Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống tại cty CP đt GDĐT quốc tế Rồng Việt (Trang 113)

3.5.1. Mục đích khảo nghiệm

Thăm dò ý kiến của CBQL, GV GDKNS cấp tiểu học về những biện pháp quản lí đội ngũ GV GDKNS góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của Công ty Cổ phần Đầu tư Giáo dục và Đào tạo Quốc Tế Rồng Việt.

3.5.2. Nội dung khảo nghiệm

Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các 6 biện pháp quản lí đội ngũ GV GDKNS đã nêu nhằm đưa ra những kết luận cuối cùng nhằm tìm ra những biện pháp tối ưu nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của Công ty Cổ phần Đầu tư Giáo dục và Đào tạo Quốc Tế Rồng Việt

3.5.3. Đối tượng khảo nghiệm

Các đối tượng gồm có:Ban Giám Đốc trực tiếp quản lí khối kỹ năng sống: 3 người, giáo viên giảng dạy kỹ năng sống cấp tiểu học: 135 người. Các đối tượng đều trực tiếp thực hiện khảo sát thực trạng quản lí đội ngũ GV GDKNS của đề tài, được trao đổi về cách thức thực hiện khảo sát cũng như giải đáp những thuật ngữ chuyên ngành quản lí giáo dục.

3.5.4. Quy trình khảo nghiệm

Để khảo nghiệm lại tính khả thi của các nhóm biện pháp quản lí, tác giả dùng phiếu hỏi để lấy ý kiến các cán bộ quản lí, giáo viên GDKNS cấp tiểu học tại Công ty Cổ phần Đầu tư Giáo dục và Đào tạo Quốc Tế Rồng Việt đã được đề xuất.

Cách thức xử lý số liệu

Công thức tính khoảng trung bình

Khoảng cách trung bình = (3 – 1): 3 = 0.6 (câu 3 lựa chọn)

Quy ước thang đo 3 mức độ của bảng khảo sát biện pháp đối với CBQL và GV về tính cần thiết và tính khả thi: 3 - Rất cần thiết/ Rất khả thi; 2 – Cần thiết/khả thi; 1 – Không cần thiết/không khả thi.

Rất cần thiết/Rất khả thi: trên 2.2 Cần thiết/Khả thi: từ 1.61 đến 2.2

Không cần thiết/Không khả thi: từ 1.0 đến 1.6

Sau khi thu được kết quả, tác giả tiến hành phân tích, xử lý số liệu trên bảng thống kế, tính điểm số trung bình của các biện pháp đã được khảo sát, sắp xếp theo thứ hạng từ lớn nhất đến nhỏ nhất, đánh giá và rút ra kết luận.

3.5.5. Quy trình khảo nghiệm

Sau khi thực hiện khảo sát 6 biện pháp về công tác quản lí đội ngũ GV GDKNS, kết quả thu được như sau:

Bảng 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất

Nội dung Mức độ cần thiết

ĐTB ĐLC Thứ hạng

1. Nâng cao nhận thức về quản lí đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống

GV 2.60 .637 3

QL 2.54 .637 4

2. Tăng cường quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống

GV 2.71 .584 2

QL 2.75 .441 2

3. Tuyển chọn và sử dụng có hiệu quả đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống

GV 2.55 .677 4

QL 2.50 .509 5

4. Tăng cường hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống

GV 2.75 .484 1

QL 2.82 .390 1

5. Đổi mới kiểm tra đánh giá đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống

GV 2,13 .888 6

QL 2.61 .497 3

6. Đảm bảo chế độ chính sách đối với đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống tại công ty giáo dục và đào tạo

GV 2.27 .830 5

QL 2.32 .476 6

Từ kết quả cho thấy nhận thức về mức độ cần thiết đối với các biện pháp đề xuất của nhóm GV và CBQL đa phần ở mức rất cần thiết (2.2-3), trong đó biện pháp được GV (ĐTB=2.75) và CBQL (ĐTB=2.82) đánh giá cao nhất là biện pháp tăng cường hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống cho thấy cả cả hai nhóm này đều đồng thuận trong việc đánh giá cao về hiệu quả mà biện pháp này đem lại. Biện pháp có ĐTB thấp nhất (ĐTB=2.13) ở nhóm GV là biện pháp đổi mới kiểm tra đánh giá đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống chỉ nằm ở mức khá (1.61-2.2) và là biện pháp có ĐTB thấp nhất trên tổng thể các biện

pháp ở cả nhóm GV và CBQL, đối với CBQL thì biện pháp có ĐTB thấp nhất (ĐTB=2.32) là biện pháp đảm bảo chế độ chính sách đối với đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống tại công ty giáo dục và đào tạo tuy vẫn ở mức rất cần thiết nhưng xét theo các biện pháp khác thì ở biện pháp thứ 6 này, đội ngũ CBQL đánh giá thấp hơn.

Đặc biệt ở biện pháp đổi mới kiểm tra đánh giá đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống có sự chênh lệch về mức độ nhận thức cần thiết của nhóm GV và CBQL, như đã nêu trên, đối với nhóm GV chỉ thể hiện mức độ cần thiết có ĐTB thấp nhất thì ở biện pháp này nhóm GV đánh giá ở mức độ rất cần thiết (ĐTB=2.61) xếp thứ hạng 3 trong các biện pháp mà nhóm QL đánh giá.

Ngoài ra các biện pháp khác không có sự chênh lệch nhiều. Các giá trị độ lệch chuẩn nằm trong khoảng đồng bộ cho phép dao động từ .390 đến .888 (ĐLC<1) cho thấy có sự tập trung về quan điểm nhận thức của cả nhóm CBQL và nhóm GV đối với các biện pháp về mức độ cần thiết.

Song song đó, tác giả khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất

Nội dung

Mức độ cần thiết

ĐTB ĐLC Thứ

hạng

1. Nâng cao nhận thức về quản lí đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống

GV 2.52 .679 4

QL 2.43 .504 5

2. Tăng cường quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống

GV 2.60 .637 3

QL 2.57 .504 4

3. Tuyển chọn và sử dụng có hiệu quả đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống

GV 2.66 .535 2

QL 2.68 .476 2

4. Tăng cường hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống

GV 2.72 .528 1

QL 2.75 .441 1

5. Đổi mới kiểm tra đánh giá đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống

GV 2.23 .819 6

QL 2.32 .548 6

6. Đảm bảo chế độ chính sách đối với đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống tại công ty giáo dục và đào tạo

GV 2.38 .771 5

QL 2.64 .488 3

Kết quả khảo sát mức độ khả thi của biện pháp nhìn chung đều ở mức rất khả thi (2.2-3), cụ thể ở biện pháp Tăng cường hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ

giáo viên giáo dục kỹ năng sống được GV (ĐTB=2.72) và CBQL (ĐTB=2.75) có ĐTB cao nhất, biện pháp Tuyển chọn và sử dụng có hiệu quả đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống cũng được cả 2 nhóm đánh giá ở mức độ rất khả thi và cùng thứ hạng 2 (ĐTB của GV=2.66, ĐTB của QL=2.68), bên cạnh đó, biện pháp Đổi mới kiểm tra đánh giá đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống tiếp tục thể hiện sự đồng thuận của của GV và CBQL về mức độ khả thi khi cùng có ĐTB thấp nhất (ĐTB của GV=2.23, ĐTB của QL=2.32). Riêng biện pháp đảm bảo chế độ chính sách đối với đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống tại công ty giáo dục và đào tạo có sự chênh lệch về ĐTB khá lớn giữa nhóm GV (ĐTB=2.38) và QL (ĐTB=2.64) so với sự chênh lệch biện pháp còn lại. Các biện pháp khác đều được đánh giá mức rất khả thi và không có sự khác biệt nhiều giữa GV và CBQL.

Ngoài ra, giá trị độ lệch chuẩn nằm trong khoảng đồng bộ cho phép (ĐLC<1) thể hiện rằng có sự tập trung về quan điểm nhận thức của cả nhóm CBQL và nhóm GV khi đưa ra đánh giá liên quan đến mức độ khả thi của biện pháp trên.

Từ phân tích, cho thấy đánh giá của CBQL và GV đánh giá về mức độ khả thi và cần thiết của các biện pháp đề xuất đều nhận được sự đồng thuận, nhất trí tương đối cao, như vậy khi áp dụng các biện pháp tại cơ sở sẽ mang lại kết quả mong đợi trong công tác quản lí đội ngũ GV GDKNS. Đặc biệt là biện pháp Tăng cường hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống cho thấy tinh thần cầu tiến và nhận thức được tác động tích cực của biện pháp này của GV và CBQL.

Tiểu kết chương 3

Dựa vào cơ sở lý luận và phân tích thực trạng quản lí đội ngũ GV GDKNS của Công ty Cổ phần Đầu tư Giáo dục và Đào tạo Quốc Tế Rồng Việt, tác giả đề xuất 6 biện pháp sau đây:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về quản lí đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống

Biện pháp 2: Tăng cường quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống

Biện pháp 3: Tuyển chọn và sử dụng có hiệu quả đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống

Biện pháp 4: Tăng cường hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống

Biện pháp 5: Đổi mới kiểm tra đánh giá đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống

Biện pháp 6: Đảm bảo chế độ chính sách đối với đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống tại công ty giáo dục và đào tạo

Mục tiêu của các biện pháp là phát huy những điểm mạnh vốn có của công tác quản lí đội ngũ GV GDKNS, tăng cường thực hiện công tác đạt hiệu quả cao hơn nữa, hạn chế những khó khăn, bất cập trong công tác quản lí đội ngũ GV GDKNS qua quá trình khảo sát thăm dò được. Mỗi biện pháp đều có ý nghĩa thực tiễn đến các hoạt động quản l, có mối quan hệ biện chứng với nhau, biện pháp này là cơ sở để thực hiện hiệu quả các biện pháp khác.

Kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết và khả thi cho thấy sự đồng thuận của đội ngũ GV và CBQL trong việc đánh giá các biện pháp, điều tích cực rằng không xuất hiện ĐTB dưới mức khả thi/cần thiết, các lựa chọn đều thể hiện mức độ cần thiết/khả thi, rất cần thiết/rất khả thi.

Như vậy, việc áp dụng và triển khai các biện pháp đề xuất có ý nghĩa quan trọng cũng như đem lại hiệu quả cao hơn trong công tác quản lí đội ngũ GV GDKNS của Công ty Cổ phần Đầu tư Giáo dục và Đào tạo Quốc Tế Rồng Việt.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Về lý luận

Giáo viên được coi là yếu tố quan trọng để tạo nên chất lượng giáo dục, như vậy công tác quản lí đội ngũ giáo viên là một trong những công tác quản lí mang tính ảnh hưởng to lớn. Quản lí giáo viên GDKNS được luận văn hệ thống hóa, làm sáng tỏ những khái niệm, liên kết giữa văn bản của cấp Bộ, Sở áp dụng khả thi, đúng đắn với đơn vị ngoài nhà trường, cụ thể là Cty CP ĐT GD&ĐT nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên GDKNS đạt chuẩn về đạo đức, trình độ học vấn, số lượng, đồng bộ về cơ cấu đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực trong thời đại mới. Để được như vậy, các công tác về quản lí nhân sự như xác định vị trí, tầm quan trọng của đội ngũ GV, mục tiêu quản lí, phân cấp quản lí, quy hoạch đội ngũ GV GDKNS, tuyển chọn và sử dụng GV GDKNS, đào tạo bồi dưỡng GV GDKNS, kiểm tra đánh giá và thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ GV GDKNS cần được làm rõ về nội hàm, yêu cầu đối với từng công tác.

1.2. Về thực tiễn

Từ cơ sở lý luận, tác giả thực hiện khảo sát công tác quản lí đội ngũ GV GDKNS của Công ty Cổ phần Đầu tư Giáo dục và Đào tạo Quốc Tế Rồng Việt bằng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, điều tra bằng phỏng vấn về: thực trạng đội ngũ GV GDKNS và quản lí đội ngũ GV GDKNS; cả các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lí đội ngũ GV GDKNS của Công ty Cổ phần Đầu tư Giáo dục và Đào tạo Quốc Tế Rồng Việt.

Kết quả cho thấy các khảo sát cho thấy những ưu điểm cũng như hạn chế trong công tác quản lí đội ngũ GV GDKNS, từ đó tác giả đưa ra những lập luận dựa trên số liệu thu thập và thống kê để đưa ra nguyên nhân và đề xuất biện pháp.

Căn cứ vào nội dung cơ sở lý luận ở chương 1 và thực trạng công tác quản lí đội ngũ GV GDKNS tại Công ty Cổ phần Đầu tư Giáo dục và Đào tạo Quốc Tế Rồng Việt ở chương 2 mà tác giả đã đề xuất 6 biện pháp cốt lõi:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về quản lí đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống

Biện pháp 2: Tăng cường quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống

Biện pháp 3: Tuyển chọn và sử dụng có hiệu quả đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống

Biện pháp 4: Tăng cường hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống

Biện pháp 5: Đổi mới kiểm tra đánh giá đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống

Biện pháp 6: Đảm bảo chế độ chính sách đối với đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống tại công ty giáo dục và đào tạo

Khảo sát về mức độ khả thi và cần thiết của GV và CBQL đối với các biện pháp thu được là phản hồi tích cực với cả 6 biện pháp.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tăng cường các chính sách về giáo dục kỹ năng sống trong và ngoài nhà trường, chú trọng đánh giá kỹ năng cần thiết của học sinh với các vấn đề trong học tập và đời sống.

Hợp thức hóa vai trò, vị trí và tầm quan trọng của giáo viên tại các công ty về dịch vụ giáo dục nói chung và giáo viên giáo dục kỹ năng sống nói riêng.

2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo

Có văn bản cụ thể về tiêu chí giáo viên GDKNS dựa trên các yêu cầu trong thông tư số 04 /2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2014 Ban hành quy định quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa - Điều lệ trường tiểu học.

Triển khai mở các lớp đào tạo chứng chỉ cho giáo viên GDKNS theo định kỳ, có văn bản kiểm tra đánh giá chất lượng GV GDKNS rõ ràng, công khai.

2.3. Đối với Công ty Cổ phần Đầu tư Giáo dục và Đào tạo Quốc Tế Rồng Việt

Thực hiện theo các yêu cầu mà cấp Bộ, Sở đề ra về quản lí đội ngũ GV GDKNS.

Đảm bảo số lượng đội ngũ giáo viên cần thiết đáp ứng yêu cầu tại các trường, bên cạnh đó cần đảm bảo chất lượng GDKNS tốt nhất.

Các hoạt động trong công tác quản lí đội ngũ cần được thực hiện gọn gàng, tránh yêu cầu những công việc không cần thiết.Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ban chấp hành Trung ương. (2013). Ban hành Nghị quyết về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Số 29 – NQ/TW ngày 04/11/2013. Hà Nội.

Bộ Giáo dục và Đào Tạo. (2014). Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học tại Thành Phố Hồ Chí Minh, chỉ thị số TT04/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2014, Tp. Hồ Chí Minh. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2017). Thông tư hướng dẫn danh mục khung vị trí việc

làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập, văn bản số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 07 năm 2017. Hà Nội.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Thông tư ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông. Số 20/2018/TT-BGDĐT ban hành ngày 22 tháng 08 năm 2018. Hà Nội.

Bộ Giáo dục và Đào Tạo. (2019). Chỉ thị về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2019 - 2020 của ngành giáo dục có yêu cầu về việc tập trung thực hiện các nhóm nhiệm vụ chủ yếu và giải pháp cơ bản trong năm học 2019 – 2020. Số 2268/CT- BGDĐT ban hành ngày 08 tháng 8 năm 2019. Hà Nội.

Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo. (2006). Quản lí giáo dục, Nxb Đại

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống tại cty CP đt GDĐT quốc tế Rồng Việt (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w