1.2. Lý luận chung về quản lý tài chính tại các cơ sở GDCĐ và ĐH công lập tự
1.2.4.1. Quản lý các nguồn thu trong các trường cao đẳng đại học
a. Các nguồn thu trong các trường cao đẳng đại học
Để thực hiện được quyền tự chủ nhà trường trước tiên cần phải xác định mình được thu tài chính từ những nguồn nào và thu để làm gì.
Nguồn thu là những khoản kinh phí nhà trường nhận được để triển khai các hoạt động đào tạo bao gồm:
* Nguồn thu từ NSNN
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, là hoạt động đầu tư đặc thù thuộc lính vực đầu tư có điều kiên và được ưu đãi đầu tư. Vì thế, mặc dù điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, Đảng và Nhà nước vẫn quan tâm và dành một phần lớn NSNN cho hoạt động giáo dục và đào tạo.
Đối với các trường đại học cao đẳng tự chủ, tự chịu trách nhiệm một phần chi phí hoạt động thì nguồn thu từ NSNN cấp gồm:
- Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các trường (sau khi đã cân đối với nguồn thu sự nghiệp); được cơ quan
quản lý cấp trên trực tiếp giao, trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao;
- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ;
- Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức; - Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước quy định (nếu có);
- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sữa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm;
- Vốn đối ứng thực hiện các dự án đầu tư có nguồn vốn nước ngoài được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Kinh phí khác (nếu có).
Có thể thấy hiện nay, nguồn NSNN cấp vẫn giữ vai trò chủ yếu và quan trọng trong tổng nguồn tài chính của trường. Tuy nhiên quy trình cấp phát ngân sách cho các trường vẫn theo hình thức cấp phát theo nhu cầu thường niên, tức là hầu hết các hạng mục chi kể trên chủ yếu là được thực hiện theo chỉ tiêu đào tạo được giao hàng năm, dựa trên dự toán hàng năm của các trường. Tùy thuộc vào từng trường cụ thể, NSNN sẽ tác động đến các nội dung quản lý nguồn thu khác nhau. Đối với các trường có quy mô lớn, bên cạnh việc đảm bảo việc hoạt động thường xuyên, đầu tư xây dựng cơ bản thì nguồn kinh phí nhằm thực hiện nghiên cứu khoa học và chương trình mục tiêu quốc gia cũng chiếm một tỷ trọng tương đối lớn. Cũng như các trường có khoản kinh phí cho việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ và thực hiện các dự án có vốn nước ngoài thường xuyên. Trong khi đó, đồi với các trường có quy mô nhỏ thì chủ yếu kinh phí dành cho hoạt động thường xuyên của trường.
* Các nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp
Để tăng nguồn lực tài chính cho Nhà trường, thực hiện đa dạng hóa đầu tư cho giáo dục, khuyến khích các nguồn thu có thể huy động được trong xã hội nhằm chia sẻ bớt gánh nặng đối với Nhà nước. Các trường thực hiện hoạt động thu sự nghiệp gồm:
- Thu học phí:
Khoản thu này được thực hiện thông qua sự đóng góp của người học cho hoạt động học tập nghiên cứu của chính họ.
Trên cơ sở quy định của Chính phủ về việc thu học phí, các trường tùy thuộc vào tình hình thực tế của trường mình mà áp dụng mức học phí hợp lý
- Lệ phí tuyển sinh:
Theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo, học sinh sinh viên muốn tham gia học tập tại trường cần phải nộp lệ phí cho công tác tuyển sinh. Khi thu lệ phí tuyển sinh, các trường phải viết biên lai thu lệ phí và giao liên đó cho học sinh, sinh viên tới nộp hồ sơ. Cuối mỗi đợt tuyển sinh. Kế toán có nhiệm vụ tập hợp danh sách học sinh sinh viên nộp lệ phí và nộp tiền lệ phí cho thủ quỹ.
- Thu tiền giữ xe đạp, xe máy ở mỗi trường đều có thể khác nhau. Có trường giao nộp cho CBCNV trong trường thực hiện, rồi hàng tháng CBCNV có trách nhiệm nộp về thủ quỹ Nhà trường. Có trường giao khoán theo tháng, quý, năm cho bộ phận CBCNV giữ xe. Bộ phận CBCNV giữ xe phải đảm bảo mực thu đối với từng loại phương tiện theo quy định của Nhà trường.
- Thu tiền ở ký túc xá của học sinh, sinh viên:
Hầu hết các trường đều quy định mức đóng tiền ký túc xá cho mỗi học sinh, sinh viên, căn cứ số lượng phòng ký túc xá và số lượng học sinh sinh viên ở tại ký túc xá mà được tính nguồn thu từ hoạt động này. Thông thường tiền ở ký
túc xá được thu theo kỳ, học sinh sinh viên đóng vào đầu mỗi kỳ. Tuy nhiên cũng có trường miễn phí hoàn toàn tiền ở ký túc xá cho học sinh sinh viên.
- Thu tiền bán thanh lý tài sản (nếu có) - Thu khác (nếu có)
* Các nguồn thu từ hoạt động dịch vụ
Các nguồn thu từ hoạt động dịch vụ là vốn tiền tệ do các trường đại học cao đẳng được Nhà nước cho phép huy động trực tiếp trong xã hội để sử dụng cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Nguồn tài chính này hình thành từ những khoản thu hợp pháp.
- Thu dịch vụ khoa học công nghệ
Nguồn thu này có được khi các trường tham gia các nghiên cứu khoa học, thực hiện các đề tài khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, Ngành, hội thảo khoa học… theo đơn đặt hàng hoặc các dự án trong và ngoài nước. Khoản thu này rất khó xác định chính xác, tại mỗi cấp học khoản thu này lại thể hiện khác nhau. Đối với các trường đại học, nguồn thu này tương đối lớn và nó giải quyết đươch một phần nhu cầu nguồn thu tài chính cho các hoạt động bên ngoài trường. Cũng như nhằm nâng cao tính thực tiễn và tiếp cận với khoa học công nghệ ứng dụng ngày càng cao cho cả sinh viên lẫn giáo viên.
- Thu liên kết đào tạo, hợp đồng đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn.
Các trường tổ chức thực hiện các khóa học ngắn hạn, các hợp đồng đào tạo liên kết với các đơn vị, các trường nhằm để tăng nguồn thu.
Hoạt động giáo dục là hoạt động rất cần sự chung tay góp sức của toàn cộng đồng. Đảng và Nhà nước luôn kêu gọi các tổ chức xã hội, người dân tham gia đóng góp tự nguyện cho hoạt động giáo dục.
b. Quy trình quản lý các nguồn thu trong các trường cao đẳng đại học
* Lập dự toán thu
Để hoạt động quản lý mang lại hiệu quả cao, việc xây dựng kế hoạch tài chính là không thể thiếu. Hiệu trưởng các trường chỉ đạo lập kế hoạch tài chính theo năm, trong đó phải trả lời được các câu hỏi: Thu từ những nguồn nào? Vào thời gian nào?
Đối với các trường cao đẳng đại học tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động, thì việc xây dựng kế hoạch cũng đồng nghĩa với việc lập dự toán. Đầu tiên, lập dự toán năm đầu thời kỳ ổn định phân loại trường, sau đó lập dự toán 2 năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định. Trên cơ sở dự toán năm, Hiệu trưởng các trường chỉ đạo lập dự toán quý cho phù hợp với hoạt động của trường trong quý, đây là bản dự toán có tính chất “xương sống” để thực hiện nhiệm vụ của trường trong thời gian 3 tháng một lần, các chỉ tiêu trong dự toán cũng tương tự như dự toán hàng năm.
Các trường cao đẳng đại học thực hiện lập dự toán thu đối với các khoản thu học phí, lệ phí và dự toán thu đối với các khoản thu sự nghiệp. Căn cứ lập dự toán thu như sau:
- Các chế độ chính sách hiện hành.
- Quyết toán thu 3 năm một lần có phân tích cụ thể việc thực hiện hoạt động tài chính của những năm này.
- Các điều kiện đảm bảo: Cơ sở vật chất, trang thiết bị, giáo viên, cán bộ công nhân viên.
- Căn cứ vào đối tượng thu, mức thu và tỷ lệ được để lại chi theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Căn cứ vào kế hoạch hoạt động dịch vụ và mức thu do đơn vị quyết định hoặc theo hợp đồng kinh tế các trường đã ký kết.
Sau khi lập xong, các trường gửi cơ quan quản lý cấp trên theo quy định. Thời gian gửi dự toán thu:
- Đối với ự toán quý: Các trường gửi dự toán lên cơ quan quản lý cấp trên từ ngày 1 đến ngày 12 tháng cuối của quý trước.
- Đối với dự toán năm: Sauk hi có hướng dẫn của cơ quan dự toán cấp trên, các trường gửi lên cấp trên vào đầu quý 3 để kịp trình cơ quan cấp trên duyệt ra thông báo cho dự toán năm sau.
* Thực hiện dự toán thu
Hàng năm, trên cơ sở dự toán thu được lập của các trường, cơ quan chủ quản quyết định giao dự toán thu cho các trường, trong đó gồm kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên theo mức năm trước liền kề và kinh phí được tăng thêm hoặc giảm đi của cấp có thẩm quyền giao, sau khi đã thống nhất bằng văn bản với cơ quan tài chính cùng cấp.
Các trường căn cứ trên dự toán thu được duyệt để cân đối thực hiện hoạt động đơn vị theo nguyên tắc thu đúng thu đủ.
Đối với các nguồn thu sự nghiệp các trường được tự chủ thực hiện nhiệm vụ thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định. Đối với các khoản thu mà Nhà nước có quy định, các trường phải thực hiện đúng theo quy định. Trong trường hợp cơ quan quản lý Nhà nước
có thẩm quyền quy định khung mức thu, các trường căn cứ tình hình thực tế tại trường, từ đó xác định đúng đối tượng, mức thu, sao cho mức thu không được vượt quá khung quy định. Trường hợp, các khoản thu Nhà nước chưa quy định, các trường căn cứ tình hình thực tế để xác định mức thu, trình cơ quan quản lý cấp trên xem xét ký duyệt, rồi mới thực hiện thu.
Đối với nguồn thu từ hoạt động dịch vụ các trường thực hiện thu theo hợp đồng được ký kết giữa nhà trường với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước trên nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy.
* Quyết toán thu
Hoạt động quyết toán thu được các trường thực hiện trên nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, hoạt động dịch vụ khác của nhà trường (tức là không áp dụng đối với nguồn thu từ NSNN cấp). Đây là quá trình kiểm tra, tổng hợ các nguồn thu. Từ đó đánh giá công tác thu và đề ra các biện pháp tổ chức thu để tránh thất thoát trong quá trình thu.