Xây dựng qui trình chiết xuất citroflavonoid từ dƣợc liệu

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu CHIẾT XUẤT citroflavonoid từ CITRUS (Trang 69 - 72)

7. XÂY DỰNG QUI TRÌNH PHÂN LẬP CITROFLAVONOID TỪ VỎ QUẢ CÁC LOÀ

7.4. Xây dựng qui trình chiết xuất citroflavonoid từ dƣợc liệu

7.4.1.Nguyên vật liệu

Dƣợc liệu dùng là vỏ loài Citrus reticulata thu thập đƣợc đã đƣợc xử lý và bảo quản tốt.

7.4.2. Thực nghiệm

- Khảo sát các điều kiện chiết xuất bao gồm: chọn dung môi, tỷ lệ dung môi/ dƣợc liệu, nhiệt độ chiết, thời gian chiết, phƣơng pháp loại tạp...

- Quy mô thí nghiệm: mẻ chiết 1000 g dƣợc liệu

- Định tính citroflavonoid trong dƣợc liệu và trong sản phẩm chiết xuất bằng phƣơng pháp sắc ký lớp mỏng. Định lƣợng citroflavonoid toàn phần bằng phƣơng pháp đo quang phổ tử ngoại (UV).

7.4.3. Kết quả

a) Lựa chọn các bước qui trình

Qua khảo sát các điều kiện chiết xuất citroflavonoid từ vỏ quả Citrus đã chọn đƣợc các điều kiện chiết xuất nhƣ đã mô tả ở phần trên. Nghiên cứu các phƣơng pháp loại tạp nâng cao hàm lƣợng citroflavonoid trong sản phẩm chiết xuất từ vỏ bƣởi đã chọn đƣợc phƣơng pháp loại tạp bằng cách tủa citroflavoinoid trong nƣớc lạnh. Đây là phƣơng pháp kinh tế, nhanh, và đảm bảo đƣợc hiệu suất chiết xuất.

Sau khi khảo sát từng bƣớc theo phƣơng pháp chiết tốt nhất ở trên để chọn điều kiện chiết xuất thích hợp, quy trình chiết xuất citroflavonoid từ vỏ bƣởi quy mô phòng thí nghiệm đã đƣợc xây dựng nhƣ sau:

- Dung môi chiết xuất: EtOH 70%.

- Tỷ lệ dung môi/dƣợc liệu: lần chiết đầu là 7/1, 2 lần sau là 5/1. - Kích thƣớc dƣợc liệu phù hợp là 2-5 mm.

- Nhiệt độ chiết: chiết hồi lƣu ở nhiệt độ sôi của dung môi. - Thời gian chiết: chiết 3 lần, mỗi lần 1giờ.

- Thu hồi dung môi ở áp suất giảm đến cao đặc 3:10 (tỷ lệ so với dƣợc liệu)

- Thêm 10 lần thể tích nƣớc cất so với thể tích dịch chiết đậm đặc để tủa citroflavonoid. Để yên trong 12 giờ.

- Lọc hoặc ly tâm lấy tủa citroflavonoid. - Sấy tủa ở nhiệt độ 60 oC thu đƣợc sản phẩm.

Sơ đồ (qui trình) chiết xuất citroflavonoid đƣợc trình bày ở Hình 24.

b) Xây dựng Qui trình chiết xuất ở qui mô phòng thí nghiệm

Qui trình chiết xuất citroflavonoid từ vỏ quýt đƣợc xây dựng ở quy mô phòng thí nghiệm (1kg dƣợc liệu/mẻ) gồm các công đoạn kỹ thuật chính nhƣ sau:

* Chiết dược liệu:

Thiết bị chiết là bình cầu thủy tinh (dung tích 2 lít) có nối sinh hàn hồi lƣu dung môi, chiết trên bếp cách thủy.

- Dung môi chiết: hỗn hợp cồn – nƣớc (tỉ lệ 7:3 thể tích/thể tích, tức là cồn 70%) - Tỷ lệ dƣợc liệu/dung môi: 1/7 (tức là dùng 7 lít dung môi cho 1 kg dƣợc liệu) - Nhiệt độ chiết: ~85oC

* Lọc dịch chiết

Dịch chiết đƣợc gạn và lọc qua vải thu đƣợc dịch chiết trong, bã dƣợc liệu sau lần chiết 1 và 2 vẫn để lại bình chiết để cho dung môi vào chiết tiếp, sau lần chiết 3 thì bỏ bã đi.

* Cô dịch chiết

- Dịch chiết đƣợc cô ở áp suất giảm bằng máy cất quay chân không - Nhiệt độ cô: <60oC

- Mức độ cô: cô đến cao đặc 1:1 (tức 1 lít dịch/1kg dƣợc liệu)

* Tủa citroflavonoid

- Dịch cô để nguội ở nhiệt độ 15oC qua đêm (12 giờ) cho kết tủa. - Lọc hút chân không lấy tủa qua giấy lọc trên phếu lọc Buchner.

* Loại tạp

- Rửa lại tủa bằng cồn 70% đến khi tủa có màu vàng nhạt.

* Sấy tủa

Sấy tủa trong tủ sấy chân không ở nhiệt độ khoảng 65oC.

c) Khảo sát độ ổn định của quy trình:

Qui trình đã xây dựng ở trên đƣợc áp dụng để chiết 6 mẻ, mỗi mẻ 1 kg bột dƣợc liệu. Kết quả hiệu suất chiết xuất và hàm lƣợng citroflavonoid trong sản phẩm chiết đƣợc trình bày trong Bảng 19. Sản phẩm thu đƣợc ở dạng bột mịn màu vàng, có hàm lƣợng citroflavonoid toàn phần tính theo hesperidin là 78,82 – 82,87%. Hiệu suất chiết xuất so với dƣợc liệu là 6,68 – 7,22%, và là 65,16 – 69,45% so với citroflavonoid có trong dƣợc liệu. Từ đó có thể kết luận qui trình chiết xuất citroflavonoid đã xây dựng khá ổn định.

Bảng 19. Hiệu suất chiết xuất và hàm lƣợng citroflavonoid trong sản phẩm

Thứ tự mẻ chiết Khối lƣợng dƣợc liệu (g) Khối lƣợng sản phẩm (g) Hiệu suất chiết so với dƣợc liệu (%) Hàm lƣợng citroflavonoi d toàn phần (%) Hiệu suất chiết xuất citroflavonoid từ dƣợc liệu (%) M1 1000 66,8 6,68 80,33 65,16 M2 1000 72,2 7,22 78,82 69,11 M3 1000 68,9 6,89 82,22 68,79 M4 1000 69,8 6,98 81,94 69,45 M5 1000 67,5 6,75 82,87 67,93 M6 1000 69,4 6,94 79,59 67,07 Trung bình 1000 69,1 ± 1,9 6,91 ± 0,19 80,96 ± 1,61 67,92 ± 1,60 7.4.4. Kết luận

Từ các kết quả thu đƣợc, nhóm nghiên cứu đã xây dựng đƣợc quy trình chiết xuất citroflavonoid từ vỏ dƣợc liệu ở qui mô phòng thí nghiệm và đƣợc mô tả nhƣ hình vẽ dƣới đây (Hình 24).

Hình 24. Sơ đồ quy trình chiết xuất citroflavonoid từ dƣợc liệu qui mô phòng thí nghiệm Dƣợc liệu (1 kg) + 7 L EtOH 70% chiết ở 85 oC/ 3h gan, lọc dịch chiết Bã dƣợc liệu Dịch chiết 1 Bã dƣợc liệu Dịch chiết 2 Dịch chiết 3 Bã dƣợc liệu + 5 L EtOH 70% chiết ở 85 oC/ 3h gan, lọc dịch chiết + 5L EtOH 70% chiết ở 850C/ 3h gan, lọc dịch chiết

Cô ở áp suất giảm, to <50 oC đến

300 ml cao đặc

Dịch chiết đậm đặc (300 ml)

Hòa tan bằng nƣớc sôi, khuấy kỹ để nguội cho lắng tủa, gạn, lọc

Tủa

Tinh chế, loại tạp

Hesperidin

Sấy ở 50-60 oC

Kiểm nghiệm, đóng gói

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu CHIẾT XUẤT citroflavonoid từ CITRUS (Trang 69 - 72)