1.3. Lý luận đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống ở các công ty cổ phần
1.3.3. Về số lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống
a. Về số lượng
Số lượng giáo viên giáo dục kỹ năng sống tại trường tiểu học cần phải đáp ứng đầu đủ dựa trên quy mô số tiết tại trường. Theo văn bản số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 07 năm 2017 Thông tư hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập, quy định rõ ở khoản 3 điều 6. Định mức số lượng người làm việc trong trường phổ thông cấp tiểu học, qui định như sau:
*Giáo viên
- Trường tiểu học dạy học 1 buổi trong ngày được bố trí tối đa 1,20 giáo viên trên một lớp;
- Trường tiểu học dạy học 2 buổi trong ngày; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học và trường dành cho người khuyết tật cấp tiểu học được bố trí tối đa 1,50 giáo viên trên một lớp;
- Ngoài định mức quy định trên, mỗi trường tiểu học; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học và trường dành cho người khuyết tật cấp tiểu học được bố trí 01 giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Đối với Công ty CP Đầu tư Giáo dục và Đào tạo: (1) Đảm bảo đội ngũ giáo viên cơ hữu đủ về số lượng; (2) Có đội ngũ báo cáo viên, giáo viên thỉnh giảng đáp ứng được yêu cầu học tập của HS;
b. Về cơ cấu đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống Xây dựng giáo viên tiểu học theo cơ cấu theo:
Cơ cấu theo độ tuổi góp phần quan trọng để xây dựng đội ngũ giáo viên vững mạnh. Dựa vào đặc điểm tâm lý lứa tuổi tiểu học đòi hỏi người giáo viên cần nhiệt huyết, năng động, trẻ trung, tiếp cận nhanh chóng với sự đổi mới liên tục của giáo dục trong và ngoài nước, bên cạnh đó, cũng cần những giáo viên có thâm niên công tác giảng dạy nhằm định hướng, giúp đỡ và hỗ trợ về chuyên môn cho nhóm giáo viên mới. Nếu nhóm giáo viên trẻ được ví như nguồn năng lượng mới mẻ của đội ngũ thì nhóm giáo viên có thâm niên giảng dạy được xem như ngọn đèn sáng giúp đội ngũ vững về chuyên môn và giúp duy trì các văn hóa tốt đẹp trong tập thể.
Cơ cấu theo trình độ được xác định dựa trên các văn bản quy định như trong luật giáo dục 2019 tại điều 72. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo nêu rõ
1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
2. Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc sử dụng nhà giáo trong trường hợp không đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này
Cơ cấu đội ngũ giáo viên theo trình độ đào tạo được xem là sự phân chia giáo viên theo tỷ trọng trình độ đào tạo. Cần xác định trình độ giáo viên phù hợp với đặc điểm khu vực giảng dạy, trường công tác và để đáp ứng yêu cầu đội ngũ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao.
Cơ cấu theo khu vực: hệ thống trường tiểu học được phân bố rộng rãi tại các quận, huyện; phường, xã; vì thế nên xây dựng cơ cấu giáo viên từ các quận huyện trên hoặc địa bàn lân cận là điều kiện quan trọng. Bên cạnh việc hiểu rõ về đặc điểm địa hình và học sinh tại khu vực thì giúp cho giáo viên tạo ra được những giá trị tại khu vực mà mình sinh sống.
Cơ cấu theo nhóm giáo viên: đây được xem là mục tiêu phấn đấu của giáo viên để trở thành lực lượng nòng cốt của đội ngũ. Nhóm giáo viên được phân chia ra thành các nhóm hưởng các chế độ lương thưởng, chế tài, vai trò, trách nhiệm và quyền lợi khác nhau, phụ thuộc. Bản chất của giáo viên là phân chia theo hợp đồng lao động được sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ khác nhau. Nhóm giáo viên dược chia là 2 nhóm chính: (1) Nhóm giáo viên cơ hữu: là người lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn hoặc hợp đồng không xác định thời hạn theo Bộ luật Lao động, không đang làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên với đơn vị sử dụng lao động khác; do đợn vị tuyển chọn trả lương và chi trả các khoản thuộc chế độ, chính sách đối với người lao động theo các quy định hiện hành và hợp đồng;(2) nhóm giáo viên thỉnh giảng là người lao động ký kết hợp đồng theo vụ, việc cam kết bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ ở nơi mình công tác. Không thực hiện hợp đồng lao động đối với hoạt động thỉnh giảng. Tùy vào cơ sở mà sẽ có tên gọi khác nhau, nhưng về bản chất thì sẽ cơ cấu giáo viên sẽ được chia thành các nhóm dựa trên nhu cầu, chính sách của đơn vị về bài toán nhân sự.