2.3. Thực trạng hoạt động dạy học Âm nhạc cho học sinh trườngTHCS Lê
2.3.3. Thực trạng thực hiện nội dung dạy học môn Âm nhạ cở trường Lê Qúy
Đôn theo định hướng phát triển năng lực
Môn Âm nhạc thực sự trở thành một môn học được khá nhiều học sinh yêu thích không chỉ bởi được giải trí, sảng khoái tinh thần sau những giờ học căng thẳng mà còn làm học sinh năng động hơn, tự tin hơn. Kết quả khảo sát nội dung này tại trường THCS Lê Qúy Đôn cho thấy:
Bảng 2.2: Thực trạng thực hiện nội dung dạy học môn Âm nhạc ở trường Lê Qúy Đôn theo định hướng phát triển năng lực
TT Nội dung dạy học
Mức độ thực hiện X Thứ bậc Kém Trung bình Khá Tốt SL % SL % SL % SL % 1 Biết chơi nhạc cụ một mình và đọc nhạc đúng tên nốt. 31 25.8 38 31.7 36 30.0 15 12.5 2.29 5 2 Biết hát một mình và hát cùng người khác. 28 23.3 34 28.3 31 25.8 27 22.5 2.48 3 3 Hướng dẫn HS hiểu lí thuyết âm
nhạc và thường thức âm nhạc. 30 25.0 32 26.7 25 20.8 33 27.5 2.51 2 4 Dạy học sinh nghe nhạc 30 25.0 35 29.2 41 34.2 14 11.7 2.33 4 5 Dạy hát cho HS 25 20.8 29 24.2 31 25.8 35 29.2 2.63 1
Nội dung dạy học môn Âm nhạc theo hướng phát triển năng lực học sinh thực hiện có ưu điểm nhất là “Dạy hát cho HS” có điểm trung bình X 2.63. Đây là
nội dung cơ bản trong chương trình dạy học môn Âm nhạc trong Nhà trường. Trong thời gian qua, Lãnh đạo nhà trường đã chỉ đạo đội ngũ giáo viên thực hiện việc dạy đủ chương trình môn học, đúng quy định từng tiết. theo quy định, dạy đủ số tiết của một môn học. Sau đó là nội dung “Hướng dẫn HS hiểu lí thuyết âm nhạc và thường
thức âm nhạc” với ĐTB=2.51. Có thể thấy, Âm nhạc là loại hình nghệ thuật có vai
trò quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và phát triển nhân cách cho học sinh hiện nay. Do vậy, GV đã tổ chức dạy học Âm nhạc cho HS không chỉ dạy hát mà còn dạy cho HS biết thưởng thức Âm nhạc. Âm nhạc giúp con người cảm thụ được rõ hơn về cảnh đẹp thiên nhiên, đất nước, con người… Không chỉ như vậy âm nhạc còn giúp cho mối quan hệ gia đình, xã hội thêm bền chặt, có ý nghĩa sâu sắc hơn.
Giáo dục Âm nhạc hiện nay đang hoàn thành tốt sứ mệnh của mình, đó là góp phần giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất và thẩm mĩ, góp phần hình thành và phát triển các năng lực nhận thức, năng lực ngôn ngữ, năng lực hợp tác, năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực thực hành và sáng tạo nghệ thuật.
Môn âm nhạc với đặc trưng là âm thanh, tiếng đàn, tiếng hát, là vận động, nhảy múa, vui chơi, biểu diễn, ... mang đến không khí vui tươi, sôi nổi trong nhà trường, mang đến cho học sinh sự cân bằng giữa học tập và vui chơi, giữa lao động trí tuệ và giải trí, làm cho các em thấy hào hứng hơn khi đến trường và học tập.
Bên cạnh đó, một số nội dung chưa được chú trọng thực hiện: “Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm âm nhạc; cảm nhận và phân biệt được các phương tiện diễn tả của âm nhạc; Nhận biết được câu, đoạn trong bài hát, bản nhạc có hình thức rõ ràng; Dạy học sinh đọc nhạc; Biết nhận xét và đánh giá kĩ năng thể hiện âm nhạc”. Giảng dạy âm nhạc trong trường nhà trường có tầm quan trọng nhằm tạo cho học sinh có lối tư duy sáng tạo, hướng đến cái đẹp, góp phần hình thành nhân cách, phẩm chất con người và giáo dục toàn diện cho học sinh. Tại trường THCS Lê Qúy Đôn trong nhiều năm qua, môn Âm nhạc được triển khai nhưng chưa đạt được mục tiêu mong muốn.
Thực tế, hầu như học sinh chỉ thích học hát. Vì thế, việc hình thành năng lực đọc nhạc, kiến thức âm nhạc cho học sinh có thể nói là chưa tốt nếu như không nói là ở một số nơi còn kém hiệu quả.
Nguyên nhân của bất cập, tồn tại trên thì có thể nêu ra rất nhiều, song có một nguyên nhân khá quan trọng thuộc về phía giáo viên âm nhạc. Đó là do sử dụng các phương pháp dạy học tiếp cận nội dung vẫn là chủ yếu mà ít chú ý tới tiếp cận năng lực của học sinh.
Điều đó cho thấy, dạy học môn Âm nhạc chưa hướng đến phát triển năng lực của HS. Phát triển năng lực môn Âm nhạc của HS cần phải dạy cho HS không chỉ nhận biết được câu, đoạn trong bài hát, bản nhạc có hình thức rõ ràng Phân tích và đánh giá âm nhạc, HS biết vận dụng kiến thức, kỹ năng, tư duy âm nhạc để phân tích và đánh giá về các phương tiện diễn tả của âm nhạc và phong cách biểu diễn mà cần hướng dẫn HS biết sáng tạo và ứng dụng âm nhạc, HS biết kết nối các năng lực, biết vận dụng kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm âm nhạc vào thực tiễn; ứng tác và biến tấu, đưa ra những ý tưởng hoặc sản phẩm âm nhạc hay, độc đáo. Hiểu và sử dụng Âm nhạc trong các mối quan hệ với lịch sử, văn hoá và các loại hình nghệ thuật khác.