Nâng cao chất lượng công tác kế toán và quản lý tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Giao thông Vận tải miền Trung (Trang 112)

2.2 .Phƣơng pháp thu thập tài liệu, dữ liệu

4.2. Biện pháp hoàn thiện hoạt động quản lý tài chính của trƣờng Cao đẳng

4.2.3. Nâng cao chất lượng công tác kế toán và quản lý tài chính

* Bổ sung nhân lực cho công tác quản lý tài chính:

Bộ máy quản lý tài chính tại trường hiện nay ngoài Hiệu trưởng chỉ có 3 cán bộ phòng tài chính kế toán đảm nhiệm. Với lực lượng cán bộ này rõ ràng công tác quản lý tài chính tại trường gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của Nhà trường.

Trong thời gian tới, lãnh đạo Nhà trường cần tuyển chọn thêm cán bộ quản lý tài chính mới bổ sung những thiếu hụt về con người. Có thể chuyển giáo viên chuyên ngành kế toán thuộc khoa Kinh tế sang kiêm nhiệm một số công tác tại phòng tài chính kế toán do tình hình thực tế hiện nay công tác giảng dạy tại khoa Kinh tế có xu hướng giảm, lượng học sinh sinh viên tham gia học tập chuyên ngành kế toán giảm sút. Điều này sẽ giảm số biên chế CBCNV trong trường, tốn ít chi phí mà mang lại hiệu quả hoạt động.

Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện cho cán bộ phòng tài chính kế toán tập huấn kịp thời những chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước trong lĩnh vực quản lý tài chính và hạch toán kế toán, để từ đó vận dụng hợp lý các thông tư, chỉ thị hướng dẫn thực hiện và triển khai có hiệu quả.

* Ứng dụng công nghệ thông tin cho công tác quản lý tài chính

Nhà trường đầu tư mua phần mềm kế toán phù hợp với công tác tổ chức kế toán tại trường, phần mềm sẽ góp phần cho công tác quản lý tài chính dễ dàng, kịp thời, chính xác, đạt hiệu quả.

Cần mua phần mềm thu học phí, lệ phí đồng bộ với phần mềm quản lý đào tạo tại Nhà trường. Để kiểm soát hoạt động học tập và nghĩa vụ đóng học phí theo quy định, đúng thời gian của học sinh, sinh viên trong trường. Phần mềm này có thể giao cho giáo viên tin học Khoa cơ bản kết hợp với Phòng tài chính kế toán thực hiện như một đề tài khoa học cấp trường. Vì như vậy, bên cạnh việc tiết kiệm chi phí phần mềm phù hợp với đặc thù công tác quản lý thu học phí tại trường, còn khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học tại trường, tăng thu nhập cho những thành viên tham gia.

Đầu tư xây dựng trang web có phần dành cho việc thu học phí, lệ phí tự động thông qua đó học sinh sinh viên có thể tự động nộp học phí, lệ phí qua tài khoản thu học phí, lệ phí của Nhà trường tại bất cứ lúc nào và ở đâu.

Đồng thời mở hộp thư điện tử nhằm khuyến khích CBCNV, giáo viên, học sinh sinh viên phản hồi về vấn đề có liên quan đến quản lý tài chính trong trường một cách kịp thời, khách quan.

* Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát

Để công tác quản lý tài chính của Nhà trường mang lại hiệu quả, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Bên cạnh các giải pháp về con người, công nghệ, tăng nguồn thu, tiết kiệm chi,…thì việc giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ góp phần rất quan trọng.

Việc thực hiện công tác kiểm tra, giám sát chi tiêu nội bộ góp phần đảm bảo thực hiện đúng quy trình thu chi, thanh quyết toán, sử dụng tài sản, mua sắm tu sửa, xây dựng cơ sở vật chất, đồng thời phát hiện những vấn đề bất cập để từ đó đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa quy chế chi tiêu nội bộ.

Để đạt được mục tiêu đề ra, Nhà trường cần thành lập ban thanh tra tài chính gồm một số thành viên thuộc các bộ phận chuyên trách như: Phòng thanh

tra, phòng đào tạo, giáo viên có chuyên môn thuộc khoa Kinh tế. Ban thanh tra có nhiệm vụ: Thanh tra, giám sát định kỳ theo từng tháng và thanh tra bất thường theo đề nghị của cá nhân, tổ chức về các khoản thu, chi trong Nhà trường.

Đồng thời Ban thanh tra sẽ trực tiếp chịu sự điều hành của Hiệu trưởng, có trách nhiệm báo cáo cho Hiệu trưởng kết qủa kiểm tra, giám sát theo từng tháng và quý hoặc trong một số trường hợp đột xuất để cùng Hiệu trưởng và phòng tài chính kế toán tìm phương án giải quyết khi gặp vấn đề xảy ra.

Bên cạnh đó, phòng Tài chính kế toán có nhiệm vụ trong việc kiểm tra, giám sát tài chính như:

- Xây dựng chi tiết kế hoạch thu chi tài chính của Nhà trường trình Bộ GTVT phê duyệt theo đúng niên độ kế toán hàng năm để từ đó thực hiện.

- Công khai về quy chế chi tiêu, các khoản thu chi hàng quý, năm cho mọi thành viên trong trường được biết để cùng giám sát, theo dõi.

- Trưởng phòng Tài chính kế toán có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra các chứng từ thu chi theo đúng chế độ thống kê, kế toán hiện hành.

4.2.4. Thay đổi tỷ lệ trích lập các quỹ

Hiện tại, do chênh lệch thu chi của Nhà trường chỉ đạt không quá 1 lần tổng quỹ lương cấp bậc, chức vụ vì vậy Nhà trường chỉ thực hiện trích lập quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi sau khi đã trừ phần trả thu nhập tăng thêm cho CBCNV. Tuy nhiên với xu hướng phát triển, nhiệm vụ và chức năng của trường trong tương lai, cùng với sự nổ lực của toàn thể CBCNV trong việc tăng cường thu hút nhiều nguồn thu, nâng cao hiệu quả công việc, tiết kiệm chi phí. Nhà trường có khoản chênh lệch thu chi đủ lớn để phải lập quỹ đầu tư phát triển sự nghiệp và một số quỹ khác theo quy định của Nhà nước.

Đề nghị sau khi từ thu nhập tăng thêm, phần còn lại sẽ trích lập các quỹ trong năm tới theo tỷ lệ:

- Quỹ phát triển sự nghiệp: 40%

- Quỹ khen thưởng: 15%

- Quỹ phúc lợi: 35%

- Quỹ dự phòng ổn định thu nhập: 10%

Với cơ cấu trích lập các quỹ như dự kiến ở trên, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà trường trong việc phát triển và triển khai các nhiệm vụ cần thiết trong tương lai.

KẾT LUẬN

Nền giáo dục nước ta sau gần 30 năm đổi mới đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần vào thắng lợi chung của sự nghiệp đổi mới đất nước của toàn Đảng, toàn dân, đồng thời tạo tiền đề cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Trong đó, sự thay đổi trong công tác quản lý tài chính tại các trường đại học cao đẳng có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của nền giáo dục nước ta, nó vừa là phương tiện để hệ thống đào tạo duy trì được hoạt động của mình, vừa là công cụ để Nhà nước và các trường thực hiện các chức năng theo mục tiêu đã định. Đặc biệt từ năm 2006 trở lại đây, sau khi nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành, các cơ sở giáo dục trong cả nước nói chung và các trường đại học cao đẳng nói riêng đã điều chỉnh hoạt động quản lý tài chính của mình theo cơ chế tự chủ tài chính. Cơ chế này đã góp phần làm thay đổi diện mạo công tác quản lý tài chính của các trường đại học cao đẳng công lập trong cả nước, góp phần tạo điều kiện cho các trường chủ động hơn trong công tác tài chính, đồng thời góp phần tăng thu, tiết kiệm chi, tăng thu nhập cho CBCNV trong các trường.

Trường Cao đẳng GTVT miền Trung hiện cũng đang thực hiện việc quản lý tài chính theo nghị định 43/2006/NĐ-CP, tuy nhiên trong quá trình thực hiện có nhiều vấn đề vướng mắc phải giải quyết để hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý tài chính tại trường nhằm đáp ứng các nhiệm vụ đặt ra của Nhà trường.

Đề tài “Quản lý tài chính tại trường Cao đẳng GTVT miền Trung” đã làm rõ cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại trường Cao đảng GTVT miền Trung, chỉ ra những hạn chế và khó khăn còn tồn tại cần khắc phục. Để từ

đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý tài chính tại trường, cụ thể là những giải pháp như: Quản lý nguồn thu chặt chẽ và các biện pháp tăng nguồn thu của trư ờng Cao đẳng Giao thông vận tải miền Trung ; Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi và hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ; Nâng cao chất lượng công tác kế toán và quản lý tài chính; Thay đổi tỷ lệ trích lập các quỹ.

Tuy nhiên, quản lý tài chính tại trường cao đẳng GTVT miền Trung là một vấn đề rộng, do giới hạn thời gian nghiên cứu và dung lượng của một luận văn thạc sỹ cũng như năng lực của tác giả, còn một số vấn đề như ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý; hoàn thiện quy trình thu chi… cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn ở những công trình sau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nô ̣i vu ̣ và Bô ̣ Giáo du ̣c và đào ta ̣o , 2009. Thông tư Hướng hẫn thực hiện quyền tự chủ , tự chi ̣u trách nhiê ̣m về thực hiê ̣n nhiê ̣m vụ , tổ chức bộ má y, biên chế đối với đơn vi ̣ sự nghiê ̣p công lập giáo dục và đào tạo . Số 07/2009/TTLT- BGD ĐT-BNV.

2. Chính phủ, 2006. Nghị định Quy định về Quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Số 43/2006/NĐ-CP.

3. Hoàng Văn Châu, 2001. Một số vấn đề về thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại trường đại học ngoại thương, Luận án Tiến sỹ. Trường Đại học Ngoại thương.

4. Phan Thị Cúc, 2012. Đổi mới quản lý tài chính ở đơn vị hành chính sự nghiệp có thu. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

5. Đặng Văn Du, năm 2003. Các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính cho đào tạo đại học ở Việt Nam. Luận án Tiến Sỹ. Trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh.

6. Nguyễn Văn Đạo, 2012. Cần đổi mới cơ bản công tác quản lý giáo dục. Bản tin Đại học Quốc Gia Hà Nội, số 253, trang 3-51.

7. Bùi Tiến Hanh, năm 2005. Xã hội hóa giáo dục và cơ chế quản lý tài chính xã hội giáo dục. Luận án Tiến sỹ. Viện Khoa học và Giáo dục Việt Nam.

8. Đoàn Thị Thu Hà, 2002. Giáo trình Quản trị học, Đại học Kinh tế Quốc dân. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

9. Chử Thị Hải, 2012. Tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập – Những vấn đề đặt ra. Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán, số 6, trang 17-21.

10. Nguyễn Việt Hồng, 2012. Đổi mới cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Tạp chí Nghiên cứu tài chính kế toán, số 9, trang 4-7.

11. Đặng Văn Huấn, 2012. Giao quyền tự chủ cho trường đại học: Kinh nghiệm từ quá trình cải cách GDĐH của Hàn Quốc. Tạp chí tài chính, số 4, trang 13-15. 12. Nguyễn Ngọc Hùng , 2008. Quản lý ngân sách nhà nước . Hà Nộ: Nhà xuất bản Thống kê.

13. Dương Thị Bình Minh, 2005.Tài Chính Công. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài Chính.

14. Bùi Đức Nam, số 2014. Tài chính đối với cơ sở giáo dục đại học công lập: Những vấn đề cần tháo gỡ. Tạp chí tài chính, số 2, trang 12-15.

15. Nguyễn Thị Yến Nam, 2011. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tài chính theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học Đại học sư phạm TP.Hồ Chí Minh, số 31, trang 9-13. 16. Lê Thị Mai Liên, 2006. Quyền tự chủ theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP Cơ hội và thách thức đối với sự nghiệp công, Tạp chí Tài chính, số 7, trang 21.

17. Nguyễn Năng Phúc, 2005. Phân tích hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp. Hà Nội:Nhà xuất bản Tài chính.

18. Sử Đình Thành , 2009. Lý thuyết tài chính công . Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia.

19. Nguyễn Anh Thái, năm 2008. Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường Đại học ở Việt Nam. Luận án Tiến sỹ. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Giao thông Vận tải miền Trung (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)