2.2 .Phƣơng pháp thu thập tài liệu, dữ liệu
3.2. Tình hình quản lý tài chính ta ̣i trƣờng Cao đẳng Giao thông vận tải miền
3.2.2.1. Các khoản chi tại trường
* Chi thường xuyên
Việc chi trả tiền lương và các chế độ phụ cấp theo lương được quy định tại Nghị định số 204/204/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Lương cơ bản (TLcb): Trong những năm vừa qua, trường luôn thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về trả lương cho cán bộ công nhân viên như sau:
- Đối với cán bộ, giáo viên, công nhân viên viên chế và hợp đồng dài hạn: TTcb = Hệ số lương * lương cơ bản
- Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên hợp đồng có thời hạn trả theo hợp đồng đã ký với người lao động.
Sau khi đã tính tổng thu nhập của CBCNV, giáo viên trong trường. Phòng tài chính kế toán có trách nhiệm thực hiện việc chuyển tiền qua tài khoản cho CBCNV và giáo viên theo đúng mức nhận vào thời điểm tuần đầu tiên của tháng tiếp theo.
Bên cạnh việc chi trả lương như trên, Nhà trường còn thực hiện việc trả công, tiền thưởng, các khoản phụ cấp khác và đóng bảo hiểm đầy đủ cho CBCNV và giáo viên.
+ Chi nghiệp vụ, giảng dạy, học tập
Sau một thời gian nâng cấp thành trường Cao đẳng và làm tiền đề để nâng cấp thành trường đại học, trường đã chi trả rất nhiều cho việc hoàn thiện chương trình giảng dạy, biên soạn giáo án, giáo trình, bài giảng, chương trình khung, chương trình đào tạo. Ngoài ra, do lực lượng giáo viên còn mỏng vì thế nhà trường cũng bỏ ra rất nhiều chi phí cho việc chi trả dạy vượt giờ, chi quản lý hoạt động đào tạo theo quy định hiện hành. Bảng số liệu 3.4 về chi phí nghiệp vụ giảng dạy, học tập cho thấy rõ điều này.
Bảng 3.4: Chi nghiệp vụ giảng dạy, học tập tại trƣờng cao đẳng GTVT miền Trung từ năm 2011 đến 2014
Đơn vị: Triệu đồng
Nội dung 2011 2012 2013 2014
Lượng giá trị 1.373 1.689,8 2.132 2.367
Tăng giá trị so với năm trước (số tuyệt đối) 316,8 442,2 235 Tăng giá trị so với năm trước (số tương đối) 23% 26% 11%
(Nguồn: Báo cáo tài chính trường Cao đẳng GTVT miền Trung từ năm 2011 – 2014)
Đồng thời để hỗ trợ giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn, Nhà trường đã thực hiện hỗ trợ học phí cho những giáo viên tham gia học tập những khóa học nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn.
+ Chi phí cho việc thuê chuyên gia, giảng viên, tổ chức hội thảo.
Trung bình mỗi tháng, theo yêu cầu của Ban giám hiệu, Nhà trường chi một khoản tiền cho việc thực hiện các cuộc hội thảo như: đào tạo tín chỉ, nâng cao nghiệp vụ giảng dạy, nâng cao tính ứng dụng của các phương tiện giảng dạy…
Ngoài ra, chi mua vật tư thí nghiệm, mua tài liệu giáo trình cho thư viện, chi cho quá trình thực tập, thực tế tại các cơ sở sản xuất, chi khen thưởng giáo viên.
+ Chi hoạt động tổ chức thu phí, lệ phí
Để thực hiện việc thu học phí và lệ phí, Nhà trường chi trả một số chi phí cho việc mua biên lai thu học phí, lệ phí; đồng thời chi phần trăm được hưởng cho những người trực tiếp thực hiện việc thu.
+ Chi quản lý hành chính
Đối với việc chi văn phòng phẩm: Nhà trường khoán việc sử dụng văn phòng phẩm tới các bộ phận thông qua thực tế sử dụng năm trước, đồng thời có
sự điều chỉnh theo giá cả thị trường hiện tại. Đầu năm, các bộ phận lập dự trù chi phí cho văn phòng phẩm, sau đó gửi Phòng Tài chính kế toán, trình Hiệu trưởng ký duyệt. Việc thanh toán đều thực hiện qua hình thức chuyển khoản.
Chi thanh toán dịch vụ công cộng như: Chi trả tiền điện, chi việc sử dụng xe ô tô, nhiên liệu cho ô tô; chi thanh toán tiền nước này.
Chi thông tin liên lạc: Cán bộ quản lý tại các bộ phận được khoán định mức sử dụng đối với điện thoại di động. Chi cho tuyên truyền quảng cáo, chi mua sách báo tạp chí cho thư viện và chi phí cho cán bộ quản lý website của Nhà trường.
+ Chi phí đầu tư cơ sở vật chất, tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh: Mua vật tư, thuê lao động; khấu hao tài sản cố định; sữa chữa thường xuyên máy móc thiết bị, nhà cửa, chi nộp thuế…
+ Chi khác có tính chất thường xuyên không thuộc các khoản chi trên như: chi cho CBCNV nhân các ngày lễ, chi tiếp khách… theo quy định.
* Chi không thường xuyên
Chi không thường xuyên gồm những khoản chi phát sinh không có dự toán trước, trong những năm qua, khoản chi không thường xuyên tập trung vào việc:
+ Chi thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ giảng viên. + Chi thực hiện một số chương trình, đề tài khoa học cấp Bộ như: xây dựng chương trình khung, chường trình đào tạo cho nghề Trắc địa công trình; thử nghiệm tính hiệu quả của việc sử dụng cát Duyên hải miền Trung…
+ Chi mua sắm trang thiết bị, đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn tài sản cố định được thực hiện theo các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bảng 3.5: Cơ cấu khoản chi thƣờng xuyên và không thƣờng xuyên của trƣờng cao đẳng GTVT miền Trung từ năm 2011 đến 2014
Đơn vị: Triệu đồng TT Nội dung 2011 2012 2013 2014 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng 1 Chi thường xuyên 6.547 88% 7.122 88% 8.636 89% 10.262 89% 1.1 Chi trả lương và các khoản có tính chất lương 2.722 37% 2.964 37% 3.643 37% 4.120 36% 1.2 Chi nghiệp vụ giảng dạy, học tập 1.373 18% 1.689 21% 2.132 22% 2.367 21% 1.3 Chi quản lý hành chính 1.422 19% 1.569 19% 1.834 19% 2.031 18% 1.4 Chi đầu tư cơ
sở vật chất 730 10% 446 6% 521 5% 1.089 9% 1.5 Chi thường xuyên khác 300 4% 453 6% 506 5% 655 6% 2 Chi không thường xuyên 878 12% 980 12% 1.100 11% 1.235 11% Tổng cộng 7.425 100 % 8.102 100 % 9.736 100 % 11.497 100 %
(Nguồn: Báo cáo tài chính trường Cao đẳng GTVT miền Trung từ năm 2011 – 2014)
Theo bảng 3.5 về cơ cấu chi thường xuyên và không thường xuyên từ năm 2011 – 2014, có thể thấy tất cả các khoản chi đều có xu hướng tăng. Tỷ trọng chi thường xuyên và chi không thường xuyên giữa các năm là ít thay đổi. Chi thường xuyên chiếm từ khoảng 88% - 89%, trong khi đó chi không thường xuyên chiếm 11% - 12%, điều này cho thấy trường đã dự toán tương đối chính
xác các khoản chi trong trường từng năm qua. Việc thực hiện trình tự chi cũng tương đối chính xác.
Trong các khoản chi, khoản chi dành cho tiền lương và cá khoản chi có tính chất lương vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (36% - 37%), chứng tỏ Nhà trường đã dành phần lớn khoản thu để hỗ trợ nâng cao đời sống CBCNV, giáo viên phục vụ cho công tác giảng dạy và đào tạo.
Bên cạnh đó, do đang trong quá trình hoàn thiện việc giảng dạy và đào tạo, nên Nhà trường đã dành từ 18% - 22% cho nghiệp vụ giảng dạy, học tập – đây là hướng đầu tư mang tính chất lâu dài, nhằm chuẩn hóa các chương trình đào tạo, nâng cao việc tiếp cận việc học trong Nhà trường với thực tiễn, nhằm ngày càng nâng cao thương hiệu Nhà trường trong thời gian tới.
Đối với đầu tư xây dựng cơ bản, bắt đầu vào năm 2011 trường đã đầu tư với tỷ lệ 10% nhằm làm tiền đề cho việc nâng cấp trường lên đại học. Những năm tiếp theo Nhà trường đầu tư tăng về giá trị, nhưng tỷ trọng chỉ khoảng 5% - 6% nhằm sữa chữa lại những hư hỏng và đến năm 2014 tiếp tục đầu tư mới cơ sở vật chất làm tăng tỷ trọng lên 9% nhằm tạo điều kiện cho học sinh sinh viên có đủ điều kiện để học tập và sinh hoạt tốt hơn.
Chi phí dành cho hoạt động quản lý hành chính cũng tăng, nhưng tỷ lệ tăng ít thay đổi (chỉ giao động từ 18% - 19%). Mặc dù học sinh sinh viên tăng, số lượng giảo viên tăng, nhưng do quy định chặt chẽ trong việc khoán sử dụng văn phòng phẩm, điện thoại, điện thắp sáng, thông tin truyền thông quảng cáo, định mức sử dụng ô tô, nhiên liệu… hợp lý nên Nhà trường vẫn giữ được tỷ lệ chi phí dành cho hoạt động quản lý hành chính không đổi trong những năm qua.