1.4. Quản lí đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống ở công ty giáo dục và
1.4.1. Mục tiêu quản lí đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống ở công ty
công ty cổ phần đầu tư giáo dục và đào tạo
Trong bối cảnh hiện nay, việc đặt ra những yêu cầu phát triển dành cho đội ngũ giáo viên ngày càng cấp thiết, đặc biệt khi mục tiêu giáo dục nhân cách và phát triển năng lực cá nhân cho người học được chú trọng trong đó đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống cũng không ngoại lệ nhằm để hội nhập với sự phát triển đồng bộ với hệ thống giáo dục quốc dân. Từ đó một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của công tác quản lí đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống tại các công ty đầu tư trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Mục tiêu quản lí đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống ở Cty CP ĐT GD&ĐT cần đảm bảo đủ về số lượng, chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ, hợp lý về cơ cấu, có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt, có lòng yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của các nhà trường, góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Mục tiêu xây dựng đội ngũ giáo viên dạy KNS phải đáp ứng theo Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lí cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025”
1.4.2. Phân cấp quản lí trong công tác quản lí đội ngũ giáo viên kỹ năng sống ở công ty giáo dục và đào tạo
Phân cấp có sự chuyển giao quyền lực quản lí xuống các cấp dưới để thực hiện cho sát dân và sát tình hình thực tiễn, đồng thời, để giảm bớt khối lượng cho cấp trên khỏi phải trực tiếp giải quyết những việc sự vụ. Việc phân cấp phải gắn trách nhiệm với quyền hạn rõ ràng và bảo đảm tính thống nhất từ trung ương đến cơ sở (Tô Tử Hạ, 2003). Có quan niệm khác cho rằng, phân cấp có thể theo hai hướng: một hướng nằm ngang là sự phân chia căn cứ vào sự khác nhau của các công việc của một cấp; hướng nằm dọc (thẳng đứng) là sự phân chia theo cơ cấu thứ bậc công việc giữa các cấp khác nhau (Đoàn Trọng Truyến, 1997). Vậy phân cấp được hiểu là
sự chuyển giao quyền lực quản lí xuống cấp dưới hoặc phân chia trách nhiệm dựa trên đặc điểm vị trí công việc ngang cấp nhằm giảm bớt khối lượng công việc cấp trên. Sự phân cấp gắn liền với trách nhiệm, thẩm quyền, vai trò của các cấp.
Để tạo nên một tập thể vững mạnh thì đội ngũ quản lí cần được xây dựng về cơ cấu vững chắc đảm bảo về số lượng, đạt chất lượng và trình độ theo văn bản nhà nước quy định thì không thể thiếu đội ngũ quản lí. Tuy nhiên sẽ không có cơ cấu nào là vạn năng mà luôn đòi hỏi sự thay đổi nhằm phù hợp với quy mô và sự phát triển của chiến lược kinh doanh từ đó tác động đến số lượng, yêu cầu dành cho đội ngũ.
Phân cấp trong quản lí trong công tác quản lí đội ngũ giáo viên kỹ năng sống ở công ty cổ phần đầu tư giáo dục và đào tạo cần có tổng giám đốc hoặc giám đốc điều hành là người lãnh đạo cao nhất chịu các trách nhiệm pháp lý về quyền và trách nhiệm được giao, điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty được bổ nhiệm và chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị , giám đốc điều hành.
Phân cấp quản lí cấp trung có nhiệm vụ hỗ trợ, tham mưu với giám đốc điều hành là đội ngũ trưởng phòng, ban có nhiệm vụ đảm nhận các nội dung về quản lí đội ngũ. Quản lí cấp trung tùy thuộc vào quy mô tổ chức của đơn vị, có thể không cần thiết mà quản lí cấp cao sẽ kiêm nhiệm nhiều vai trò nếu tổ chức có qui mô vừa và nhỏ. Đội ngũ quản lí cấp trung trực tiếp phân công, định hướng, hướng dẫn, kiểm tra công việc đến các cấp thấp hơn.
Phân cấp quản lí cấp thấp có nhiệm vụ triển khai các chính sách do quản lí cấp trên giao, với trách nhiệm và thẩm quyền ít hơn, tuy nhiên đây sẽ là cấp làm việc trực tiếp với đội ngũ giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện nhiệm vụ các chức năng: quy hoạch, tuyển chọn, đào tạo, kiểm tra/đánh giá chất lượng đội ngũ và các thủ tục hành chính.
Sơ đồ 1.1. Phân cấp quản lí đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống tại công ty cổ phần đầu tư giáo dục và đào tạo
Với mỗi phòng ban, bộ phận đều ít nhiều liên quan đến đội ngũ giáo viên nhằm đạt mục tiêu kinh doanh của tập thể, sơ đồ trên thể hiện cơ cấu phân cấp tổ chức qui mô lớn, tùy thuộc vào mỗi đơn vị mà tên gọi dành cho vị trí, chức vụ sẽ khác nhau, tuy nhiên về bản chất thì phân cấp quản lí tại các công ty cổ phần đầu tư giáo dục và đào tạo sẽ theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn tại các cấp bậc.
1.4.3. Nội dung quản lí đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống ở công ty giáo dục và đào tạo
a. Công tác quy hoạch
Hoạch định nguồn nhân lực là quá trình nghiên cứu xác định nhu cầu nguồn nhân lực, đưa ra các chính sách và thực hiện các chương trình, hoạt động nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ số lượng nhân viên, cùng các phẩm chất kỹ năng phù hợp để thực hiện công việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. (PGS. TS Trần Kim Dung, 2003)
Quy hoạch đội ngũ giáo viên kỹ năng sống là việc cấp có thẩm quyền thực hiện một quy trình, thủ tục lựa chọn, sắp xếp những người đủ tiêu chuẩn, điều kiện cơ bản theo một quy định nào đó vào danh sách dự kiến sẽ tuyển dụng. Quy hoạch đội ngũ giáo viên có mục đích chủ động tạo nguồn giáo viên cho công việc mà đơn vị dự kiến
Quản lí công tác quy hoạch về số lượng ĐNGV KNS cần: Đảm bảo nguồn nhân lực đủ và ổn định đáp ứng số lượng tiết dạy, đảm bảo cho ĐNGV KNS thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và có thời gian tự nâng cao trình độ, năng lực nghiệp vụ, sử dụng hợp lý và phát huy tối đa khả năng của GV; đảm bảo nhân lực đáp ứng theo chuẩn quy định và mục tiêu đào tạo; tạo ra sự cân đối ĐNGV tại công ty thể hiện ở độ tuổi, trình độ và ngành nghề đáp ứng với đặc điểm trường học, khu vực công tác và tính chất công việc.
Dựa vào lý luận trên và tình hình thực tế của công ty giáo dục và đào tạo, tác giả đưa ra nội dung quá trình hoạch định như sau: xác định mục tiêu nhân sự đáp ứng kế hoạch chiến lược chung; phân tích hiện trạng quản trị nguồn lực và đề ra chiến lược nguồn nhân lực; dự báo khối lượng công việc và xác định nhu cầu nguồn nhân lực đảm nhận các vị trí và khối lượng công việc về số lượng, cơ cấu, chất lượng nhân lực cho năm học mới đưa ra văn bản ban hành để các bộ phận liên quan đến hành chính nhân sự; xây dựng và thực hiện các chính sách, kế hoạch/ chương trình quản lí ĐNGV KNS về số lượng, cơ cấu và chất lượng; kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện; kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện dựa trên công tác thực hiện của quy hoạch nguồn nhân lực, xác định các sai lệch và nguyên nhân dẫn đến việc sai lệch giữa kế hoạch và thực hiện.
Việc thực hiện công tác quy hoạch đội ngũ giáo viên kỹ năng sống cần có mối liên hệ chặt chẽ với kế hoạch chiến lược kinh doanh của công ty nhằm giúp nhà quản lí xác định rõ ràng phương hướng hoạt động của doanh nghiệp, nhằm giải quyết các tình trạng thừa thiếu nhân sự, chủ động tuyển dụng, chọn lọc; tránh rủi ro trong sử dụng lao động; giúp các nhà quản trị xác định rõ ràng phương hướng hoạt động của doanh nghiệp.
b. Công tác tuyển chọn, sử dụng
Theo tác giả Hồ Thị Nga: tuyển chọn là quá trình thuê được đúng người cho đúng công việc đúng thời điểm và đúng giá và được tiến hành sau quá trình tuyển mộ (selection is a process of hiring right person for a right job at a right time at a right cost. Selection follows recruitment) hay là quá trình lựa chọn những người có năng lực có thể phù hợp với vị trí trong tổ chức (Hồ Thị Nga, 2017)
Tuyển chọn đội ngũ GV KNS là quá trình công ty tìm kiếm và lựa chọn cá nhân thỏa mãn yêu cầu theo các quy định tại: thông tư số 04 /2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2014 Ban hành quy định quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa của Bộ GDĐT và các tiêu chuẩn tại điều 36. Chuẩn trình độ đào tạo và chuẩn nghề nghiệp của giáo viên quy định rõ trong Điều lệ Trường tiểu học đối với GV KNS của công ty. Các tiêu chuẩn phải rõ ràng, cụ thể cho vị trí tuyển dụng để có được ĐNGV đủ về số lượng, mạnh về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu đáp ứng được mục tiêu kế hoạch.
Tuyển chọn đội ngũ GV KNS tại công ty là quá trình tự chủ xuất phát từ quá trình quy hoạch đội ngũ GV, được tổ chức thường xuyên theo kế hoạch của bộ phận nhân sự cần đảm bảo nguyên tắc thực hiện minh bạch, công khai, dân chủ, đúng quy trình, theo đúng chức năng được quy định và yêu cầu tính chất công việc.
Quá trình thực hiện công tác tuyển chọn đội ngũ giáo viên giảng dạy kỹ năng sống: Dựa vào quy hoạch đội ngũ chuẩn bị cho năm học mới để tuyển chọn giáo viên; thành lập hội đồng tuyển dụng thực hiện theo đúng các văn bản pháp luật:
- Bộ Luật Lao động
- Nghị định số 165/HĐBT ngày 12/05/1992 của Hội đồng Bộ trưởng về quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh hợp đồng lao động
- Thông tư số 04 /2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2014 Ban hành quy định quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa - Điều lệ trường tiểu học
Bộ phận tuyển nhân sự đăng tải thông tin lên các kênh: website công ty, trang tuyển dụng hiện hành, tham gia các ngày hội việc làm, liên kết với các trường đại học sư phạm,.. ở khâu này, bộ phận cần đảm bảo thông tin tuyển dụng rõ ràng, minh bạch, cụ thể, có bảng mô tả công việc, đầy đủ yêu cầu hồ sơ pháp lý của ứng viên.
Bộ phận tuyển dụng tổ chức cho Hội đồng tuyển dụng thực hiện kế hoạch đề ra theo tiến trình tuyển chọn giáo viên bằng cách: Thu thập, nghiên cứu hồ sơ; Phỏng vấn ứng viên; Đánh giá thực tế (cho giáo viên trải nghiệm thực tế từ đó quan sát, đánh giá); Phỏng vấn lần hai; Xác minh điều tra; Ra quyết định tuyển chọn.
Bước tiếp theo của tuyển chọn là sử dụng nhân lực. Sử dụng nhân lực được hiểu là quá trình khai thác và phát huy năng lực làm việc của người lao động một cách tối đa nhằm đạt hiệu quả cao trong công việc.
Sử dụng đội ngũ GV KNS tại công ty là sắp xếp, bố trí, đề bạt, bổ nhiệm giáo viên vào các chức danh, nhiệm vụ nhằm phát huy cao nhất khả năng hiện có của đội ngũ GV để hoàn thành mục tiêu của tổ chức. Vì thế việc sử dụng ĐNGV KNS là vô cùng quan trọng, một cá nhân có phát huy hết khả năng, làm việc hăng say và tự ý thức nâng cao chuyên môn đáp ứng nghề nghiệp hay không phụ thuộc vào việc bố trí sử dụng người của nhân sự.
Việc sử dụng ĐNGV KNS thực hiện theo quá trình: xác định nhu cầu, tâm tư nguyện vọng của GV, hiểu rõ ưu - hạn chế tương ứng với vị trí công việc; tuyển dụng về việc bố trí nhân sự phù hợp với khối cấp phù hợp; ban hành các quy chế làm việc, có sự phân công rõ ràng nhiệm vụ, chức năng gắn với nghĩa vụ và quyền lợi của GV; kiểm tra, đánh giá hiệu quả của việc sử dụng đội ngũ dựa trên mức độ hài lòng công việc, năng suất và hiệu quả đạt được của giáo viên
Sử dụng ĐNGV là một nghệ thuật và chính nhà quản lí phải uyển chuyển, linh hoạt và cái nhìn sắc bén về tiềm năng phát triển của cá nhân với đội ngũ và mục tiêu của tổ chức.
c. Công tác đào tạo, bồi dưỡng
“Đào tạo (training) là quá trình thay đổi hành vi hoặc thái độ của nhân viên bằng các hoạt động trải nghiệm có hướng dẫn” (training is the process of changing employee behavior and/or attitudes through some type of guided experience)(Robert Kreitner, 2009).
Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên là quá trình tác động có chủ đích của nhà quản lí giáo dục đối với đội ngũ nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng tay nghề và phẩm chất đạo đức nhà giáo nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới và sự nghiệp giáo dục.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên là một trong những khâu mang tính chiến lược rõ rệt nhất vì đây không chỉ là hoạt động đáp ứng chất lượng nhân lực hiện tại mà còn đầu tư cho đội ngũ cốt cán trong tương lai. Đối với giáo viên giảng dạy
KNS công tác này hình thành tay nghề cho GV, bên cạnh việc tự học nâng cao chuyên môn thì giáo viên được chia sẻ sáng kiến kinh nghiệm.
Nội dung đào tạo, bồi dưỡng liên quan đến tính chất công việc chung và riêng cho từng vị trí, mối quan hệ con người với con người, con người với công việc và phát triển tiềm năng cá nhân xuất phát từ nhu cầu cá nhân và yêu cầu về nhận thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp. Quá trình đào tạo bồi dưỡng chia thành các giai đoạn (đào tạo ban đầu, trong quá trình làm việc và đào tạo cho vị trí được bổ nhiệm) và từng nhóm đối tượng.
Quá trình thực hiện công tác đào tạo bồi dưỡng nhân sự như sau: xác định nhu cầu đào tạo dựa vào thông tin thông qua quan sát, phiếu dự giờ, trực tiếp dự giờ, phỏng vấn; xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng theo từng giai đoạn, trong kế hoạch cần xác định rõ mục tiêu giúp đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp, phân loại đối tượng (thâm niên giảng dạy, nhóm giáo viên cơ hữu hay thỉnh giảng, cấp dạy chủ đạo,..), thời gian (ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn), hình thức (tự bồi dưỡng, trong tổ chức, và chuyên gia ngoài tổ chức), nội dung (kỹ năng nghiệp vụ, chuyên môn, chăm sóc đời sống tinh thần, phát triển tiềm năng,..); tổ chức đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch đề ra; đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng thông qua phương pháp định tính (dự giờ, quan sát, câu hỏi tự luận, bài thu hoạch,..) và định lượng (khảo sát, câu hỏi trắc nghiệm, phiếu dự giờ..)
Ngoài ra, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn là một trong những hoạt động cần thiết nhằm tạo ra đội ngũ vững mạnh về tay nghề.
d. Công tác kiểm tra đánh giá
Đánh giá thực hiện công việc (ĐGTHCV) thường được hiểu là sự đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc của người lao động trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn đã được xây (dựng và thảo luận về sự đánh giá đó với người lao động. (tài liệu Quản trị nhân sự của trường ĐH Kinh tế quốc dân)
Mục tiêu của công tác kiểm tra đánh giá nhằm phản hồi về chất lượng làm việc của giáo viên nhằm kịp thời điều chỉnh, sửa chữa. Nâng cao và hoàn thiện hiệu năng công tác; Có cơ sở hoạch định tài nguyên nhân sự như việc bổ nhiệm, khen thưởng, thuyên chuyển, cải tiến cơ cấu tổ chức, quy hoạch đội ngũ.. và phát triển năng lực
đội ngũ giáo viên; Nâng cao ý thức, trách nhiệm nghề nghiệp của giáo viên; Công cụ khách quan để đưa ra các chế độ khen thưởng/xử lý dành cho cá nhân; Kích thích, động viên giáo viên năng động, tích cực hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Công tác kiểm tra đánh giá là quá trình yêu cầu người quản lí cần có sự hiểu biết nhất định về các phương pháp kiểm tra đánh giá và cách thức triển khai, vì đây