Quản lí đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống ở công ty CP ĐT

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống tại cty CP đt GDĐT quốc tế Rồng Việt (Trang 27)

ĐT Giáo dục và Đào tạo

a. Quản lí

Theo tác giả K.Marx thì: “Tất cả mọi người lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung, tiến hành trên quy mô tương đối lớn thì ít nhiều cũng cần đến sự chỉ đạo những hoạt động của cá nhân, nhằm điều hòa các hoạt động đó và thực hiện các chức năng chung. Một nhạc sĩ độc tấu vĩ cầm thì tự điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần nhạc trưởng (K.Marx và F.Engels, 1993). Điều đó cho thấy hoạt động quản lí bắt nguồn từ sự phân công lao động, tập hợp một nhóm người có mục tiêu chung. Hoạt động quản lí là hoạt động cần thiết và gắn liền với tất cả lĩnh vực trong đời sống.

F. W Taylor cho rằng: Quản lí là biết chính xác điều muốn người khác làm và sau đó thấy rằng họ dã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất.

Theo Bùi Minh Hiền, quản lí là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lí tới đối tượng quản lí nhằm đạt mục tiêu đề ra” (Bùi Minh Hiền, 2006)

Theo tài liệu trường Cán bộ quản lí giáo dục (1988) có nêu rõ: “ Quản lí là những tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lí đến đối tượng bị quản lí trong tổ chức để vân hành tổ chức, nhằm đạt mục đích nhất định”

Trong Đại bách khoa toàn thư Liên Xô (1977), quản lí là chức năng của những hẹ thống có tổ chức với bản chất khác nhau (xã hội, sinh vật, kỹ thuật), nó bảo toàn cấu trúc xác định của chúng, duy trì chế độ hoạt động, thực hiện những chương trình, mục đích hoạt động (Nguyễn Kỳ, Bùi Trọng Tuân, 1984).

“Quản lí là sự tác động có tổ chức, có định hứơng của chủ thể quản lí lên đối tượng quản lí nhằm đạt mục tiêu dự kiến.” (Trần Thị Hương, 2011).

“ Quản lí là quá trình lập kế hoạch, tổ chức lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên thuộc một hệ thống, đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt được các mục đích đã định” (Phan Văn Kha, 1999).

Vậy quản lí là sự tác động có mục đích và định hướng của chủ thể quản lí lên đối tượng quản lí nhằm đặt được mục tiêu dự kiến.

b. Quản lí giáo dục

“Quản lí giáo dục là tác động có mục đích, có chủ đích của chủ thể quản lí giáo dục đến khách thể quản lí trong một tổ chức, làm cho tổ chức đó vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” được tác giả Hồ Văn Liên định nghĩa trong tập bài giảng về “Tổ chức và quản lí trường học” (Hồ Văn Liên, 2011).

Hay “Quản lí giáo dục ở cấp độ vi mô (quản lí một cơ sở giáo dục)

Ở cấp độ này, quản lí giáo dục được hiểu là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp quy luật,..) của chủ thể quản lí một cơ sở giáo dục đến đội ngũ giảng viên, giáo viên, nhân viên, người học và các lực lượng tham gia giáo dục khác trong và ngoài cơ sở giáo dục đó, nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu đào tạo của cơ sở giáo dục.” (Nguyễn Phúc Châu, 2010).

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo “ Quản lí giáo dục theo nghĩa tổng quan là điều hành, phối hợp các lực lượng nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội. Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thường xuyên, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi người”(Đặng Quốc Bảo, 2003)

Quản lí giáo dục là tác động có mục đích, tự giác của chủ thể quản lí giáo dục đến khách thể quản lí nhằm giúp tổ chức vận hành và đạt được mục tiêu giáo dục.

c. Quản lí đội ngũ giáo viên

Theo bài giảng Khoa học Quản lí Giáo dục (mã số B2004-54-03) “Quản lí nhân sự trong nhà trường là hoạt động gồm tuyển chọn, sử dụng, phát triển, động viên, tạo điều kiện thuận lợi để các cá nhân và nhóm hoạt động có hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức cao nhất và sự bất mãn ít nhất của cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong nhà trường”

Hay theo tác giả Nguyễn Ngọc Quân, Nguyễn Vân Điềm (2010) Quản trị nhân lực là việc tuyển mộ, tuyển chọn, duy trì, phát triển, sử dụng, động viên và cung cấp tiện nghi cho nhân lực thông qua tổ chức của nó. Song dù ờ giác độ nào thì quản trị nhân lực vẫn là tất cả các hoạt động của một tổ chức để thu hút, xây dựng, phát

triển, sử dụng, đánh giá, bảo toàn và giữ gìn một lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu công việc của tổ chức cả về mặt số lượng và chất lượng.

Vậy quản lí đội ngũ giáo viên là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch phù hợp đến các hoạt động tuyển chọn, sử dụng, bồi dưỡng đào tạo, kiểm tra đánh giá và tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giáo viên nhằm xây dựng và phát triển nguồn nhân lực đủ về số lượng, chất lượng và cơ cấu vững chắc nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục tạo cơ sở giáo dục.

d. Công ty cổ phần đầu tư giáo dục và đào tạo

Theo Điều 110 Luật Doanh nghiệp 2014 (LDN), công ty cổ phần được định nghĩa như sau:

Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó

+ Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần

+Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

+Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

+Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này.

-Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

-Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.

Theo tác giả Bùi Xuân Phong có định nghĩ: Đầu tư theo nghĩa rộng là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn lực có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Các kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn lực.

Đầu tư theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế - xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó

Từ đây có khái niệm về đầu tư như sau: Đầu tư là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để sản xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội (Bùi Xuân Phong, 2006).

Theo Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/03/2010 về đào tạo, bồi dưỡng công chức, có giải thích rõ “đào tạo là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ năng theo quy định của từng cấp học, bậc học.”

Theo từ điển tiếng Việt do GS. Hoàng Phê chủ biên (2010), Đào tạo: Làm cho trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định.

Như vậy có thể hiểu, đào tạo là hoạt động có chủ đích được thực hiện theo quy trình nhằm truyền đạt đến người học kiến thức, kỹ năng.

Vậy công ty cổ phần đầu tư giáo dục và đào tạo là doanh nghiệp tập hợp những cá nhân, tổ chức sử dụng các nguồn lực tài chính, vật chất, lao động và trí tuệ tác động có mục đích đến đối tượng giáo dục nhằm phục vụ cho lợi ích giáo dục tổng thể.

e. Quản lí đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống ở công ty CP ĐT Giáo dục và Đào tạo

Từ các khái niệm phân tích ở trên cho thấy quản lí đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống ở công ty CP ĐT Giáo dục và Đào tạo là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lí đến đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống ở công ty nhằm phục vụ lợi ích giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, giúp cho người học có khả năng về tâm lý xã hội, mối quan hệ với những người xung quanh và môi trường, chủ động tránh và ứng phó với những tình huống khó khăn; góp phần hoàn thiện nhân cách cho học sinh.

1.3. Lý luận về đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống ở các công ty cổ phần đầu tư Giáo dục và Đào tạo

1.3.1. Vị trí, vai trò tầm quan trọng của đội ngũ giáo viên giáo dụcKNS KNS

Theo Luật Giáo dục năm 2019, Nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục, trừ cơ sở giáo dục quy định tại điểm c khoản 1 Điều 65 của Luật này.

Nhà giáo giảng dạy ở các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên; nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên gọi là giảng viên.

Nhà giáo có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, có vị thế quan trọng trong xã hội, được xã hội tôn vinh.

Giáo viên dạy KNS có vai trò giúp cho HS hình thành và phát triển những thói quen, hành vi, thái độ tích cực, lành mạnh trong việc ứng xử các tình huống của cuộc sống cá nhân và tham gia đời sống xã hội, qua đó hoàn thiện nhân cách và định hướng phát triển bản thân tốt hơn dựa trên nền tảng các giá trị sống.

1.3.2. Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống

Theo Điều 29 của Luật Giáo dục 2019, mục tiêu của giáo dục phổ thông:

Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực xán hân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Mục tiêu giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.

Mục tiêu GDKNS cho HSTH nói chung là: trang bị cho HS những kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp, trên cơ sở đó, hình thành cho HS những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực, loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày; tạo cơ hội để HS thực hiện tốt

quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức (Huỳnh Lâm Anh Chương, 2015).

1.3.3. Về số lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống

a. Về số lượng

Số lượng giáo viên giáo dục kỹ năng sống tại trường tiểu học cần phải đáp ứng đầu đủ dựa trên quy mô số tiết tại trường. Theo văn bản số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 07 năm 2017 Thông tư hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập, quy định rõ ở khoản 3 điều 6. Định mức số lượng người làm việc trong trường phổ thông cấp tiểu học, qui định như sau:

*Giáo viên

- Trường tiểu học dạy học 1 buổi trong ngày được bố trí tối đa 1,20 giáo viên trên một lớp;

- Trường tiểu học dạy học 2 buổi trong ngày; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học và trường dành cho người khuyết tật cấp tiểu học được bố trí tối đa 1,50 giáo viên trên một lớp;

- Ngoài định mức quy định trên, mỗi trường tiểu học; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học và trường dành cho người khuyết tật cấp tiểu học được bố trí 01 giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Đối với Công ty CP Đầu tư Giáo dục và Đào tạo: (1) Đảm bảo đội ngũ giáo viên cơ hữu đủ về số lượng; (2) Có đội ngũ báo cáo viên, giáo viên thỉnh giảng đáp ứng được yêu cầu học tập của HS;

b. Về cơ cấu đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống Xây dựng giáo viên tiểu học theo cơ cấu theo:

Cơ cấu theo độ tuổi góp phần quan trọng để xây dựng đội ngũ giáo viên vững mạnh. Dựa vào đặc điểm tâm lý lứa tuổi tiểu học đòi hỏi người giáo viên cần nhiệt huyết, năng động, trẻ trung, tiếp cận nhanh chóng với sự đổi mới liên tục của giáo dục trong và ngoài nước, bên cạnh đó, cũng cần những giáo viên có thâm niên công tác giảng dạy nhằm định hướng, giúp đỡ và hỗ trợ về chuyên môn cho nhóm giáo viên mới. Nếu nhóm giáo viên trẻ được ví như nguồn năng lượng mới mẻ của đội ngũ thì nhóm giáo viên có thâm niên giảng dạy được xem như ngọn đèn sáng giúp đội ngũ vững về chuyên môn và giúp duy trì các văn hóa tốt đẹp trong tập thể.

Cơ cấu theo trình độ được xác định dựa trên các văn bản quy định như trong luật giáo dục 2019 tại điều 72. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo nêu rõ

1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:

Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;

2. Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc sử dụng nhà giáo trong trường hợp không đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này

Cơ cấu đội ngũ giáo viên theo trình độ đào tạo được xem là sự phân chia giáo viên theo tỷ trọng trình độ đào tạo. Cần xác định trình độ giáo viên phù hợp với đặc điểm khu vực giảng dạy, trường công tác và để đáp ứng yêu cầu đội ngũ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao.

Cơ cấu theo khu vực: hệ thống trường tiểu học được phân bố rộng rãi tại các quận, huyện; phường, xã; vì thế nên xây dựng cơ cấu giáo viên từ các quận huyện trên hoặc địa bàn lân cận là điều kiện quan trọng. Bên cạnh việc hiểu rõ về đặc điểm địa hình và học sinh tại khu vực thì giúp cho giáo viên tạo ra được những giá trị tại khu vực mà mình sinh sống.

Cơ cấu theo nhóm giáo viên: đây được xem là mục tiêu phấn đấu của giáo viên để trở thành lực lượng nòng cốt của đội ngũ. Nhóm giáo viên được phân chia ra thành các nhóm hưởng các chế độ lương thưởng, chế tài, vai trò, trách nhiệm và quyền lợi khác nhau, phụ thuộc. Bản chất của giáo viên là phân chia theo hợp đồng lao động được sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ khác nhau. Nhóm giáo viên dược chia là 2 nhóm chính: (1) Nhóm giáo viên cơ hữu: là người lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn hoặc hợp đồng không xác định thời hạn

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống tại cty CP đt GDĐT quốc tế Rồng Việt (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w