Giải pháp về bố trí, sử dụng và phương pháp quản lý nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại trung tâm khai thác ga nội bài, cảng hàng không quốc tế nội bài (Trang 106 - 108)

CHƢƠNG 2 : QUY TRÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

a. Tăng thêm các hình thức trong việc tuyển dụng

4.2.3. Giải pháp về bố trí, sử dụng và phương pháp quản lý nhân lực

Chất lƣợng nhân lực có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của Trung tâm và ảnh hƣởng trực tiếp đến chiến lƣợc của Trung tâm, do đó việc thực hiện tốt công tác bố trí, sử dụng nhân lực chính là đảm bảo cho việc quản lý và phát triển nhân lực của tổ chức ngày một hoàn thiện hơn. Hiện nay tại Trung tâm, công tác bố trí sử dụng và cách thức quản lý nhân lực đang đƣợc thực hiện khá tốt, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế do sự tác động của những yếu tố về cơ chế, mối quan hệ... Bên cạnh đó, sự thay đổi ngày một nhanh chóng trong ngành hàng không và môi trƣờng kinh doanh càng khiến cho Trung tâm phải đứng trƣớc những thách thức vô cùng to lớn, trong đó đặc biệt là thách thức về con ngƣời. Vì vậy, Trung tâm cần phải làm tốt công tác bố trí sử dụng và quản lý nhân lực để giúp Trung tâm thấy đƣợc những khó khăn, bất cập của đội ngũ để chủ động có biện pháp khắc phục, xác định rõ khoảng cách giữa thực trạng nhân lực và định hƣớng trong tƣơng lai và là cơ sở cho phép sử dụng cán bộ, nhân viên một cách khoa học, chủ động có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ phát triển một cách liên tục. Trung tâm cần thực hiện một số giải pháp nhƣ sau:

Thứ nhất, Trung tâm cần hoàn thiện công tác phân tích, mô tả công việc của tất cả các vị trí việc làm trong đơn vị. Về cơ bản, việc phân tích công việc phải dựa trên tình hình thực tế, vừa đảm bảo yếu tố rõ ràng, song cũng cần linh động, phù hợp với điều kiện lao động thực tế. Giữa các bộ phận, các đội sản xuất phải thƣờng xuyên có sự luân chuyển, bố trí lại công việc đảm bảo cơ cấu hợp lý, phù hợp, kết

hợp giữa nhân lực trẻ, có sự nhiệt tình và đƣợc đào tạo cơ bản, hệ thống với nhân lực giàu kinh nghiệm trong công tác, thực tiễn, giữa nhân lực đƣợc đào tạo chuyên môn về kĩ thuật và nhân lực đƣợc đào tạo các ngành khác, nhân lực có trình độ cao về ngoại ngữ, tin học, nhằm bổ sung cho nhau tạo thành một tập thể vững mạnh, đoàn kết, thống nhất ý chí, thống nhất hành động, một tập thể vừa phát huy tốt sở trƣờng của từng lao động, vừa phát huy sức mạnh của cả Trung tâm. Việc bố trí ngƣời lao động cần bảo đảm sự đoàn kết nhất trí trong Trung tâm, phải thực sự đem lại chất lƣợng mới cho Trung tâm.

Thứ hai, cần thực hiện và phát triển nhân rộng mô hình cơ cấu các nhóm, tổ làm việc tại Trung tâm, hƣớng tới việc kết hợp các cán bộ, chuyên gia có năng lực tại Trung tâm phối hợp, liên kết với các chuyên gia của các đơn vị khác, các cơ sở đào tạo (giảng viên, chuyên gia...), đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin, radar, an toàn bay, công nghệ nội dung số, trí tuệ nhân tạo(Artifical Intelligence)... và hình thành đội ngũ làm việc chất lƣợng cao, đủ năng lực giải quyết các vấn đề, các công việc trong giai đoạn có nhiều thay đổi và thách thức. Đồng thời, Trung tâm cần có quy định trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền lợi cụ thể cho các thành viên nhóm, tổ, khuyến khích, kêu gọi và có các chính sách thu hút cán bộ, nhân viên có năng lực, trình độ trong và ngoài Trung tâm tích cực tham gia các nhóm, tổ này.

Thứ ba, Trung tâm cần thay đổi cách thức tiếp cận đối với việc quản lý nhân lực, thay vì hình thức quản lý nặng về hành chính nhƣ chấm công, trả lƣơng theo thâm niên công tác... thì Trung tâm nên thay đổi theo hƣớng hiện đại, đó là quản lý, trả lƣơng và đánh giá theo chất lƣợng công việc. Để làm đƣợc điều này thì việc xây dựng, phân tích, mô tả từng loại công việc, đánh giá mức độ hoàn thành của từng nhân viên vô cùng quan trọng,để từ đó xây dựng quy chế lƣơng thƣởng sao cho hợp lý. Xây dựng và từng bƣớc áp dụng bộ chỉ số đánh giá mức độ hoàn thành công việc (KPI – Key Performance Indicator) trong việc đánh giá chất lƣợng công việc đảm bảo tính công bằng và minh bạch.

Cuối cùng, kết quả đánh giá cán bộ Trung tâm hàng năm phải đƣợc dùng để làm căn cứ để bố trí, phân công công tác phù hợp. Nếu kết quả đánh giá đạt đƣợc kết quả

tốt thì có hình thức thăng tiến, luân chuyển đến vị trí tốt hơn; nếu không đạt yêu cầu thì luân chuyển đến các nhiệm vụ khác hoặc tiếp tục đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ; thậm chí nếu không sẽ bố trí công việc khác có mức lƣơng thấp hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại trung tâm khai thác ga nội bài, cảng hàng không quốc tế nội bài (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)