CHƢƠNG 2 : QUY TRÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Các phương pháp thu thập số liệu
2.2.1.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu (hay phƣơng pháp nghiên cứu tại bàn) là phƣơng pháp đƣợc sử dụng nhằm mục đích tổng hợp các thông tin, số liệu từ các dữ liệu thứ cấp, phục vụ cho công trình nghiên cứu.
Trong luận văn của mình, tác giả thu thập các dữ liệu thứ cấp từ các nguồn sau đây:
Các công trình nghiên cứu trƣớc đó về công tác quản lý nhân lực trong doanh nghiệp, bao gồm các bài báo, sách, tạp chí và các luận án, luận văn, để từ đó tổng hợp lại các lý thuyết, cơ sở lý luận về công tác quản lý nhân lực.
Các báo cáo tài chính, báo cáo nhân lực, báo cáo công tác đào tạo, chiến lƣợc phát triển... của Trung tâm khai thác Ga Nội Bài trong giai đoạn 2014-2017 làm dữ liệu phục vụ cho việc đánh giá công tác quản lý nhân lực tại Trung tâm.
2.2.1.2. Phương pháp điều tra bảng hỏi
Với phƣơng pháp điều tra bảng hỏi, tác giả tập trung điều tra công tác quản lý nhân lực tại Trung tâm theo hai đối tƣợng:
Thứ nhất, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu bộ phận lãnh đạo Trung tâm khai thác Ga Nội Bài để đánh giá và nhìn nhận một số vấn đề về công tác quản lý nhân lực tại Trung tâm khai thác ga Nội Bài, đặc biệt đi sâu vào việc tìm hiểu thực trạng công tác quản lý nhân lực hiện nay của Trung tâm và các mục tiêu, phƣơng hƣớng về quản lý nhân lực của Trung tâm trong thời gian tới. Đối tƣợng của bảng hỏi chính là lãnh đạo của doanh nghiệp đƣợc nghiên cứu. Chi tiết bảng câu hỏi đƣợc trình bày ở phụ lục 1.
Nội dung của bảng hỏi đối với Lãnh đạo bao gồm các câu hỏi định tính để tìm hiểu về các chính sách nhân lực mà Trung tâm khai thác Ga Nội Bài đang áp dụng, cũng nhƣ những đánh giá và chiến lƣợc phát triển Trung tâm trong giai đoạn tới, để từ đó tác giả có những định hƣớng cho công tác nhân lực của Trung tâm.
Thứ hai, tác giả tiến hành điều tra ngƣời lao động đang công tác tại Trung tâm khai thác Ga Nội Bài thông qua bảng câu hỏi định lƣợng để từ đó, đánh giá mức độ hài lòng của ngƣời lao động trong Trung tâm. Các câu hỏi tập trung vào mức độ hài lòng đối với lƣơng thƣởng, môi trƣờng làm việc và công việc chung. Số phiếu phát ra là 385 phiếu, số phiếu hợp lệ thu về là 350 phiếu điều tra. Chi tiết bảng câu hỏi đƣợc trình bày ở phụ lục 2.
2.2.2. Các phương pháp xử lý số liệu
2.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả
Trong luận văn, phƣơng pháp thống kê mô tả đƣợc dùng để mô tả thực trạng công tác quản lý nhân lực tại Trung tâm khai thác ga Nội Bài thông qua các bảng biểu đƣợc tác giả sử dụng để đánh giá những số liệu, các thông tin liên quan đến kết quả thực hiện nhiệm vụ, thực trạng hoạt động quản lý nhân lực của Trung tâm; hệ thống hoá bằng các bảng biểu thống kê, tính các chỉ tiêu tổng hợp về số tuyệt đối, tƣơng đối, số bình quân, số nhân lực thực tế đang làm việc tại Trung tâm và kết quả cũng nhƣ chất lƣợng của nhân lực tại đây, để có những nhận xét, đánh giá về công tác quản lý nhân lực tại Trung tâm trong giai đoạn 2014-2017, từ đó tìm ra những mặt hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý nhân lực tại đây và đƣa ra các giải pháp phù hợp nhằm phát triển công tác Quản lý nhân lực tại Trung tâm.
2.2.2.2. Phương pháp phân tích tổng hợp
Với những số liệu thu thập đƣợc từ các phiếu điều tra, tác giả tiến hành phân tích bằng cách tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá mức độ hợp lý của các câu trả lời, từ đó đƣa ra các nhận định về công tác quản lý nhân lực trong doanh nghiệp.
Ngoài ra, đối với các vấn đề nghiên cứu trong luận văn, tác giả cũng tìm cách chia các nội dung nghiên cứu thành các vấn đề nhỏ để tìm hiểu kỹ từng nội dung, nắm rõ bản chất, ƣu điểm, tồn tại của chúng. Sau đó, khái quát tổng thể các vấn đề đó để có nhận thức đầy đủ và chung nhất về đối tƣợng quản lý.
2.2.2.3. Phương pháp so sánh
Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng trong luận văn để đánh giá chất lƣợng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, ngƣời lao động tại Trung tâm khai thác ga Nội Bài từ năm 2014 đến năm 2017. Các chỉ tiêu đƣợc đƣa vào nghiên cứu trong luận văn bao gồm: Công tác tuyển dụng từ 2014 đến năm 2017; kết quả của công tác đào tạo bồi dƣỡng và một số chỉ tiêu so sánh khác,... so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau ở các thời điểm khác nhau, nêu ra các mặt ổn định hay không ổn định, phát triển hay không phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả, các mặt đạt đƣợc và những điểm
hạn chế cần khắc phục trong hoạt động quản lý nhân lực tại Trung tâm Khai thác Ga Nội Bài để đề xuất các giải pháp hiệu quả.
2.2.2.4. Phương pháp tư duy logic
Phƣơng pháp tƣ duy logic đƣợc sử dụng trong luận văn thông qua việc tác giả sử dụng khả năng tƣ duy logic của mình để phát hiện ra thực trạng công tác quản lý nhân lực của Trung tâm, dựa trên các câu trả lời của lãnh đạo Trung tâm, các số liệu tìm hiểu đƣợc và từ đó đƣa ra các nhận định đánh giá thực trạng công tác quản lý nhân lực tại Trung tâm hiện nay.
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI TRUNG TÂM KHAI THÁC