Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Giao thông Vận tải miền Trung (Trang 96)

2.2 .Phƣơng pháp thu thập tài liệu, dữ liệu

2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

* Thiếu nhân lực cho công tác quản lý tài chính.

Đội ngũ quản lý trực tiếp hiện nay tuy có trình độ, có kinh nghiệm, nhưng phải đảm nhiệm quá nhiều công việc, vì thế hầu như việc nghiên cứu chính sách chế độ Nhà nước rất khó khăn, việc học tập nâng cao nghiệp vụ chuyên môn hằng năm cũng ít có điều kiện tham gia.

Sở dĩ điều này xảy ra là do Kế toán trưởng kiêm quá nhiều công tác trong phòng: Bên cạnh việc tổng hợp điều hành chung, còn phải lập báo cáo, lập dự toán hàng năm. Không những thế, Kế toán trưởng còn là người trực tiếp thực hiện việc nhập số liệu qua phần mềm, in và xuất chứng từ thu chi qua phần mềm.

Đối với Phó trưởng phòng thực hiện công việc chuyên trách tại phòng, giao dịch qua kho bạc Nhà nước, qua Cục thuế,… bên cạnh đó còn phải tham gia giảng dạy. Vì thế gần như bị quá tải về công việc.

Nguyên nhân nữa là do thủ quỹ của trường còn phải tham gia quản lý xuất nhập cho công tác đào tạo. Xuất nhập phôi bằng, chứng chỉ, vật tư kỹ thuật,…

Có thể thấy, thực sự hiện nay phòng Tài chính kế toán rất thiếu về nhân lực.

* Việc quản lý tài chính chủ yếu bằng thủ công, chưa ứng dụng các phần mềm chuyên dụng phù hợp cho hoạt động quản lý.

Hiện nay Nhà trường vẫn chưa đồng bộ hóa việc ứng dụng các phần mềm nên hiệu quả chưa cao. Các phần mềm hiện đang sử dụng chưa có tính liên kết chặt chẽ và tương tác lẫn nhau. Đồng thời, việc liên kết dữ liệu và phân quyền sử dụng trong phần mềm kế toán vẫn chưa sử dụng được.

* Nguồn thu từ học phí, lệ phí còn thấp. Do khung học phí mà Nhà trường quy định đang ở mức thấp, mặc dù từ năm 2010 Nhà nước đã có điều chỉnh, nhưng hiện tại mức thu này vẫn còn thấp, chưa đáp ứng được các khoản thu cho hoạt động của Nhà trường.

* Số lượng học sinh, sinh viên tại trường chưa nhiều. Tính trung bình hằng năm lượng học sinh sinh viên trong toàn trường chỉ xấp xỉ 2000 học sinh, sinh viên. Trong đó số lượng học sinh sinh viên trong diện chính sách chiếm tới 35%.

* Đội ngũ giáo viên, giảng viên còn rất thiếu, do vậy chỉ tập trung vào việc giảng dạy đã không còn thời gian đầu tư nghiên cứu khoa học, thực hiện các đề án nghiên cứu cấp Bộ, Ngành theo đề nghị của Bộ, Ngành, vì thế hầu như dịch

vụ bên ngoài về nghiên cứu khoa học công nghệ Nhà trường rất ít thực hiện. Đồng thời, mặc dù rất được sự ủng hộ của những đơn vị thuộc ngành Giao thông trong khu vực, Nghệ An về việc giao thực hiện thi công, sữa chữa, thiết kế, lắp đặt… một số công trình tăng nguồn thu cho Nhà trường, nhưng Ban lãnh đạo Nhà trường gần như không mạnh dạn nhận và triển khai thực hiện. Mặt khác, nếu Ban Giám hiệu có chấp nhận thực hiện, nhưng do cơ chế khoán, chi tiêu nội bộ về mục này chưa rõ ràng, vì thế CBCNV, giáo viên khi tham gia không nhiệt tình do vậy hiệu quả chưa cao.

* Nhà trường chưa chú trong tới việc mở rộng đào tạo, liên doanh liên kết, tăng cường các dịch vụ để tăng nguồn thu.

- Các khóa học ngắn hạn của Nhà trường hiện nay đều do Trung tâm đào tạo bồi dưỡng thực hiện như: Đào tạo cấp chứng chỉ lái máy, chứng chỉ lưu thông đường bộ… Tuy nhiên nhu cầu học tại trường có một số ngành nghề khác cao nhưng Nhà trường chưa chú trọng khai thác như: Đào tạo tin học, ngoại ngữ, kế toán, kế toán hành chính sự nghiệp, kế toán máy,… nên việc tăng thu từ hoạt động dịch vụ này gần như không có.

- Các dịch vụ khác tại trường gần như chưa có để mang lại nguồn thu. Căng tin Nhà trường khoán ở mức thấp. Lệ phí giữ xe đạp, xe máy Nhà trường cũng thực hiện giao khoán theo hợp đồng, tuy nhiên hợp đồng giao khoán lại ký 3 năm một lần vì thế chưa hợp lý so với lượng thu thực tế theo năm.

- Hoạt động của Nhà trường chỉ diễn ra vào buổi ngày, vào buổi tối không hề có hoạt động nào diễn ra. Thực tế, học sinh sinh viên vào trường chính khóa hiện tại không có phòng học vào buổi ngày. Trong khi đó Nhà trường lại dành rất nhiều phòng học cho sinh viên tại chức, liên kết đào tạo. Một nghịch lý diễn

ra, phòng học buổi ngày thì thiếu, buổi tối thì không được dùng đến nơi. Điều này làm lãng phí rất lớn việc sử dụng cơ sở vật chất trang thiết bị phòng học tại trường.

* Cơ cấu CBCNV chưa hợp lý

Vấn đề này có thể thấy là do tiến trình phát triển rất yếu của Nhà trường. Tiền thân từ trường công nhân kỹ thuật, những CBCNV, giáo viên từ lâu đã gắn bó và đưa trường đi lên, họ hầu như là những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện việc giảng dạy ở hệ nghề (Trung cấp nghề và sơ cấp nghề). Nhưng do hiện nay, trường đã được nâng cấp thành trường Cao Đẳng với yêu cầu đào tạo hiện tại, những giáo viên này không đáp ứng được. Cộng thêm vào đó là những nghề giảng dạy truyền thống không thu hút được học sinh tham gia học tập. Trong khi đó, với hệ đào tạo trung cấp chuyên nghiệp và Cao đẳng hiện nay, Nhà trường phải tuyển nhiều giáo viên trẻ, có trình độ chuyên môn để thực hiện. Vấn đề xảy ra ở trường lúc này là mất cân đối về lực lượng giáo viên, giáo viên có trình độ giảng dạy thì thiếu, giáo viên có thâm niên giảng dạy, nhưng không đáp ứng được trình độ giảng dạy lại rất nhiều. Những giáo viên có thâm niên thì lương cao, những giáo viên trẻ có chuyên môn (lực lượng lao động chính) thì lương thấp.

* Quy chế chỉ tiêu nội bộ còn nhiều khoản chưa hợp lý

- Việc đơn giá thừa giờ còn thấp chưa điều chỉnh kịp thời, không thỏa đáng với năng lực của giáo viên. Bên cạnh đó, Nhà trường còn áp dựng mức giờ chuẩn cao hơn so với định mức quy định.

- Các khoản chi cho hành chính sự nghiệp đã có quy chế chỉ tiêu nội bộ, nhưng do quy chế chưa hoàn chỉnh, có nhiều khoản chưa phù hợp với thực tiễn

nên vẫn diễn ra tình trạng lãng phí. Hàng năm, trung bình Nhà trường chi hành chính sự nghiệp chiếm gần 20% trong tổng chi của trường. Điều này là do, Nhà trường đã bỏ một lượng lớn chi phí dành cho quảng cáo và tuyên truyền hình ảnh của Nhà trường vào mùa tuyển sinh, chi mua quá nhiều sách báo chưa hợp lý, chưa phục vụ được nhu cầu đọc sách của học sinh, sinh viên vì các loại sách mua chưa đúng chủ đề…

* Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất chưa hợp lý, chưa phát huy hết hiệu quả.

Nhà trường đã đầu tư lớn cho các nghề thí nghiệm, Trắc địa công trình, Điện dân dụng, điện công nghiệp nhưng hiện tại những nghề này rất khó tuyển học sinh. Trung bình những năm gần đây, mỗi năm, các nghề này chỉ tuyển sinh khoảng xấp xỉ 80-90 học sinh. Do vậy với chi phí trang thiết bị lớn, cộng thêm chi phí bảo dưỡng, bảo trì sữa chữa nhiều, nhưng hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Bên cạnh đó, nhu cầu học tin của học sinh Nhà trường lớn. Ngoài việc học tại trường (những môn: tin học cơ bản, tin ứng dụng, tin kế toán, Autocard…) học sinh sinh viên còn có nhu cầu học thêm, nhằm nâng cao trình độ và được cấp bằng tin học, thì hiện nay Nhà trường lại đầu tư quá ít, số máy tính đạt chuẩn để hoạt động ít hơn rất nhiều so với nhu cầu thực tế cần dùng của trường.

Nhà trường đã đầu tư các phòng học thực hành dành cho các nghề rất hiện đại, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa khai thác và sử dụng hết công suất. Nguyên nhân chính là do Nhà trường không mạnh dạn mở các trung tâm để thực hiện cung cấp các dịch vụ liên quan như: Sửa chữa máy thi công, cho thuê máy thi

công, kiểm tra chất lượng vật liệu… điều này đã làm lãng phí máy móc thiết bị, lại thêm máy móc thiết bị hao mòn theo thời gian, tốn kém chi phí bảo dưỡng.

* Công tác thanh tra, kiểm tra không thường xuyên, mang tính hình thức. Các báo cáo tài chính tại trường thường không được công khai đến từng cán bộ công nhân viên, giáo viên trong toàn trường vì thế việc tự giám sát kiểm tra tại trường không được thực hiện. Bên cạnh đó, Nhà trường chưa có Ban thanh tra tài chính để chuyên trách thực hiện việc kiểm tra công tác quản lý tài chính tại trường nhằm giúp công tác quản lý tài chính đạt hiệu quả cao. Nhà trường chỉ mới có Ban thanh tra nhân dân thành lập dưới sự điều hành của Công đoàn trường và Ban thanh tra đào tạo dưới sự điều hành của BGH. Tuy nhiên, hiện cả hai Ban này cũng làm việc chưa hiệu quả, giám sát kiểm tra cũng mang tính hình thức.

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TRƢỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI MIỀN TRUNG 4.1. Chiến lƣợc phát triển và định hƣớng quản lý tài chính tại trƣờng Cao đẳng GTVT miền Trung đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

4.1.1. Chiến lược phát triển đến năm 2020 và tầm nhìn 2030

Xây dựng chiến lược phát triển Trường Cao đẳng GTVT miền Trung gắ n liền với chiến lược phát triển ngành Giao thông vâ ̣n tải Viê ̣t nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và quyết định của thủ tướng Chính phủ điều chỉnh quy hoạch mạng lưới các Trường Đại học, Cao đẳng giai đoạn 2006 – 2020.

Đổi mới căn bản đào tạo nguồn nhân lực trên cơ sở kế thừa, phát huy những thành tựu, thế mạnh của trường trong đào ta ̣o chuyên ngành mũi nho ̣n là công nghê ̣ kỹ thuâ ̣t giao thông.

Xây dựng và phát triển Trường Cao đẳng GTVT miền Trung trở thành Trường Đại học GTVT miền Trung vào năm 2020; là cơ sở đào tạo chuyên ngành trình độ đại học, có thương hiệu và uy tín, đào ta ̣o nhân lực có chất lượng cao, góp phần bổ sung nguồn nhân lực cho ngành Giao thông vận tải và các thành phần kinh tế khác, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đạt các tiêu chuẩn về trình độ, năng lực và phẩm chất. Cơ cấu đội ngũ cán bộ hợp lý, trong đó đội ngũ giảng viên cơ hữu là lực lượng chính, chiếm từ 58% tổng biên chế hiện tại lên 70% đến năm 2020.

Tăng cường phát triển cơ sở vật chất nhà trường để đến trước năm 2020 trường có cơ sở vật chất kỹ thuật cơ bản đáp ứng các tiêu chí của một trường đại học kỹ thuật GTVT với quy mô đào tạo trên 4.000 sv/năm.

Phấn đấu đến năm 2020 các nguồn thu từ học phí đạt 50%, các hoạt động nghiên cứu khoa học, liên danh, liên kết, dịch vụ đào tạo và hợp tác quốc tế đạt 30%, từ xã hội hoá đào tạo đạt 10% trở lên trong tổng số kinh phí chi thường xuyên cho hoạt động đào tạo tại trường.

Đến năm 2030 phấn đấu hoàn thành lộ trình thành lập Trường Đại học GTVT miền Trung. Xây dựng Trường Đại học GTVT miền Trung với quy mô đào tạo trên 5.000 SV, có uy tín trong nước và khu vực về đào tạo chuyên ngành GTVT và các ngành nghề khác, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học, mạnh về đội ngũ cán bộ quản lí và giảng viên, đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực chất lượng cao cho khu vực và cả nước.

4.1.2. Định hướng quản lý tài chính tại trường Cao đẳng GTVT miền Trung

- Thực hiện mô hình quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ một phần kinh phí; Rà soát, bổ sung quy chế chi tiêu nội bộ theo NĐ số 43/ 2006/ NĐ - CP ngày 25/4/ 2006 của Chính phủ, gắn việc trả tiền lương, thưởng của Trường với hiệu quả công tác của cán bộ viên chức; quan tâm hỗ trợ cán bộ, giảng viên có thu nhập thấp, giảng viên làm nghiên cứu sinh và học ngoại ngữ.

- Xây dựng và công khai dự toán thu, chi ngân sách hàng năm; phân bổ kinh phí đảm bảo chi tiêu thường xuyên, ưu tiên phát triển xây dựng cơ sở vật chất, đổi mới chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng đội ngũ;

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các định mức quản lý về: Vật tư thực tập; quản lý khai thác trang thiết bị; cấp phát vật tư; trang bị mua sắm các phòng làm

- Chủ động phát triển đào tạo, tăng nguồn thu từ các hoạt động đào tạo chính quy, liên kết, vừa làm vừa học, liên thông; bồi dưỡng ngắn hạn tin học, ngoại ngữ, kỹ năng thực hành chuyên môn; hợp đồng đào ta ̣o với các đơn vi ̣ sản xuất; thực hiện các hợp đồng về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; kết hợp đào tạo với sản xuất, mỗi năm phấn đấu tăng nguồn thu 2÷3 tỷ đồng.

Thực hiện xã hội hoá giáo dục đào tạo tại trường. Trước mắt tập trung triển khai các dự án xã hội hoá như thành lập trung tâm tin học, ngoại ngữ nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của đông đảo HSSV; Trung tâm TVTK và kiểm định chất lượng công trình; Xưởng sửa chữa ô tô, máy xây dựng tại khu B.

Ưu tiên liên kết với các cơ sở đào ta ̣o nước ngoài có uy tín.

Tăng cường tìm kiếm sự hỗ trợ từ các doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động đầu tư cho hoa ̣t đô ̣ng đào t ạo. Triển khai tốt thoả thuận hợp tác 5 năm (2013-2018) với Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 4 (CIENCO 4) về đào tạo nhân lực và hợp tác chuyển giao công nghệ. Sử dụng hiệu quả sự hỗ trợ của các đơn vị sản xuất cho công tác đào tạo tại trường.

Thành lập các quỹ học bổng, khuyến ho ̣c, khuyến tài, giúp học sinh, sinh viên nghèo ho ̣c gi ỏi. Tôn vinh, khen thưởng xứng đáng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc và đóng góp nổi bật cho sự nghiệp đào tạo.

Giám sát chặt chẽ, công khai, minh bạch việc sử dụng kinh phí của nhà trường.

4.2. Biện pháp hoàn thiện hoạt động quản lý tài chính của trƣờng Cao đẳng Giao thông vâ ̣n tải miền Trung

4.2.1. Quản lý nguồn thu chặt chẽ và các biện phá p tăng nguồn thu của trường Cao đẳng Giao thông vận tải miền Trung

* Xem xét tăng mức thu học phí đối với hệ CĐCN và TCNN chuyên ngành Xây dựng cầu đường bộ và Bảo dưỡng sữa chữa ô tô, máy xây dựng vì chuyên ngành này yêu cầu thêm một số chi phí phát sinh liên quan đến việc học như: chi phí làm thí nghiệm đổ bê tông, chi phí máy móc thiết bị chuyên dụng như máy toàn đạc, máy kinh vĩ, máy thủy bình, máy hàn, que hàn, xăng dầu… Cũng tương tự như thế khi áp dụng mức thu học phí đối với hệ Trung cấp nghề và Sơ cấp nghề cần chi tiết hơn đối với một số nghề khác nhau, vì đặc thù đòi hỏi học đi đôi với hành, vì thế rất tốn kém cho những chi phí học thực hành của học sinh.

Tuy nhiên hiện nay. Do muốn giữ lại một số nghề truyền thống mà Nhà trường khuyến khích mức thu học phí thấp đối với những nghề như Thí nghiệm vật liệu xây dựng, hàn cốt thép, điện dân dụng, điện công nghiệp, xây dựng cầu… nhưng số lượng học sinh tham gia học lại rất ít. Điều đó làm cho tổng thu từ học phí của các lớp này đã ít lại càng ít. Do vậy nhà trường nghiên cứu hình thức học ghép lớp đối với những môn học chung cho tất cả các lớp để giảm chi phí.

* Đề xuất với Bộ GTVT và Bộ Tài chính cho phép tăng mức thu lệ phí tuyển sinh, vì mức thu hiện nay còn quá thấp so với thực tế, mức thu lệ phí tuyển

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Giao thông Vận tải miền Trung (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)