2.2 .Phƣơng pháp thu thập tài liệu, dữ liệu
3.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý tài chính tại trƣờng cao đẳng GTVT
3.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý tài chính tại trƣờng cao đẳng GTVT miền Trung miền Trung
3.1.1. Giới thiệu chung về Trường
Trường Cao đẳng GTVT miền Trung là một cơ sở đào tạo chuyên ngành trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, được thành lập theo Quyết định số 3766/QĐ- BGDĐT ngày 7 tháng 7 năm 2008 của B ộ Giáo dục và đào tạo trên cơ sở Trường Trung học GTVT miền Trung.
Chức năng, nhiệm vụ:
Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ kinh tế, kỹ thuật chuyên ngành GTVT bậc Cao đẳng và thấp hơn có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tưng xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, có năng lực thích ứng với việc làm trong xã hội, tự tạo việc làm cho mình và cho những người khác, có khả năng hợp tác bình đẳng trong quan hệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3.1.2. Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại trường
3.1.2.1. Bộ máy tổ chức và cơ chế hoạt động Cơ cấu tổ chức nhà trường hiện tại Cơ cấu tổ chức nhà trường hiện tại
+ Đảng ủy;
+ Ban Giám hiệu - Hiệu trưởng;
- 02 Phó Hiệu trưởng. + Công đoàn;
+ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; + Hội đồng Khoa học và Đào tạo;
+ Các phòng, ban chức năng (4 phòng, 3 ban và 1 trung tâm): + Các Khoa (5 khoa): - Khoa Công trình - Khoa Cơ khí - Khoa Kinh tế - Khoa Cơ bản - Khoa Chính trị và GDTC
Đảng uỷ, Công đoàn, Đoàn Thanh niên , Hô ̣i đồng KH&ĐT đều làm viê ̣c theo chế đô ̣ kiêm nhiê ̣m.
Trong đó :
+ Đội ngũ viên chức
- Số nhân viên phòng, ban gồm: 30 người với trình đô ̣ chuyên môn, nghiê ̣p vụ như sau: Thạc sĩ 01 người, đa ̣i ho ̣c 5 người, cao đẳng 1, trung cấp và trình đô ̣ khác 23 người.
Đội ngũ cán bộ nghiệp vụ nhìn chung đạt yêu cầu . Các phòng ban chuyên môn nghiê ̣p vu ̣ đều hoàn thành xuất sắc nhiê ̣m vu ̣ của mình , không để những sai sót chuyên môn xả y ra làm ảnh hưởng đến uy tín và hoa ̣t đô ̣ng của trường ; câ ̣p nhâ ̣t tốt các thông tin , chế đô ̣, chính sách và tiến bộ kỹ thuật áp dụng vào công viê ̣c.
Tổng số đội ngũ giảng viên và cán bộ có tham gia giảng dạy là 95 người, trong đó số giảng viên cơ hữu là 73 người. Giảng viên và cán bộ quản lý có tham gia giảng dạy có trình độ đại học là 34 người (chiếm 36%), thạc sĩ là 47 người (chiếm 49%), trong đó có 2 người đang làm nghiên cứu sinh (tiến sĩ), còn lại là trình độ khác. Trên 70% giảng viên có tuổi đời dưới 40 tuổi.
Cơ chế hoạt động
Trường Cao đẳng GTVT miền Trung thực hiện chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức theo quy định tại Quyết định số 2046/QĐ-BGTVT ngày 11/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Chức trách, nhiệm vụ, lề lối làm việc và quan hệ công tác trong Trường Cao đẳng GTVT miền Trung được quy định cụ thể đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
- Hiệu trưởng là người lãnh đạo và đứng đầu Nhà trường; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm trước Bộ Trưởng Bộ GTVT, quản lý toàn bộ công việc Nhà trường theo chức năng, nhiệm vụ thuộc quyền được giao. Đồng thời chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về quản lý Nhà nước trên lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo. Trách nhiệm của Hiệu trưởng được xác định ở đây kể cả khi đã phân công hoặc uỷ nhiệm cho Phó Hiệu trưởng hoặc Trưởng các đơn vị trong Trường.
- Các Phó Hiệu trưởng giúp Hiệu trưởng chỉ đạo những lĩnh vực công tác của Trường do Hiệu trưởng phân công (uỷ nhiệm bằng văn bản) và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về lĩnh vực công tác được giao kể cả khi đã phân công cho Trưởng các đơn vị trong Trường.
- Trưởng các Phòng, Khoa, Ban, Trung tâm trong Trường có trách nhiệm tổ chức, điều hành các đơn vị của mình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được
giao; chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng phụ trách đơn vị về mọi mặt công việc của đơn vị mình và những công việc được uỷ quyền giải quyết.
- Trong chỉ đạo, điều hành công việc, Lãnh đạo Trường và Trưởng các đơn vị trong Trường thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ thủ trưởng; đồng thời phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, ý thức trách nhiệm cá nhân của từng CBVC; đảm bảo trật tự kỷ cương của Nhà trường.
- Lãnh đạo Trường, CBVC thuộc các đơn vị trong Trường giải quyết công việc theo chức năng nhiệm vụ được giao và căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật và phải có chương trình, kế hoạch, lịch làm việc. Trừ trường hợp đặc biệt, không tuỳ tiện thay đổi chương trình, kế hoạch, lịch làm việc.
- Lãnh đạo Trường, CBVC trong Trường phải đảm bảo sự thống nhất trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, thực hiện nhiệm vụ; nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước và thực hiện chủ trương cải cách hành chính.
3.1.2.2. Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên trong quản lý giáo dục tại các cơ sở giáo dục dục tại các cơ sở giáo dục
Với tinh thần và trách nhiệm, từ sau khi trường bắt đầu phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, đa phần các cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên trong nhà trường đã nhận thức được sâu sắc những hiệu quả nhà trường sẽ đạt được khi thực hiện quyền tự chủ. Chính vì vậy, mỗi cá nhân đã chủ động xây dựng chiến lược, nâng cao chất lượng và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người học và của xã hội nhằm nâng cao hình ảnh của trường để thu hút được học sinh, sinh viên tham gia học tập tại trường.
Bên cạnh đó một số cá nhân đã năng động tìm tòi và triển khai có hiệu quả các đề tài nghiên cứu khoa học – công nghệ, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế.
Phát huy tối đa nguồn lực con người và cơ sở vật chất, mở rộng các hoạt động chuyển giao công nghệ và các dịch vụ khác để tăng cường năng lực tài chính cho quá trình phát triển bền vững. Ngoài ra, các cán bộ, giảng viên, nhân viên trong nhà trường đã tập trung nhân lực, vật lực để mở rộng khai thác và phát triển nguồn thu bằng các hình thức như: mở rộng quy mô đào tạo, đa dạng hóa các ngành nghề và trình độ đào tạo với nhiều hình thức đào tạo.
3.1.2.3. Trình độ tổ chức, năng lực của cán bộ quản lý trong việc huy động và sử dụng nguồn tài chính tại các cơ sở giáo dục dụng nguồn tài chính tại các cơ sở giáo dục
Trường Cao đẳng GTVT miền Trung là đơn vị trực thuộc Bộ GTVT. Trường đã có các giải pháp và kế hoạch tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, tạo được các nguồn thu hợp pháp bao gồm nguồn kinh phí Nhà nước cấp hàng năm, nguồn thu học phí và lệ phí… Trường đã thực hiện việc phân bổ và sử dụng tài chính một cách hợp lý cho các lĩnh vực hoạt động và đạt hiệu quả tốt. Hệ thống quản lý tài chính của Trường chặt chẽ, được tin học hoá và chuẩn hoá.
Để chủ động trong việc quản lý và sử dụng các nguồn thu, chi đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng có hiệu quả và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham nhũng, nâng cao trách nhiệm của mọi người trong các hoạt động thu, chi; Khuyến khích khai thác mở rộng nguồn thu, tăng thu nhập cho người lao động, thu hút và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển cửa nhà trường.
3.1.3. Yếu tố bên ngoài
3.1.3.1. Chính sách của nhà nước
- Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ và Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ tài chính, về việc quy định quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
- Thông tư số 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 15/04/2009 của Bộ giáo dục đào tạo và Bộ nội vụ, về việc hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo;
- Nghị quyết số 35/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội khoá XII về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm 2010-2011 đến năm học 2014-2015;
- Nghị định số 49/2009/NĐ-CP Chính phủ, quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014- 2015
- Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16 tháng 1 năm 2002 của Chính phủ, về Chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu.
Các chính sách, nghị định mà nhà nước ban hành đã giúp cho nhà trường định hướng được phương hướng phát triển cho các hoạt động tài chính tại trường. Giúp cho nhà trường có được những phương án tự chủ về tài chính hợp lý, phù hợp với tình hình, thực trạng hoạt động chung để nâng cáo hiệu quả huy động và sử dụng các nguồn tài chính của trường.
3.1.3.2. Điều kiện KT-XH ở tỉnh Nghệ An
Kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá và chuyển dịch đúng hướng, sản xuất kinh doanh trong các ngành, lĩnh vực tiếp tục phát triển. Cùng với sự phát triển về kinh tế, nhu cầu học tập tại tỉnh càng phát triển, đặc biệt là nhu cầu về
học nghề đối với các ngành nghề như: sữa chữa ô tô, xây dựng cầu đường, quản lý dự án, kinh tế xây dựng.
Trong những năm qua tỉnh đã tập trung đầu tư vào các dự án nâng cấp các trường trung cấp và cao đẳng, đồng thời việc mở thêm các trường trung cấp và cao đẳng nghề và tư thục ở tỉnh không chặt chẽ dẫn đến tình trạng sự phát triển tràn làn các trường ở tỉnh nên sự cạnh tranh giữa các trường trong tỉnh tăng cao, ảnh hưởng đến nguồn thu hút đầu vào của trường, điều này tác động không nhỏ đến nguồn thu từ học phí của trường.
3.2. Tình hình quản lý tài chính tại trƣờng Cao đẳng Giao thông vận tải miền Trung
Trường cao đẳng GTVT miền Trung là trường công lập, trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải, trường hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động và được Bộ Giao thông Vận tải khoán ngân sách hoạt động hàng năm. Để thực hiện các nhiệm vụ trong công tác quản lý tài chính Nhà trường đã có bộ máy quản lý tài chính gồm: Hiệu trưởng, nhân viên phòng Tài chính kế toán (gồm 1 Trưởng phòng – kiêm Kế toán trưởng, 1 phó phòng, 1 kế toán viên và 1 thủ quỹ).
Là trường tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động, Hiệu trưởng là chủ tài khoản, là người trực tiếp điều hành công tác quản lý tài chính của trường thông qua quy chế chi tiêu nội bộ. Có trách nhiệm xem xét, ký duyệt tất cả các khoản thu chi trong Nhà trường, cũng như điều phối các khoản thu chi.
Mọi đầu mối hoạt động tài chính của Nhà trường đều thực hiện qua phòng tài chính kế toán, phòng có trách nhiệm tham mưu cho Hiệu trưởng trong công tác quản lý tài chính trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với các Khoa, Phòng, Ban,
3.2.1. Thực trạng quản lý các nguồn thu tại trường
3.2.1.1. Các nguồn thu tại trường
* Nguồn thu do NSNN cấp
Trong nhiều năm qua, trường cao đẳng GTVT miền Trung đã nhận được nhiều sự quan tâm và đầu tư từ nhà nước. Trong tổng nguồn thu của trường, nguồn thu từ NSNN luôn là lớn nhất và đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và thúc đẩy sự phát triển của trường. Các khoản NSNN cấp hàng năm được thực hiện theo chỉ tiêu đào tạo được giao hàng năm và dựa trên dự toán của trường.
Bảng 3.1: Nguồn thu từ NSNN của trƣờng Cao đẳng GTVT miền Trung từ năm 2011 - 2014
(Nguồn: Báo cáo tài chính trường Cao đẳng GTVT miền Trung từ năm 2011 – 2014)
Theo bảng số liệu 3.1 cho thấy, trong tổng nguồn thu của Nhà trường thì nguồn thu từ NSNN cấp chiếm tỷ trọng cao, từ 83% trở lên.
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014
Tổng thu (Triệu đồng) 7.652 8.919 11.214 13.587
NSNN cấp (Triệu đồng) 5.718 6.778 8.704 10.565
Tỷ trọng NSNN/
Bảng 3.2: Phân bổ NSNN cho các hoạt động
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014
Kinh phí cho hoạt động thường xuyên
theo nhiệm vụ được giao(Tr.đồng) 5.198 5.771 5.970 6.500 Tỷ lệ % tăng năm sau so với năm trước 11,02% 3,45% 8,88% Kinh phí cho chương trình mục tiêu,
nghiên cứu đề tài cấp Bộ(Tr.đồng) 390 807 1.130 1.565 Tỷ lệ % tăng năm sau so với năm trước 106,92% 40,02% 38,50% Kinh phí cho xây dựng cơ bản(Tr.đồng) 130 200 1.604 500 Tỷ lệ % tăng năm sau so với năm trước 53,85% 702% -68,83%
Tổng cộng (Tr.đồng) 5.718 6.778 8.704 8.565
(Nguồn: Báo cáo tài chính trường Cao đẳng GTVT miền Trung từ năm 2011 – 2014)
Theo số liệu bảng 3.2, có thể thấy mức đầu tư từ NSNN cho hoạt động thường xuyên tại Trường liên tục tăng nhưng tỷ lệ không đều. Năm 2012 tỷ lệ tăng so với năm trước đạt 11,02%, sang năm 2013 chỉ còn tăng 3,45%, sang năm 2015 lại tăng lên 8,88%. Điều này là do số lượng học sinh, sinh viên mỗi năm thay đổi, đồng thời số lượng cán bộ công nhân viên Nhà trường cũng liên tục tăng nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo ngày càng tăng.
Kinh phí cho chương trình mục tiêu, nghiên cứu đề tài cấp Bộ năm 2011 là 130 triệu đồng, nguồn kinh phí này tiếp tục tăng dần qua các năm, nhưng đến năm 2014 nguồn kinh phí này tăng rất lớn đạt 1.565 triệu đồng. Điều này chứng tỏ Trường luôn chú trọng đến việc triển khai các công trình nghiên cứu khoa học trong trường.
Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản năm 2013 tăng đột biến so với năm 2012 vì năm 2013 Nhà trường đã thực hiện việc xây dựng mới, sửa chữa một số công
trình như: Nhà học ba tầng, hàng rào khu B, phòng thí nghiệm khu B, sân bóng chuyền, xây mới cổng chính của trường…
* Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp
Ngoài NSNN cấp, Trường còn có nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp như: + Thu học phí
Trong những năm qua, nguồn thu từ học phí được Nhà trường triển khai theo đúng quy định của Nhà nước. Dựa trên số lượng học sinh, sinh viên hàng năm, cùng với đổi mới quy chế, chế độ thu học phí, vì thế nguồn thu từ học phí luôn tăng và chiếm phần lớn trong tổng nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp.
Từ năm học 2011-2012 đến nay, do áp dụng Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010, trường đã quy định mức thu học phí như sau:
- Đối với sinh viên hệ cao đẳng: 300.000 đồng/tháng
- Đối với học sinh hệ trung cấp chuyên nghiệp: 250.000 đồng/tháng - Đối với hệ trung cấp nghề:
Các nghề vận hành máy công trình: 400.000 đồng/tháng Các nghề khác: 300.000 đồng/tháng
Vào đầu mỗi học kỳ Nhà trường tổ chức thu học phí, mỗi kỳ 5 tháng, học sinh sinh viên có trách nhiệm tới phòng Tài chính kế toán nộp tiền học phí theo đúng thời gian quy định của Nhà trường.
Với quy mô tuyển sinh liên tục tăng trong những năm vừa qua, khoản thu lệ phí tuyển sinh cũng tăng. Tuy nhiên, khoản thu này thường không lớn. Vì mức lệ phí đóng không cao, và không đổi liên tục trong 4 năm trở lại đây. Cụ thể: