2.2 .Phƣơng pháp thu thập tài liệu, dữ liệu
2.3. Phƣơng pháp xử lý tài liệu, số liệu
Từ số liệu thu thập được qua các nguồn, trong quá trình thực hiện Luận văn, tác giả đã loại bỏ những tài liệu, số liệu không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng hoặc không đáng tin cậy. Bằng phương pháp này, tác giả phân tích để hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn, đánh giá tài liệu, quan sát, kiểm chứng để nghiên cứu, tổng kết, phân tích, đánh giá thực trạng các vấn đề cần nghiên cứu, xác định rõ những nguyên nhân làm cơ sở đề xuất phương hướng và giải pháp
hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường cao đẳng GTVT miền Trung. Tác giả đã sử dụng các phương pháp sau để thực hiện luận văn:
*Phân tích và tổng hợp
Phương pháp phân tích: Luận văn sử dụng phương pháp phân tích trong cả 4 chương. Sử dụng phương pháp phân tích có nghĩa là mọi vấn đề đặt ra đều phải trả lời câu hỏi “tại sao”? Điều đó cho phép mọi vấn đề đều được hiều một cách thấu đáo, cặn kẽ.
Ở chương 1, để xây dựng khung khổ phân tích của đề tài, luận văn đã phân tích nội dung rất nhiều công trình khoa học có liên quan. Từ đó, tác giả luận văn đã nhận thức và kế thừa được những thành quả nghiên cứu trong lĩnh vực này; thấy được những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu. Trong chương 3, khung khổ lý luận và thực tiễn đã được sử dụng để phân tích thực trạng quản lý tài chính tại trường cao đẳng GTVT miền Trung trong những năm vừa qua. Phương pháp phân tích được sử dụng ở chương 3 để phân tích những nhân tố mới ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại đến đơn vị và những lý do phải áp dụng các giải pháp để hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý tài chính tại trường cao đẳng GTVT miền Trung trong thời gian tới.
Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sở kết quả phân tích, phương pháp tổng hợp được sử dụng để kết nối giữa các mặt, các nhân tố… để có được cái nhìn tổng thể về sự vật, hiện tượng.
Ở chương 1, bằng phương pháp tổng hợp, luận văn chỉ ra được những thành tựu và hạn chế của các công trình nghiên cứu đã có. Đây là cơ sở quan trọng để
luận văn vừa kế thừa được các thành tựu, vừa tránh được sự trùng lặp trong nghiên cứu.
Ở chương 3, từ việc phân tích các số liệu tài chính của trường, luận văn đã sử dụng phương pháp tổng hợp để đưa ra những đánh giá khái quát về tình hình quản lý tài chính tại trường cao đẳng GTVT miền Trung; chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. Đây là những căn cứ quan trọng để tác giả đưa ra các quan điểm và các giải pháp ở chương 4.
Trong chương 4, phương pháp tổng hợp được sử dụng để đảm bảo các giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường mang tính hệ thống, đồng bộ, không trùng lặp; đồng thời có thể thực thi được trong thực tế.
*Lô-gic và lịch sử
Phương pháp lô-gic: Là phương pháp nghiên cứu sự vật hiện tượng bằng việc sử dụng hệ thống khái niệm, phạm trù và sử dụng sức mạnh của tư duy để tìm ra các mối quan hệ bên trong, bản chất, các quy luật chi phối sự vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng.
Phương pháp này đã được sử dụng ở chương 1 để xây dựng khung khổ lý thuyết tài chính và quản lý tài chính tại các cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học công lập. Ở chương 3, phương pháp lô-gic được sử dụng để phân tích tình hình quản lý tài chính tại trường trong thời gian qua, thông qua việc bám sát cơ sở lý luận ở chương 1 để phân tích. Trong chương 4, phương pháp lô-gic để gắn kết lý luận ở chương 1, những tồn tại, hạn chế ở chương 3, những nhân tố mới xuất hiện để đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý tài chính tại nhà trường trong thời gian tới.
*Phương pháp thống kê mô tả
Luận văn sử dụng phương pháp này cho phép thông qua tất cả các bảng thống kê về các chỉ tiêu tài chính tại trường để mô tả thực trạng quản lý tài chính và so sánh các chỉ tiêu thu, chi qua các năm. Các số liệu thống kê là những minh chứng cho những thành tựu cũng như những hạn chế trong việc sử dụng và quản lý tài chính tại trường.Từ đó luận văn đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường cao đẳng GTVT miền Trung có căn cứ, có tính thuyết phục hơn.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƢỜNG