Biện pháp 3: Tuyển chọn và sử dụng có hiệu quả đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống tại cty CP đt GDĐT quốc tế Rồng Việt (Trang 101 - 105)

3.3. Các biện pháp quản lí đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống tại Công

3.3.3. Biện pháp 3: Tuyển chọn và sử dụng có hiệu quả đội ngũ giáo viên

thông qua các công tác lưu trữ, phân loại thông tin, rà soát và thực hiện công tác quy hoạch đảm bảo tính dân chủ, khách quan, công khai. Đội ngũ GV và CBQL được quy hoạch cần đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định, bảo đảm số lượng, định hướng cơ cấu, độ tuổi.

3.3.3. Biện pháp 3: Tuyển chọn và sử dụng có hiệu quả đội ngũgiáo viên giáo dục kỹ năng sống giáo viên giáo dục kỹ năng sống

a. Mục đích của biện pháp

Tuyển chọn đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống đạt chuẩn về trình độ học vấn, đảm bảo về năng lực sư phạm, quan điểm chính trị rõ ràng, có đạo đức nghề nghiệp.

Sử dụng giáo viên giáo dục kỹ năng sống hiệu quả, phát huy cao nhất khả năng hiện có của đội ngũ GV để hoàn thành mục tiêu của tổ chức

(1) Thực hiện đổi mới công tác tuyển dụng đội ngũ GV GDKNS nhằm tuyển chọn được nhân sự có chất lượng đầu vào, đảm bảo phù hợp với cơ cấu đội ngũ.

(2) Tăng cường xây dựng các mối quan hệ công việc rõ ràng, cụ thể giữa các bộ phận và cá nhân.

(3)Thực hiện tốt phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực chuyên môn của từng giáo viên, phát huy được thế mạnh của đội ngũ, khuyến khích động viên giáo viên hoàn thành các mục tiêu của đơn vị.

c. Cách thức thực hiện

(1) Đổi mới công tác tuyển dụng đội ngũ GV GDKNS:

CBQL Xác định chính xác số lượng và xây dựng tiêu chí tuyển chọn giáo viên rõ ràng, cụ thể theo yêu cầu của Sở giáo dục về giáo viên giáo dục kỹ năng sống.

BGĐ lập kế hoạch tuyển chọn giáo viên dựa trên nhu cầu nhân sự đáp ứng công tác giảng dạy. Thành lập hội đồng tuyển dụng nhân sự có kinh nghiệm, được đào tạo/tập huấn, xây dựng công cụ thu thập thông tin sau phỏng vấn để làm hồ sơ năng lực cho khâu chọn lọc và phân công nhiệm vụ. Xác định rõ tiêu chí tuyển chọn theo từng tháng, từng học kỳ... có lộ trình cả năm học, yêu cầu tuyển chọn cần phù hợp với yêu cầu về cơ cấu nhóm tuổi, nhóm thâm niên của đội ngũ giáo viên kỹ năng sống.

Bộ phận nhân sự đăng tuyển thông tin tuyển dụng lên các trang thông tin việc làm, tham gia ngày hội việc làm tại các trường đại học có đào tạo chuyên ngành sư phạm, liên kết với các trường/khoa thuộc chuyên ngành sư phạm để tham gia tư vấn việc làm và trở thành đơn vị thực tập cho sinh viên.

Phối hợp với các trường liên kết về việc tuyển giáo viên thỉnh giảng bộ môn kỹ năng sống ngay tại cơ sở với đối tượng là giáo viên trong trường, thực hiện chế độ chính sách và thời gian làm việc cam kết như giáo viên thỉnh giảng tại công ty, không ảnh hưởng đến công tác giảng dạy chính tại trường, như vậy vừa thuận lợi trong việc đảm bảo chất lượng giảng dạy do giáo viên thuộc đội ngũ tại trường, vừa giảm thiểu được những phát sinh về chi phí cũng như rủi ro di chuyển. Áp dụng các chính sách thu hút người tài, có trình độ cao học đảm bảo đầy đủ các điều kiện về chuyên môn, năng lực sư phạm và phẩm chất đạo đức.

CBQL tổ chức tuyển chọn đảm bảo tính minh bạch, khách quan, có tiêu chí tuyển chọn cụ thể, đối với giáo viên ứng tuyển cần được thông tin mô tả công việc cụ thể, được công khai các yêu cầu đáp ứng công việc như bằng cấp, môi trường làm việc, đặc thù công việc... Hội đồng tuyển dụng nắm rõ quy trình thực hiện tuyển chọn, thực hiện đúng tinh thần của tuyển chọn nhân tài, thấy được tiềm năng và khai thác những điểm mạnh của cá nhân, rõ ràng trong quyết định đạt hay không đạt với ứng viên, tránh làm mất thời gian và giảm thiểu sức nặng cho quá trình sàng lọc.

BGĐ chỉ đạo các cấp thực hiện nghiêm túc trong công tác tuyển dụng, tránh cảm xúc và quan điểm chủ quan gây ảnh hưởng đến quá trình tuyển chọn. Lựa chọn người hướng dẫn có nhiều kinh nghiệm, chủ động trong công việc và mong muốn chia sẻ kinh nghiệm với người khác, có công cụ để đánh giá quá trình học việc của giáo viên ứng tuyển cũng như công cụ đánh giá hiệu quả hướng dẫn công việc cho người hướng dẫn. Như vậy công tác chọn lọc được đa dạng góc nhìn, khách quan và hỗ trợ CBQL phân công nhiệm vụ hiệu quả hơn.

BGĐ kiểm tra công tác tuyển chọn định kỳ thông qua các công cụ đánh giá, giám sát quá trình tuyển chọn và đánh giá rút kinh nghiệm để công tác tuyển chọn đạt được hiệu quả tốt nhất.

(2) Tăng cường xây dựng các mối quan hệ công việc rõ ràng, cụ thể giữa các bộ phận và cá nhân. Thực hiện phân công nhiệm vụ đảm bảo công bằng, khách quan, rõ ràng.

BGĐ tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của giáo viên về vị trí công việc, điểm mạnh và hạn chế về năng lực cũng như cách làm việc của giáo viên, xem xét từ góc độ cá nhân, cục bộ đến tổng thể nhằm đưa ra quyết định sử dụng, phân công hiệu quả.

CBQL xây dựng yêu cầu công việc cụ thể, rõ ràng cho từng vị trí việc làm, có quy trình thăng tiến được phổ biến rộng rãi cho toàn thể đội ngũ giáo viên. Về tiêu chí vị trí việc làm cần thực tế, đảm bảo khả thi với năng lực và tiềm năng của giáo viên.

BGĐ chỉ đạo sắp xếp, bố trí và sử dụng phù hợp với quy trình và các tiêu chí đã đề ra, cần quan tâm đến điều kiện việc làm, phối kết hợp hài hòa giữa cơ cấu về trình độ chuyên môn, quản lí, kinh nghiệm cũng như thâm niên công tác và giới tính. Chú trọng trong việc tạo cơ hội cho đội ngũ giáo viên được phát triển về kỹ năng, nghiệp vụ, tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tạo điều kiện cho giáo viên các cấp có cơ hội bày tỏ, giao lưu với các nhóm giáo viên khác nhau, tạo ra môi trường làm việc mô phạm, tôn trọng lẫn nhau và tích cực chủ động nêu ra quan điểm phát triển hiệu quả công việc. Ngoài những yêu cầu tối thiểu thì phân công, sử dụng nhân sự đối với giáo viên giảng dạy cần: quan tâm đến khả năng phối hợp với các năng lực chuyên môn, kỹ năng ứng xử trong công ty và với các trường liên kết, có kỹ năng tiếp nhận và trao đổi thông tin công việc để trở thành giáo viên nòng cốt làm cầu nối công việc giữa nhà trường và công ty; đối với cán bộ quản lí cần: quan tâm những đối tượng có nhân cách tổng hòa với giáo viên, được đào tạo, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng tốt, năng lực chuyên môn và phẩm chất phù hợp. Nhạy bén với công việc, có kỹ năng trao đổi và linh hoạt xử lý tình huống tại các đơn vị liên kết, có khả năng kết nối với giáo viên nhằm nắm bắt, đánh giá năng lực thực tại của thành viên trong nhóm, tham mưu với quản lí cấp cao trong việc chọn lựa giáo viên nòng cốt.

BGĐ kiểm tra, đánh giá công tác phân công và sử dụng giáo viên dựa trên hiệu quả công việc mà giáo viên đó đảm nhận, tổ chức trao đổi về tình hình công việc, hỗ trợ những điều kiện cần thiết để giáo viên yên tâm hoàn thành nhiệm vụ.

Điều kiện để thực hiện biện pháp này là người quản lí cần nắm rõ đặc thù của công ty, quy định của cấp Bộ, Sở về phân công giáo viên giáo dục kỹ năng sống tại trường, đặc điểm các đơn vị liên kết. Vì phân công, sử dụng giáo viên không chỉ nằm ở kỹ năng đánh giá năng lực của người quản lí mà còn là nghệ thuật sử dụng nhân sự, tránh gây những tranh cãi trong quá trình phân công, sử dụng, CBQL cũng cần có những đức tính về kiên định, quyết đoán và chính trực để công tác này được thực hiện một cách hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống tại cty CP đt GDĐT quốc tế Rồng Việt (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w