, quản lý và giám sát tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, theo dõi những biến động của khách hàng và cung cấp thông tin cho phòng xử lý nợ để có những giải pháp thu hồi nợ kịp thời); trực tiếp chăm sóc và tƣ vấn khách hàng, quảng cáo bằng tiếp thị, giới thiệu và bán sản phẩm dịch vụ cho các doanh nghiệp; thực hiện nhiệm vụ thành viên trong ban tín dụng tại chi nhánh và bồi dƣỡng chất lƣợng cán bộ tín dụng.
- Phòng KHCN: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là cá nhân để khai thác vốn bằng VNĐ; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, cung cấp dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử, thanh toán, chuyển tiền, hƣớng dẫn khách hàng làm thủ tục mua bán ngoại tệ, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với quy định hiện hành của SHB (chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng khách hàng có nhu cầu giao dịch, quản lý và giám sát tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, theo
dõi những biến động của khách hàng và cung cấp thông tin cho phòng xử lý nợ để có những giải pháp thu hồi nợ kịp thời); trực tiếp chăm sóc và tƣ vấn khách hàng, quảng cáo bằng tiếp thị, giới thiệu và bán sản phẩm dịch vụ cho khách hàng cá nhân; thực hiện nhiệm vụ thành viên ban tín dụng chi nhánh, đào tạo và bồi dƣỡng chất lƣợng cán bộ tín dụng.
- Phòng thẩm định: là phòng trực thuộc hội sở chính, đƣợc đặt tại chi nhánh thực hiện các nghiệp vụ thẩm định các khoản tài trợ tín dụng, các nghiệp vụ thẩm định trong hoạt động cho vay, đảm bảo các đơn vị kinh doanh thực hiện cho vay theo đúng quy định hiện hành của SHB và pháp luật. Tham mƣu, đƣa ra những cảnh báo rủi ro tín dụng cho Giám đốc chi nhánh trƣớc khi thực hiện phê duyệt. Thực hiện nhiệm vụ thành viên trong ban tín dụng tại chi nhánh và tham gia đào tạo, bồi dƣỡng trình độ cho chuyên viên tín dụng, chuyên viên thẩm định.
- Phòng TTQT: là phòng thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán quốc tế, phục vụ những khách hàng của phòng KHDN, KHCN, các phòng giao dịch có nhu cầu chuyển tiền thanh toán ra nƣớc ngoài hoặc thực hiện các nghiệp vụ nhận tiền kiều hối, chuyển tiền từ nƣớc ngoài về trong nƣớc; các nghiệp vụ phát hành LC, hoạt động nhờ thu, chiết khấu bộ chứng từ xuất nhập khẩu, bao thanh toán quốc tế. Ngoài ra phòng thực hiện đào tạo và bồi dƣỡng chất lƣợng cán bộ tín dụng hiểu sâu hơn trong lĩnh vực thanh toán quốc tế.
- Phòng Hỗ trợ tín dụng: là phòng thực hiện các nghiệp vụ hỗ trợ các phòng ban kinh doanh chính nhƣ phòng KHDN, phòng KHCN, các phòng giao dịch trong công tác thực hiện các nghiệp vụ sau phê duyệt nhƣ các giao dịch nhận tài sản bảo đảm, thực hiện giải ngân trên máy, thực hiện quản lý hồ sơ, theo dõi thu hồi nợ, giám sát các đơn vị kinh doanh thực hiện đúng quy định hiện hành của SHB. Ngoài ra phòng có trách nhiệm báo cáo các số liệu tín dụng cho các đơn vị quản lý theo ngành dọc là trung tâm hỗ trợ hội sở chính và cung cấp số liệu cho ban điều hành chi nhánh, phòng xử lý nợ khi có yêu cầu.
- Phòng xử lý nợ: là phòng trực thuộc của hội sở chính, đƣợc đặt tại chi nhánh nhằm giám sát, thực hiện thu hồi các khoản nợ xấu thuộc chi nhánh. Chức năng của phòng
chủ yếu là tham mƣu cho Giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro và quản lý nợ xấu, nợ đã trích lập dự phòng; đầu mối khai thác và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định của Nhà nƣớc; thực hiện các giải pháp thu hồi nợ xấu theo quy định của SHB và pháp luật.
- Phòng kế toán tài chính (KTTC): là phòng nghiệp vụ giúp cho giám đốc thực hiện công tác quản lý tài chính và thực hiện nghiệp vụ chi tiêu nội bộ tại chi nhánh theo đúng quy định của Nhà nƣớc và SHB; tính lƣơng, các khoản hạch toán, trích nộp thuế và các khoản bảo hiểm; lập kế hoạch mua sắm tài sản, trang thiết bị; kiểm tra và đối chiếu chứng từ với sổ sách kế toán.
- Tổ thẻ: là trực thuộc phòng khách hàng cá nhân, chuyên thực hiện nghiệp vụ phát triển và điều hành quản lý dịch vụ thẻ của chi nhánh gồm hai sản phẩm chính; hỗ trợ việc chuyển tiền, thanh toán trong nƣớc và quốc tế thông qua dịch vụ ngân hàng trực tuyến và trung tâm thẻ; lắp đặt phƣơng tiện máy móc kỹ thuật và mở rộng thị trƣờng thẻ của chi nhánh trên thị trƣờng hoạt động; tƣ vấn, giới thiệu sản phẩm đến khách hàng.
- Phòng tƣ vấn tài chính cá nhân: là phòng trực thuộc trung tâm tài chính cá nhân hội sở chính, đƣợc đặt tại chi nhánh thực hiện các nghiệp vụ quản lý các sản phẩm cá nhân cho các khách hàng VIP tại chi nhánh. Phòng thực hiện đánh giá theo tháng, theo quý những biến động của nhóm đối tƣợng khách hàng VIP, thực hiện xếp loại hành tháng, quý và cả năm, thực hiện đề xuất các chính sách cho khách hàng VIP cơ chế đại ngộ trong những dịp lễ tết, ngày sinh nhật, chính sách hàng tháng.
- Phòng kho quỹ: là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của Nhà nƣớc và ngân hàng, ứng và thu tiền cho các phòng giao dịch, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn.
- Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ (KTKSNB): là đơn vị trực thuộc hội sở chính đƣợc đặt tại chi nhánh, thực hiện các nghiệp vụ kiểm tra kiểm soát lại hồ sơ, chứng từ về tín dụng, thanh toán quốc tế, tiền gửi để đảm bảo chính xác, đầy đủ và hợp pháp theo sự chỉ đạo trực tiếp từ ban Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị; là đầu
mối đón tiếp các đoàn kiểm tra, thanh tra, kiểm toán của Nhà nƣớc và quốc tế; tham mƣu cho ban lãnh đạo để phòng ngừa và khắc phục sai sót của các phòng ban khác. - Phòng hành chính tổng hợp: là phòng nghiệp vụ phụ trách việc nghiên cứu và sắp xếp bộ máy tổ chức của chi nhánh, tuyển dụng và điều động cán bộ nhân viên của chi nhánh vào vị trí thích hợp; phối hợp với phòng kế toán tài chính lập kế hoạch mua sắm, sửa chữa, bảo dƣỡng tài sản, trang thiết bị cho chi nhánh; tổ chức công tác văn thƣ, xây dựng nội quy hoạt động cho chi nhánh.
3.2.Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội – CN Hà Nội
Về cơ bản, một Ngân hàng hiện đại luôn hoạt động với ba nghiệp vụ kinh doanh chính đó là: nghiệp vụ tài sản nợ (nghiệp vụ huy động vốn); nghiệp vụ tài sản có (nghiệp vụ cho vay) và nghiệp vụ cung ứng dịch vụ Ngân hàng. Ba nghiệp vụ này có quan hệ mật thiết, tác động hỗ trợ thúc đẩy nhau cùng phát triển, tạo nên uy tín và thế mạnh cạnh tranh cho NHTM. Nhận thức đƣợc điều đó, Chi nhánh đã vƣợt qua mọi khó khăn trở ngại bằng ý chí vƣơn lên, không ngừng đổi mới tăng cƣờng các biện pháp mở rộng kinh doanh với phƣơng châm “Phát triển – An toàn – Hiệu quả”, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của chính quyền địa phƣơng cũng nhƣ sự tín nhiệm của khách hàng, nên trong thời gian qua Chi nhánh đã đạt đƣợc những thành tích đáng khích lệ trên các mặt hoạt động kinh doanh Ngân hàng.
Trong phạm vi của luận văn, để có cơ sở đánh giá đúng vị thế, chất lƣợng hoạt động của chi nhánh Hà Nội, tác giả dự tính so sánh số liệu hoạt động của SHB Hà Nội với số liệu của chi nhánh trong hệ thống SHB hoặc với chi nhánh của các ngân hàng khác. Tuy nhiên việc lấy đƣợc số liệu của chi nhánh các ngân hàng khác trên địa bàn là rất khó khăn, không thể thu thập đƣợc. Ngoài ra chi nhánh Hà Nội là chi nhánh lớn nhất hệ thống SHB trên địa bàn Hà Nội trƣớc khi sáp nhập với Ngân hàng nhà Hà Nội. Sau khi sáp nhập, SHB vẫn giữ nguyên mô hình chi nhánh cũ của Ngân hàng nhà Hà Nội, hầu hết các chi nhánh này có quy mô hệ thống nhỏ, quy mô tài sản bé cho nên việc so sánh giữa các chi nhánh Hà Nội với các chi nhánh khác trong hệ thống sẽ không phản ánh đƣợc hết đƣợc bản chất của chi nhánh Hà Nội.
Vậy tác giả sẽ chỉ tập trung phân tích vào thực trạng hoạt động và xu hƣớng phát triển của chi nhánh Hà Nội trong những năm qua, chi tiết nhƣ sau: