3.3. Các biện pháp quản lí đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống tại Công
3.3.4. Biện pháp 4: Tăng cường hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo
ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống
a. Mục đích của biện pháp
Nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn về giáo dục kỹ năng sống của đội ngũ giáo viên, bên cạnh đó, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu về nhân lực trong thời đại mới.
Tăng hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV GDKNS của CBQL góp phần nâng cao hiệu suất cho các công tác quản lí, tác động tích cực đến đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống.
b. Nội dung của biện pháp
(1) Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên giáo dục kỹ năng sống, trong đó chú trọng về nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên về công tác, đổi mới nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng nhằm thu hút sự tham gia cũng như đạt hiệu quả tốt nhất.
(2) Thúc đẩy bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên về kỹ năng sư phạm như lập kế hoạch, soạn giáo án, thiết kế học cụ hiệu quả, quản lí lớp học, giao tiếp, ứng xử sư phạm.
c. Cách thức thực hiện
Trên cơ sở đánh giá, phân loại GV từng năm gắn liền với công tác quy hoạch và tuyển chọn đội ngũ giáo viên, CBQL cần xác định mục tiêu phát triển đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống về năng lực chuyên môn, trình độ học vấn và kỹ năng cần thiết là bước quan trọng để đưa ra chiến lược phát triển đội ngũ giáo viên, mục tiêu càng rõ ràng thì công tác thực hiện càng thuận lợi. CBQL cần phân tích nhu cầu thị trường về nhân lực trong thời đại mới, chọn lọc những tiêu chí phù hợp với đặc thù giáo dục nói chung và giáo viên kỹ năng sống nói riêng. Từ đó, CBQL dùng đó làm thước đo cho hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng từ đó rút ra kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn, đây cũng là tư liệu quan trọng cho các hoạt động quản lí khác như kiểm tra, đánh giá, làm cơ sở cho việc thực hiện các chế độ khen thưởng…
CBQL lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống là công tác dài hạn, có chu kỳ và được thực hiện thường xuyên nên kế hoạch cần đảm bảo tính chiến lược (ngắn, trung, dài hạn), bố trí địa điểm, thời gian, người thực hiện rõ ràng, cụ thể; xác định chủ đề đào tạo, bồi dưỡng theo từng giai đoạn một cách hợp lý. Bên cạnh đó cần nắm bắt nhu cầu đào tạo của từng nhóm giáo viên theo nhóm thâm niên, theo nhóm có nhu cầu phát triển bản thân hay theo nhóm nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học nhằm phát huy năng lực cá nhân giáo viên một cách tốt nhất.
BGĐ làm tốt công tác tư tưởng đến đội ngũ GV và CBQL về ý nghĩa của đào tạo, bồi dưỡng đối với giáo viên giáo dục kỹ năng sống hay nhân sự trong thời đại hiện nay tác động như thế nào đến hiệu quả công việc, kết hợp với các chế độ, chính sách khuyến khích việc đào tạo, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nhằm nâng cao tinh thần hợp tác trong công tác này.
Đa dạng hóa các hình thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chuyển từ đào tạo, bồi dưỡng thụ động sang đào tạo. bồi dưỡng chủ động, từ việc thu thập lấy ý kiến và cho GV tự đánh giá hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng, có thể lồng ghép vào các hoạt động sinh hoạt cụm nhóm, tạo điều kiện cho các nhóm giáo viên sinh hoạt theo cấp dạy, theo chủ đề,... Nội dung đào tạo, bồi dưỡng ngoài những chuyên đề về chuyên môn, bồi dưỡng phẩm chất chính trị thì cần có những chuyên đề về kỹ năng trong công việc như tạo động lực trong công việc, làm việc khoa học, quản lí thời gian… cần thiết kế nội dung thiết thực, xúc tích hạn chế tính hàn lâm, kiến thức cũ kỹ, thiếu thực tế.
Coi trọng công tác tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên, trên cơ sở tự đánh giá của cá nhân, mỗi giáo viên phải xây dựng kế hoạch học tập, bồi dưỡng nhằm đáp ứng tốt yêu cầu công tác.
BGĐ chỉ đạo các cấp quản lí đông đốc, khuyến khích và có hình thức khen thưởng – xử lý đối với việc tham gia đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên. Chất lượng giáo dục là then chốt trong quá trình phát triến bền vững của công ty cổ phần đầu tư giáo dục và đầu tư cho nên mỗi cá nhân đều cần nhận thức rõ và thực hiện nghiêm túc câu chuyên chất lượng này trong đó CBQL chính là những người tiên
phong trong việc chủ động tự bồi dưỡng, tham gia đào tạo bồi dưỡng nghiêm túc, hiệu quả.
BGĐ kiểm tra, đánh giá công tác đào tạo bồi dưỡng cần khách quan, khoa học. Các chuyên đề đào tạo, bồi dưỡng cần có nhóm chuyên gia đánh giá về kế hoạch cũng như nội dung tuyên truyền, khảo sát về mức độ hiệu quả và thực tiễn của các chuyên đề thông qua trưng cầu ý kiến giáo viên sau khi tham gia.