Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động hoạt động dạy học Âm nhạc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc cho học sinh trường trung học cơ sở lê quý đôn, quận cầu giấy, thành phố hà nội theo tiếp cận năng lực​ (Trang 70 - 74)

2.6.1. Ưu điểm

- Hiệu trưởng đã tổ chức việc học tập các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đổi mới giáo dục phổ thông cho GV tương đối đầy đủ và kịp thời.

- HT đã tập trung tìm hiểu và quản lý các nội dung mới về thực hiện về chương trình mới và có nhiều biện pháp quản lý linh hoạt để thực hiện phù hợp với điều kiện nhà trường.

- HT làm tốt quản lý kế hoạch hoạt động dạy học của GV và tổ chuyên môn, sử dụng tốt đội ngũ GV thông qua việc phân công giảng dạy và bố trí đúng người, đúng việc, đảm bảo sự đồng đều các mặt trong thực hiện giáo dục toàn diện cho HS. - Lãnh đạo đã rất quan tâm và có nhiều hình thức để bồi dưỡng đội ngũ GV về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng được nhu cầu đổi mới giáo dục.

- Đặc biệt các thầy giáo cô giáo trẻ tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm trong dạy Âm nhạc nhằm đem lại chất lượng giờ dạy lên lớp cao hơn, học sinh hứng thú học tập hơn.

- Lãnh đạo nhà trường đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng CSVC nhà trường đạt chuẩn quốc gia đối với thức hiện mục tiêu giáo dục, thực hiện tốt yêu cầu mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu và sử dụng để dạy học nên công tác xây dựng CSVC và sử dụng thiết bị dạy học ở nhà trường trong các năm đã có sự tiến bộ vượt bậc.

2.6.2. Tồn tại

- Chưa thường xuyên kiểm tra chặt chẽ và chưa kiên quyết, yêu cầu GV phải tích cực hơn trong đổi mới phương pháp dạy học, trong sử dụng thường xuyên các thiết bị dạy học hiện đại như dùng giáo án điện tử, sử dụng phòng học bộ môn, các phần mềm hỗ trợ giảng dạy, đổi mới hình thức tổ chức giờ dạy, hướng dẫn HS phương pháp học.

- Việc bồi dưỡng đội ngũ GV tuy đã được các lãnh đạo quan tâm, nhưng các hình thức bồi dưỡng vẫn kinh nghiệm cũ, kết quả còn hạn chế, các nội dung mới chưa được chú ý như: Bồi dưỡng phương pháp dạy học, sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại cho GV.

- Đối với phương pháp dạy học: GV chưa khai thác hết sự chủ động, tính tích cực, tư duy sáng tạo của HS; GV chưa thể hiện tốt kỹ năng thực hành về chuyên môn của mình (đặc biệt phần sử dụng đàn để đệm hát cho HS). Giờ học thường diễn ra tẻ nhạt, không gây được sự tập trung đối với học sinh. Ngoài các yếu tố khách quan như sự hạn chế về thời gian, sự hạn chế về cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động… Yếu tố quan trọng nhất dẫn tới các hoạt động âm nhạc của nhà trường còn yếu kém, đó chính là sự nghèo nàn, thiếu sáng tạo của cả hình thức và nội dung trong các hoạt động âm nhạc ngoại khóa.

2.6.3. Nguyên nhân

a. Nguyên nhân của những ưu điểm

- Hiệu trưởng nhà trường đã quán triệt sâu sắc đường lối giáo dục của Đảng vào nhiệm vụ cụ thể của mình. Hiệu trưởng biết huy động sức mạnh toàn diện của tập thể, các cá nhân và các tổ chức đoàn thể vào nhiệm vụ chung.

- Hiệu trưởng tổ chức hợp lý các hoạt động trong nhà trường, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực: tài lực, vật lực. Hiệu trưởng năng động trong quản lý, sáng tạo trong công tác và dám chịu trách nhiệm trong các quyết định của mình. Hiệu trưởng biết phát hiện các khâu yếu trong hoạt động của nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục.

b. Nguyên nhân của những tồn tại

- Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương còn thấp so với mặt bằng chung của thành phố, nên không có điều kiện chi trả giờ dạy cao hơn cho GV, GV kém phấn khởi, chưa thật yên tâm công tác, không nhiệt tình trong đổi mới phương pháp giảng dạy.

- Xây dựng kế hoạch năm học còn chủ yếu dựa vào kế hoạch của cấp trên, chưa tự hoạch định những kế hoạch riêng cho trường mình. Việc chú ý đến kế hoạch của tổ, cá nhân nhiều khi còn coi nhẹ, chưa thực sư chuyên sâu.

- Công tác quản lý chủ yếu làm theo kinh nghiệm, năng lực quản lý còn nhiều bất cập; quản lý chỉ đạo chưa chặt chẽ, đồng bộ, chưa hiệu quả. Đặc biệt là công tác chỉ đạo dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của người học chưa được quan tâm đúng mức.

- Đội ngũ giáo viên còn một bộ phận không nhỏ chưa thực sự cố gắng trong việc đổi mới PPDH. Nhiều giáo viên vẫn dạy học bằng phương pháp thuyết trình, thầy đọc, trò chép, không chủ động trong việc khai thác vốn sống, kinh nghiệm, tri thức trong thực tế, chưa quan tâm đến đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của người học trong giờ lên lớp.

Tiểu kết chương 2

Qua nội dung khảo sát, phân tích đã trình bày, công tác quản lý dạy học môn ÂN theo định hướng phát triển năng lực ở trường THCS Lê Qúy Đôn đã đạt dược những kết quả, những thành tựu nhất định. Điều này đã góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng toàn diện cho Nhà trường nói riêng và ngành GD&ĐT trường THCS Lê Qúy Đôn nói chung.

Kết quả khảo sát cho thấy về quản lý dạy học môn Âm nhạc theo định hướng phát triển năng lực ở trường THCS Lê Qúy Đôn được phân tích trên các yếu tố cốt lõi về: 1) Xây dựng kế hoạch dạy học Âm nhạc cho học sinh trường THCS Lê Quý Đôn, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội; 2). Tổ chức thực hiện dạy học Âm nhạc cho học trường THCS; 3). Chỉ đạo thực hiện các nội dung dạy học Âm nhạc cho sinh trường THCS Lê Quý Đôn, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội; 4). Kiểm tra, đánh giá HĐGD kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Lê Quý Đôn, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội; 5). Quản lý các nguồn lực phục vụ hoạt động giáo dục dạy học Âm nhạc học sinh trường THCS Lê Quý Đôn, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Kết quả khảo sát cho thấy, thực trạng đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế nhất định về nhận thức đến năng lực tổ chức các HĐDH và kiểm tra, đánh giá... . Để tiếp tục kiện toàn, nâng cao chất lượng HĐDH nói chung và môn Âm nhạc theo hướng phát triển năng lực học sinh nói riêng thì việc khắc phục những tồn tại hạn chế này là yêu cầu cấp thiết đề ra với các cấp quản lý, với các cán bộ nhà trường.

Trong chương 3 của luận văn này, tôi sẽ trình bày nghiên cứu đề xuất những giải pháp cụ thể để khắc phục những tồn tại, hạn chế đã phân tích.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC ÂM NHẠC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LÊ QUÝ ĐÔN,

QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc cho học sinh trường trung học cơ sở lê quý đôn, quận cầu giấy, thành phố hà nội theo tiếp cận năng lực​ (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)