NGUYÊN LIỆU CITRUS TẠI VIỆT NAM
1.1. Phạm vi điều tra
Nhóm thực hiện đề tài đã triển khai nhiều đợt điều tra thu thập thông tin và thu mẫu các loài Citrus tại 16 tỉnh khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam. Bao gồm:
- Hà Nội và các vùng lân cận: Hà Nam, Hƣng Yên, Vĩnh Phúc, Hòa Bình.
- Các tỉnh miền núi phía Bắc: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Sa Pa – Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang
- Các tỉnh miền Trung: Nghệ An, Hà Tĩnh
- Các tỉnh miền Nam: Tp Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Bình Dƣơng, và Đồng Nai.
1.2. Thu thập tiêu bản và xác định tên khoa học của các loài Citrus
Các loài Citrus đƣợc thu thập phục vụ nghiên cứu sàng lọc cũng đồng thời đƣợc lƣu
mẫu tiêu bản phục vụ công tác phân loại, giám định tên khoa học. Tiêu bản đƣợc ép, sấy, tẩm hóa chất xử lý và lƣu giữ, bảo quản tại phòng tiêu bản của Khoa Tài nguyên Dƣợc liệu. Tổng số đã thu thập và xác định tên khoa học 83 tiêu bản của 8 loài Citrus (Chi tiết trong phụ lục 1 và 2).
Tuy đối tƣợng nghiên cứu chỉ khoanh vùng trong khoảng 6 loài Citrus đƣợc trồng phổ biến và một số loài cùng chi để so sánh (Chấp, Phật thủ…) nhƣng qua thực tế điều tra cho thấy mỗi loài lại gồm nhiều giống/ thứ rất đa dạng, đặc trƣng cho điều kiện khí hậu, thổ nhƣỡng của từng vùng miền hoặc do con ngƣời lai ghép, tạo giống mà có:
Cam ngọt: vỏ quả nhẵn, khó bóc vỏ gồm có cam Vinh (ở Nghệ An), nay còn đƣợc trồng ở Hƣng Yên và các loài cam địa phƣơng khác ở Hà Nam, Thái Bình, Nam Định có vị chua hơn cam Vinh. Các loại cam này đều thuộc loài Citrus sinensis (L.) Osbeck.
Cam sành: vỏ quả sần sùi, dày; dễ bóc vỏ, quả to hơn cam ngọt, gồm có cam sành miền nam, cam Bắc Quang (Hà Giang), cam Hàm Yên (Tuyên Quang). Tất cả đều thuộc loài Citrus
nobilis Lour.
Chanh: còn đƣợc gọi là Chanh ta, Chanh núm, Chanh hạt, có vị chua đậm. Đƣợc trồng phổ biến ở khắp nơi để lấy quả. Tất cả đều thuộc loài Citrus aurantifolia (Christm. & Panzer) Swingle.
Chanh tây, Chanh cali không hạt: (lấy giống từ Mỹ, đƣợc trồng ở Bình Dƣơng) quả to hơn loài trên, nhiều nƣớc nhƣng vị chua ít hơn, mùi thơm dịu, thuộc loài Citrus limon (L.)
Burm. f.
Bưởi: bao gồm nhiều giống nhƣ: bƣởi chua, bƣởi Diễn (Phú Diễn, Hà Nội), bƣởi Đoan Hùng (Đoan Hùng, Phú Thọ), bƣởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh), bƣởi thanh (Đồng Nai), bƣởi đƣờng hồng (Đồng Nai), bƣởi da xanh, bƣởi năm roi (Bình Dƣơng, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Nai, Vĩnh Long). Tuy có khác nhau về hình thái, mùi vị nhƣng tất cả các giống bƣởi trên đều thuộc một loài: Citrus grandis (L.) Osb.
Quýt: Có 3 giống chính: loại quả vỏ nhẵn, dáng tròn (Quýt Sài gòn) và loại quả vỏ sần
hơn, dáng dẹt (Bắc Quang – Hà Giang, Hàm Yên – Tuyên Quang), và giống Quýt hôi quả nhỏ, vị chua. Qua phân tích cho thấy các loài quýt đều thuộc loài Citrus reticulata Blanco.
Quất: Các giống Quất với tên gọi khác nhau nhƣ: Quất tết, Quất Mễ sở... đều có tên
khoa học là Citrus japonica Thunb.
Phật thủ: Có hình dáng quả đặc biệt với phần đầu quả phân thành nhiều thùy, khía nhƣ
bàn tay, thƣờng dùng trong thờ cúng do có mùi thơm ngát. Ngoài ra còn dùng làm thuốc trị ho, viêm phế quản. Qua phân loại cho thấy, đây là một thứ (variety) của loài Citrus medica L. có
tên khoa học là : Citrus medica L. var. sarcodactylis (Sieb.) Swingle
Thanh yên: Là loại quả cũng đƣợc sử dụng nhƣ phật thủ nhƣng đƣợc phân biệt ở phần đầu quả không phân thùy, tạo khía. Đây cũng là một dƣới loài (subspecies) của loài Citrus medica L., có tên khoa học là: Citrus medica L. ssp. bajoura Bonavia.
Chấp: Quả có vỏ dày, vị đắng, chua, đƣợc dùng làm thuốc trong Y học cổ truyền với tên vị thuốc là Chỉ xác. Chấp đƣợc coi là một loài Cam đắng, có tên khoa học là Citrus aurantium L. ssp. ichangensis Guillaum.
Cam canh: Trong các tài liệu phân loại hiện có [1-8] không thấy đề cập tới loài cam Canh. Qua phân tích sơ bộ cho thấy giống cam này cùng loài với quýt - Citrus reticulata
Blanco do đặc điểm vỏ quả mỏng (phần cùi trắng), dễ bóc vỏ.
1.3. Kết quả thu mua nguyên liệu vỏ quả các loài Citrus
Đã thu hái và thu mua đƣợc tổng số 201 mẫu nguyên liệu của 6 loài là đối tƣợng nghiên cứu chính Citrus để phục vụ nghiên cứu hóa học. Mỗi loài đƣợc điều tra, thu mẫu tại 5 địa
điểm, mỗi địa điểm thu 3 mẫu/loài, mỗi mẫu gồm 2 loại quả: quả non và già. 1/ 28 mẫu cam tại 5 địa điểm
2/ 29 mẫu cam sành tại 5 địa điểm 3/ 32 mẫu chanh tại 5 địa điểm 4/ 50 mẫu bƣởi tại 8 địa điểm
5/ 32 mẫu quýt (9 số hiệu) tại 5 địa điểm 6/ 30 mẫu quất (5 số hiệu) tại 5 địa điểm
Ngoài ra còn thu mua đƣợc tổng số 23 mẫu của 5 loài và thứ khác: + 6 mẫu chanh tây tại 1 địa điểm
+ 3 mẫu chấp tại 1 địa điểm
+ 7 mẫu phật thủ và thanh yên tại 2 địa điểm + 7 mẫu cam canh tại 3 địa điểm
(Xem Danh sách mẫu của các loài Citrus đã thu mua phục vụ sàng lọc hóa học: từ Phụ lục 3 đến Phụ lục 12 của Chuyên đề 1).
Trong đó quả non và quả già đƣợc phân biệt nhƣ sau:
- Quả non: là quả còn nhỏ, chƣa đƣợc thu hoạch để dùng hay bán; phần múi quả chƣa phát triển đầy đủ, còn chiếm tỷ lệ nhỏ so với phần vỏ, tép chứa ít nƣớc, quả thƣờng có vị chua.
- Quả già: là quả đã đạt tới kích thƣớc gần tối đa, có thể thu hoạch để dùng hay bán; phần múi quả đã chiếm tỷ lệ lớn hơn, tép mọng nƣớc, quả thƣờng có vị ngọt hơn.
Tuy nhiên sự phân biệt trên chỉ mang tính tƣơng đối. Trong một số trƣờng hợp, quả non vẫn đƣợc thu hái để sử dụng nhƣ: quất xanh (quả ƣơng), do loại quả xanh-ƣơng thƣờng có vị
chua, mùi thơm hắc, thích hợp làm nƣớc giải khát hoặc pha canh rau, loại quả chín – màu vàng đẹp thƣờng đƣợc bán trong ngày tết để bày mâm ngũ quả; Phật thủ quả xanh, non cũng đƣợc bán để bày mâm ngũ quả với giá rẻ hơn so với loại quả già.
Các mẫu đƣợc thu mua, xử lý và bảo quản theo các tiêu chí sau:
- Mẫu thu mua đều theo tiêu chuẩn: không bị sâu bệnh, nấm, mốc, không hƣ hỏng, thối nhũn.
- Tất cả các mẫu đều đƣợc đeo etiket, đƣợc ký hiệu và đánh số riêng để phân biệt giữa các mẫu, các giống/loài.
- Mẫu sau khi thu mua đƣợc cân nguyên quả trƣớc, ghi chép trọng lƣợng quả tƣơi sau đó đƣợc giao cho bộ phận Hóa thực vật để tiến hành các nghiên cứu sàng lọc về hoá học. Nếu chƣa thể giao mẫu ngay, mẫu đƣợc bảo quản tƣơi trong tủ lạnh hoặc đƣợc tách vỏ, phơi khô, tránh việc hƣ hỏng gây ra từ phần múi bên trong.
1.4. Điều tra phỏng vấn nguồn nguyên liệu vỏ quả từ các loài Citrus
Tiến hành phỏng vấn 3 đối tƣợng chính là: ngƣời trồng, ngƣời bán và ngƣời sản xuất/kinh doanh các sản phẩm từ các loài Citrus để thu thập thông về diện tích trồng, sản
lƣợng; tình hình sử dụng và giá cả các loài Citrus (Chi tiết mẫu phiếu ở các Phụ lục của
Chuyên đề 1). Tổng số phiếu đã thu thập đƣợc 108 phiếu.
Các phiếu phỏng vấn đƣợc thu thập tại 14 tỉnh trên cả nƣớc, trong đó có tập trung vào các tỉnh có diện tích trồng lớn hoặc là nơi giao thƣơng của nhiều loại quả Citrus.
1.4.1. Kết quả điều tra, phỏng vấn về diện tích trồng và sản lượng các loài
Diện tích trồng và sản lƣợng của từng loài Citrus phản ánh độ phong phú của nguồn
nguyên liệu từ các loài đó. Dƣới đây là các vùng trồng Citrus chính trong cả nƣớc.
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu tập trung ở Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang, Cần Thơ, Hậu Giang. Diện tích trồng khoảng 57.000 ha, gồm cam, chanh, bƣởi, quýt có sản lƣợng hơn 530.000 tấn/năm. Trong đó diện tích trồng cam, quýt đã chiếm tới 36.700 ha (~63,4%) với sản lƣợng khoảng 346.000 tấn/năm (~65%).
Vùng Đông Bắc Bộ, chủ yếu tập trung ở Hà Giang, Tuyên Quang. Tổng diện tích trồng cam, quýt vào khoảng 7.082,8 ha với sản lƣợng 13.963 tấn/năm, chiếm ƣu thế lớn so với các loài Citrus khác.
Bắc Trung Bộ là vùng trồng cây có múi lớn thứ 3 của cả nƣớc, tập trung ở 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Diện tích tới 5.488 ha cam, quýt cho sản lƣợng 38.501 tấn/năm. Diện tích trồng bƣởi khoảng 1.398 ha, sản lƣợng 6.885 tấn/năm, diện tích trồng chanh: hơn 1.000 ha, sản lƣợng 6.101 tấn/năm.
Thông tin thu đƣợc từ 68 phiếu phỏng vấn về diện tích và sản lƣợng các loài Citrus tại
14 tỉnh chắc chắn không mang tính toàn diện và đầy đủ. Tuy nhiên, kết quả tổng hợp phiếu phỏng vấn dƣới đây phần nào cũng phản ánh đúng với những số liệu thống kê kể trên.
Bảng 1. Tổng hợp kết quả về diện tích trồng và sản lƣợng quả một số loài Citrus
Tên loài Giống/loại Diện tích trồng (ha) Sản lƣợng TB kg/năm Sản lƣợng tiêu thụ (kg/năm) Cam Thƣờng 0,08 1.960,00
Vinh 0,43 5.047,62 164.500,00 Tổng cộng: 0,51 7.007,62 164.500,00 Cam sành Miền nam 13,75 15.260.333,33 40.100,00 Bắc Quang 2,15 30.000,00 35.000,00 Hàm Yên 5,14 67.142,86 659.200,00 Tổng cộng: 21,04 15.357.476,19 734.300,00
Cam canh Canh 0,29 4.357,14 3.300,00
Tổng cộng: 0,29 4.357,14 3.300,00 Chanh Thƣờng 0,34 2.200,00 5.300,00 Ta 0,35 1.500,00 7.800,00 Vỏ dày 150,00 Tổng cộng: 0,69 3.700,00 13.250,00 Bƣởi Pô lô 0,10 3.000,00 Da xanh 10,50 194.425,00 246.410,00 Diễn 0,15 3.605,56 14.950,00 Đoan Hùng 0,57 7.000,00 Năm roi 9,40 245.560,00 51.000,00 Phúc Trạch 950,00 Bƣởi thƣờng 0,07 1.550,00 1.150,00 Tổng cộng: 20,79 455.140,56 314.460,00 Quýt miền nam 10,50 909.000,00 80.000,00 Tổng cộng: 10,50 909.000,00 80.000,00 tàu 29.900,00 thái 1.500,00 Tổng cộng: 31.400,00 Quất 0,11 626,67 2.000,00 Tổng cộng: 0,11 626,67 2.000,00 Phật thủ 0,003 40,0 3.500,00 Tổng cộng: 0,003 40,0 3.500,00 Thanh yên 0,001 25,0 50,00 Tổng cộng: 0,001 25,0 50,00
Nhƣ vậy, xét về độ phong phú, nguyên liệu từ cam, quýt chiếm ƣu thế hơn trong số 6 loài Citrus. Nguồn vỏ quả từ bƣởi tuy ít hơn nhƣng cũng chiếm tỷ lệ đáng kể. Nguyên liệu từ chanh, phật thủ và thanh yên có tỷ lệ không đáng kể.
1.4.2. Kết quả điều tra, phỏng vấn các công ty/xí nghiệp kinh doanh các sản phẩm từ các loài thuộc chi Citrus loài thuộc chi Citrus
Để tận dụng nguồn nguyên liệu vỏ quả Citrus từ những nhà máy chế biến nƣớc cam,
chanh, bƣởi... ép, việc tiến hành điều tra, thu thập thông tin từ các doanh nghiệp chế biến nƣớc ép trái cây là rất quan trọng. Qua điều tra cho thấy, có rất ít doanh nghiệp trong nƣớc chế biến
trái cây làm công tác này do chƣa có công nghệ xử lý nƣớc ép bƣởi tốt, để lâu ngày nƣớc ép dễ bị đắng. Đầu ra của sản phẩm không ổn định. Tại Vĩnh Long có doanh nghiệp Hoàng Gia đã đầu tƣ một dây chuyền sản xuất nƣớc ép bƣởi Năm roi đóng lon công suất lớn, cho chất lƣợng nƣớc ép cao, tốn kém. Tuy nhiên, thực tế cho thấy đầu ra còn chƣa cao nên hiện nay nhà máy này đã ngừng hoạt động.
Nhƣ vậy để tận dụng vỏ quả của các loài Citrus nên tập trung vào việc thu mua vỏ quả từ các nhà hàng, khách sạn, quán giải khát là những đầu mối tiêu thụ trực tiếp các loại quả
Citrus nhƣ Cam, Quýt, Bƣởi.
Ngoài ra, khi điều tra, phỏng vấn tại các nhà vƣờn, chúng tôi đƣợc biết có một lƣợng đáng kể quả Citrus bị rụng sớm do nhiều nguyên nhân nhƣ: Mùa vụ (quả ra trái vụ thƣờng phát triển không tốt, dễ bị rụng), thời tiết (gió, mƣa, bão…) và các tác động khác. Lứa quả ra trái vụ thƣờng còi cọc, hình dáng và mùi vị không đạt tiêu chuẩn nên ngƣời làm vƣờn tự ngắt bỏ để cây tích lũy dinh dƣỡng cho lứa quả chính. Việc tận dụng nguồn nguyên liệu từ loại quả Citrus này cũng cần đƣợc quan tâm.
1.5. Kết luận
Qua quá trình thực hiện nội dung điều tra thu thập thông tin và thu mẫu các loài Citrus,
chúng tôi đã thu đƣợc những kết quả sau:
a) Xác định đƣợc tên khoa học của tất cả các loài Citrus nghiên cứu. Thu thập và hoàn
thiện bộ tiêu bản gồm 83 tiêu bản thuộc 8 loài Citrus.
b) Thu thập đƣợc 201 mẫu vỏ quả của 6 loài Citrus phổ biến là cam, cam sành, chanh, bƣởi, quất, quýt phục vụ nghiên cứu sàng lọc, so sánh về hóa học. Thu đƣợc 23 mẫu vỏ quả của 5 loài/thứ khác: chanh tây, chấp, phật thủ, thanh yên, cam canh.
c) Thu thập, tổng hợp, thống kê và phân tích các thông tin từ các phiếu phỏng vấn. Kết quả, đã đề xuất đƣợc các loài Citrus có nguồn nguyên liệu phong phú, dễ kiếm là cam, quýt (chiếm tỷ lệ lớn nhất), và bƣởi.
Những kết quả thu đƣợc kết hợp với kết quả nghiên cứu sàng lọc hóa học sẽ là cơ sở để chọn lọc đƣợc nguồn nguyên liệu vỏ quả Citrus phù hợp nhất phục vụ cho nghiên cứu chiết
xuất. Nó cũng góp phần định hƣớng cho việc thu mua nguồn nguyên liệu cho chiết xuất khi có ứng dụng trong thực tiễn về sau.