Chỉ đạo thực hiện hoạt động dạy học môn Âm nhạ cở trườngTHCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc cho học sinh trường trung học cơ sở lê quý đôn, quận cầu giấy, thành phố hà nội theo tiếp cận năng lực​ (Trang 35 - 36)

1.4. Nội dung quản lý hoạt động dạy học Âm nhạc cho học sinh trường trung

1.4.3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động dạy học môn Âm nhạ cở trườngTHCS

can thiệp của Hiệu trưởng vào toàn bộ quá trình quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc để bảo đảm việc thực hiện hoạt động dạy học môn Âm nhạc được diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch, tập hợp và phối hợp các lực lượng giáo dục sao cho đạt hiệu quả mong muốn.

Cụ thể việc chỉ đạo thực hiện hoạt động dạy học môn Âm nhạc trong trường THCS được tiến hành như sau:

- Chỉ đạo giáo viên xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động dạy học môn Âm nhạc, người Hiệu trưởng chỉ đạo GVBM xây dựng kế hoạch, chương trình dạy học môn Âm nhạc dựa trên kế hoạch hoạt động chuyên môn và định hướng của trường. GVBM là người thiết kế tổ chức thực hiện các hoạt động giảng dạy trên lớp và là người chỉ đạo, tổ chức cho HS thực hiện các nhiệm vụ dạy học theo bài học hoặc theo chủ đề môn học.

- Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nội dung, chương trình dạy học môn Âm nhạc Hiệu trưởng cần: Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ của môn học, nội dung giáo dục và nhiệm vụ của học kỳ, của năm học; căn cứ vào kế hoạch học tập chính khóa của học sinh theo khối lớp; căn cứ vào đặc điểm trình độ nhận thức của học sinh, từ đó chỉ đạo giáo viên xây dựng chương trình kế hoạch dạy học môn Âm nhạc và thực hiện kế hoạch hoạt động dạy học môn Âm nhạc.

- Hiệu trưởng có thể tăng cường nguồn cơ sở vật chất từ ngân sách của nhà nước và có thể tăng cường cơ sở vật chất bằng nguồn tài chính từ cha mẹ học sinh đóng góp hoặc do các nhà hảo tâm tài trợ.

- Chỉ đạo giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hình thức tập thể, nhóm và cá nhân. Việc đánh giá có tác dụng tạo động lực cho hoạt động phát triển và hiệu quả. Đánh giá bằng hình thức nhận xét kết quả tham gia hoạt động của học sinh, những năng lực đã bộc lộ và những hạn chế cần khắc phục.

Tóm lại, chỉ đạo dạy học môn Âm nhạc không chỉ sau khi lập kế hoạch có tổ chức thì mới có chỉ đạo, mà là quá trình đan xen. Nó thấm vào và ảnh hưởng quyết định đến các chức năng quản lý, điều hòa, điều chỉnh các hoạt động dạy học của nhà trường trong quá trình quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc cho học sinh trường trung học cơ sở lê quý đôn, quận cầu giấy, thành phố hà nội theo tiếp cận năng lực​ (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)