Để kế hoạch được triển khai thực hiện tốt và đạt hiệu quả cao, hiệu trưởng cần tổ chức chỉ đạo, phân công, điều hành để đạt hiệu quả. Thực trạng vấn đề này được cụ thể như sau:
Bảng 2.7: Thực trạng chỉ đạo thực hiện các nội dung dạy học Âm nhạc cho sinh trường THCS Lê Quý Đôn, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
TT Chỉ đạo thực hiện Mức độ thực hiện X Thứ bậc Kém Trung bình Khá Tốt SL % SL % SL % SL % 1
Chỉ đạo giáo viên xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực
25 20.8 29 24.2 31 25.8 35 29.2 2.63 1
2 Chỉ đạo GV đổi mới PP và
hình thức tổ chức dạy học 35 29.2 41 34.2 32 26.7 12 10.0 2.18 5 3 Bồi dưỡng cho GV về đổi mới
KT-ĐG theo hướng PPNL 35 29.2 42 35.0 25 20.8 18 15.0 2.22 4
4
Khuyến khích, nêu gương giáo viên thực hiện tốt các hoạt động dạy học.
32 26.7 35 29.2 34 28.3 19 15.8 2.33 2
5
Chỉ đạo thực hiện soạn giáo án theo hướng tích cực hóa học tập của HS
35 29.2 35 29.2 36 30.0 14 11.7 2.24 3
Kết quả điều tra thực trạng cho thấy thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường THCS Lê Quý Đôn, quận Cầu Giấy- Hà Nội. Kết quả khảo sát cho thấy, đa số CBQL, GV đánh giá việc thực hiện kế hoạch thực hiện chỉ đạo nội dung ở mức độ trung bình, khá.
Nội dung được nhà trường thực hiện đạt ưu điểm nhất có điểm trung bình X
đạt 2.63 là “Chỉ đạo giáo viên xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực”
Xếp thứ 2 với điểm trung bình X = 2.33 là “Khuyến khích, nêu gương GV
thực hiện tốt các hoạt động dạy học”.Có các biện pháp hành chính, tâm lí và kinh tế
để thúc đẩy GV thực hiện đổi mới PPDH.
Xếp thứ 3 với điểm trung bình X = 2.24 là nội dung “Chỉ đạo thực hiện
soạn giáo án theo hướng tích cực hóa học tập của HS”. Trao đổi cùng GV trong
Nhà trường, đã đưa các hoạt động giáo dục môn Âm nhạc ngay từ khi soạn giáo án. Một số tiêu chí thực hiện còn hạn chế: “Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; Bồi dưỡng cho giáo viên về đổi mới KT-ĐG
theo hướng phát triển năng lực …”.Một trong những nguyên nhân gây hạn chế chỉ
đạo thực hiện kế hoạch dạy học đó là:
Về yếu tố độ tuổi: Đối với HS lớp 6 (ngoài HS lớp 8,9) vẫn mang yếu tố tâm lý của tuổi nhi đồng, vì vậy đối với các giờ học âm nhạc, các em thường thích thú hơn với các tiết hoặc các phần học mang tính vận động, vui chơi. Chính vì lẽ đó, ở phần học nhạc lý trong tiết học được khảo sát, đã có nhiều học sinh không tập trung, ngại tính toán, lười tư duy, dẫn tới tình trạng không hiểu bài.
Ở lứa tuổi THCS, các em thường thích các bản nhạc hoặc các ca khúc dễ nghe, dễ thuộc, dễ đồng cảm với tâm lý lứa tuổi. Tuy nhiên, với tư tưởng và nội dung âm nhạc mang đậm tính nội tâm sâu sắc, bản nhạc buồn có phần hơi “xa lạ”, chưa thực sự phù hợp với tư duy và thị hiếu nghệ thuật của các em.
Hai là: Quá trình thực hiện phần giảng về kiến thức nhạc lý được GV triển khai chưa thực sự hiệu quả.
Phần lớn các nội dung kiến thức, được GV triển khai bằng cách đọc và cho học sinh ghi chép các nội dung trong sách giáo khoa, sau đó giảng lướt qua. HS được thực hiện một cách thụ động, giờ học thiếu đi sự sôi nổi.
Ba là: Nội dung kiến thức nhạc lý trong sách giáo khoa mới chỉ dừng lại ở mức độ nhận biết các ký hiệu, không nêu rõ ý nghĩa của các ký hiệu đó.
Kết quả điều tra trên cho thấy việc thực hiện chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục THCS là tổ chức thao giảng, trao đổi về phương pháp, hình thức giảng dạy, tổ chức giáo viên tiếp cận phương pháp giảng dạy mới và tổ chức giáo viên tiếp cận với phương pháp giảng dạy mới,
tuy nhiên về mặt nhận thức còn chưa hiệu quả. Đối với giáo viên âm nhạc trong Nhà trường việc áp dụng các phần mềm vào giảng dạy hầu như chưa được giáo viên âm nhạc quan tâm, một phần vì điều kiện cơ sở vật chất, một phần chưa được tập huấn các lớp công nghệ dành cho âm nhạc... do đó rất hạn chế việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn âm nhạc. Nhưng dù bất cứ lý do nào đi chăng nữa, để nâng cao chất lượng giảng dạy, để tiết học thực sự hấp dẫn, mọi thông tin, tri thức đến với học sinh được nhiều hơn, thì Hiệu trường cần chỉ đạo giáo viên âm nhạc phải cố gắng nghiên cứu, học tập để sử dụng các phần mềm vào giảng dạy như trình chiếu, chép nhạc, khai thác kiến thức âm nhạc, các phần mềm hỗ trợ cho nghe nhạc... Tiến tới làm giáo án điện tử phục vụ cho giảng dạy môn âm nhạc. Đây là việc làm hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng giảng dạy..
2.4.4. Thực trạng quản lý các nguồn lực phục vụ hoạt động giáo dục dạy học Âm nhạc học sinh trường THCS Lê Quý Đôn, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội