3.2.1. Đảm bảo tính thực tiễn
Các biện pháp được đề xuất cần phải phù hợp điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội và giáo dục của nước Việt Nam Cộng hòa xã hội chủ nghĩa, sát hợp với điều kiện thực tế của địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở phân tích thực trạng, nguyên nhân của đối tượng nghiên cứu. Xuất phát điểm đề xuất biện pháp nhất thiết dựa trên nhu cầu thực tế của đơn vị, địa phương. Do đó, các biện pháp đề ra phải đảm bảo tính thực tiễn, phù hợp với các quy định về xây dựng phát triển, định hướng phát triển đội ngũ GV giáo dục kỹ năng sống.
3.2.2. Đảm bảo tính khả thi
Nhằm đảm bảo biện pháp có khả năng triển khai hiệu quả đòi hỏi cần có cơ sở phân tích dựa trên các văn bản chỉ đạo của cấp Bộ, ban ngành, cấp Quận; điều kiện thực hiện; các nguồn lực có thể khai thác; khả năng của đơn vị; sự đồng thuận của CBQL và GV về mục tiêu chung,… tính khả thi cần được xác định dựa trên các dữ liệu thu được và dựa đoán những rủi ro có thể xảy ra nhằm đề ra phương án dự phòng.
3.2.3. Đảm bảo tính hiệu quả
Hiệu quả được đánh giá dựa trên mục tiêu ban đầu đã đề ra, CBQL cần thực hiện đảm bảo mục tiêu cho chừng giai đoạn thực hiện, bên cạnh đó trao dồi kỹ năng đánh giá chất lượng công việc, nhạy bén với sự chuyển biến của công việc do tác động từ các yếu tố, tạo ra môi trường làm việc năng suất, tăng cường nhận thức đối với đội ngũ giáo viên.
3.2.4. Đảm bảo tính đồng bộ
Biện pháp được đề xuất cần liên quan mật thiết đến các hoạt động chung của giáo dục tổng thể, gắn bó với hoạt động quản lí đội ngũ giáo viên tại các trường trong hệ thống giáo dục và hỗ trợ cho hoạt động của công ty. Vì thế khâu thu thập, phân tích và đánh giá thực trạng tập trung vào chủ thể nghiên cứu, xuyên suốt đề tài làm rõ các hoạt động của quá trình quản lí từ đó đề xuất những biện pháp cần có sự liên kết, tương hỗ lẫn nhau.