1.2. Lý luận chung về quản lý tài chính tại các cơ sở GDCĐ và ĐH công lập tự
1.2.6.2. Yếu tố bên ngoài
* Chủ trương, chính sách của nhà nước
mô. Sự can thiệp của nhà nước ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động quản lý tài chính của các cơ sở giáo dục nói chung và các trường ĐH, CĐ nói riêng. Điều này thể hiện ở chức năng, nhiệm vụ của nhà nước như:
- Nhà nước xây dựng định hướng phát triển giáo dục thông qua xây dựng hệ thống mục tiêu, bước đi và giải pháp định hướng cho các trường ĐH, CĐ.
- Chính phủ - đại diện của nhà nước xây dựng hệ thống các văn bản dưới luật hướng dẫn những việc được làm và không được làm trong lĩnh vực giáo dục cho các trường. Các trường tự chủ về tài chính nhưng phải nằm trong khuôn khổ quy định của pháp luật.
- Nhà nước xây dựng hệ thống chính sách và công cụ như chính sách phân bổ NSNN, đầu tư cho giáo dục, tiền lương, thu nhập, chi tiêu. Đây là vấn đề có ý nghĩa nguyên tắc về vai trò của nhà nước trong quá trình trao quyền tự chủ cho trường ĐH, CĐ. Điều quan trọng là hệ thống chính sách này phải phù hợp với cơ chế thị trường, có tính cạnh tranh và tăng cường sự chủ động cho các trường.
Cùng với việc giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm thì việc tăng cường phát huy dân chủ ở các cơ sở là vô cùng quan trọng để người lao động, giáo viên, cán bộ công nhân viên thực sự tham gia quản lý công việc của nhà trường. Không để xảy ra tình trạng giao tự chủ cho nhà trường mà các Hiệu trưởng hay Giám đốc các trường ĐH, CĐ được toàn quyền quyết định không có cơ chế giám sát việc thực thi quyền lực của Hiệu trưởng, Giám đốc. Do đó, Nhà nước đã xây dựng cơ chế tự chịu trách nhiệm thông qua một "khung" pháp lý cụ thể, theo đó, các trường được quyền tự quyết định mọi vấn đề nhưng nếu vượt quá sẽ vi phạm pháp luật.
Trong một quốc gia, sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền là tất yếu khách quan do vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện KT-XH khác nhau. Mặt khác, kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn nguy cơ mất công bằng xã hội trong giáo dục, bởi vì trong xã hội nhiều người có năng lực nhưng không đủ khả năng tài chính để đi học, điều đó dường như mâu thuẫn với sự đòi hỏi về công bằng trong giáo dục. Đó là sự bình đẳng về cơ hội học tập, cơ hội được giáo dục ở mọi cấp học và trình độ đào tạo đối với tất cả mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội và hoàn cảnh kinh tế. Mọi công dân đều có cơ hội đến trường, được tạo cơ hội để học tập bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ. Công bằng xã hội trong giáo dục là thể hiện tính chất của nền giáo dục Việt Nam. Nguồn lực tài chính đầu tư cho giáo dục bao gồm nguồn lực của Nhà nước và nguồn lực của xã hội. Chính vì vậy, những thay đổi về điều kiện kinh tế - xã hội và chính sách chi tiêu công cho giáo dục là yếu tố tác động lớn đến nguồn thu và các khoản chi của các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và trước yêu cầu phát triển của nền kinh tế tri thức, nhu cầu về lực lượng lao động của xã hội đang có sự thay đổi về chất, đòi hỏi một đội ngũ lao động phải được qua trường lớp đào tạo chính quy làm tăng lượng nhu cầu học tập dẫn đến làm gia tăng số lượng học sinh, sinh viên tham gia học tập tại các cơ sở giáo dục tăng lên. Đây chính là một trong những nguồn thu chủ yếu ngoài NSNN của các cơ sở giáo dục thông qua học phí. Tuy nhiên, theo môi trường phát triển của kinh tế - xã hội luôn có sự biến động, nếu có sự sụt giảm về kinh tế của một ngành, một lĩnh vực nào đó thì sẽ dẫn đến giảm lượng học sinh, sinh viên tham gia học tập dẫn đến nguồn thu từ học phí của các
cơ sở giáo dục giảm đi đáng kể. Không chỉ nguồn thu ngoài NSNN bị ảnh hưởng mà nguồn thu NSNN cũng bị tác động không nhỏ.
Ngoài ra, môi trường kinh tế xã hội có chiều hướng đi xuống ảnh hưởng trực tiếp đến các nội dung chi của các cơ sở giáo dục. Lạm phát tăng dẫn đến giá cả tăng, làm cho các khoản chi thường xuyên và không thường xuyên tăng lên so với dự toán hàng năm.