Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học Âm nhạc cho học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc cho học sinh trường trung học cơ sở lê quý đôn, quận cầu giấy, thành phố hà nội theo tiếp cận năng lực​ (Trang 38 - 41)

sinh trường trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực

1.5.1. Đặc điểm tâm lý - xã hội của lứa tuổi học sinh trung học cơ sở

Lứa tuổi THCS là lứa tuổi có độ tuổi từ 11 đến 15 tuổi. Đó là học sinh đang theo học trường THCS từ lớp 6 đến lớp 9. Điều đó cho thấy, để có hiệu quả cao trong dạy học môn Âm nhạc thì cần phải bám vào đặc điểm tâm lý của HS đồng thời căn cứ vào đặc điểm môn Âm nhạc. Vì vậy, nhà giáo dục cần tổ chức hoạt động dạy học và hoạt động tập thể, học tập phong phú, hấp dẫn, lôi cuốn các em vào hoạt động chung của tập thể, gắn hoạt động dạy học Âm nhạc phong phú, đa dạng.

1.5.2. Chất lượng tuyển sinh đầu vào

HS được tuyển vào lớp 6 - THCS đều phải hoàn thành chương trình GDTH và thường tuyển sinh dưới hình thức xét tuyển theo địa bàn dân cư để thực hiện công tác phổ cập giáo dục (trừ một số trường năng khiếu). Do đó công tác tuyển sinh đầu cấp THCS thường đạt tỉ lệ rất cao (gần 100%). Mặt khác vẫn còn một tỉ lệ không nhỏ các HS được tuyển vào lớp 6 năng lực còn yếu, mặt bằng chất lượng HS được tuyển đầu vào chưa đồng đều.

1.5.3. Cơ sở vật chất và phương tiện dạy học đáp ứng cho hoạt động dạy học môn Âm nhạc Âm nhạc

CSVC và PPDH luôn có một vị trí quan trọng và vai trò không thể thiếu trong hoạt động dạy học môn Âm nhạc, nó ảnh hưởng rất lớn đến quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc theo hướng phát triển năng lực. Việc khai thác, sử dụng CSVC, PPDH Âm nhạc có tác dụng rất quan trọng trong việc rèn năng lực âm nhạc cho HS.

1.5.4. Môi trường giáo dục và môi trường dạy học

Nhà quản lý phải xây dựng được mối quan hệ tốt giữa ba môi trường sẽ giúp cho công tác quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc theo hướng phát triển năng lực có hiệu quả tốt hơn; đảm bảo kết quả dạy và học Âm nhạc đạt được theo mục tiêu mong muốn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường THCS.

1.5.5. Năng lực quản lý của lãnh đạo nhà trường

Cán bộ quản lý tác động trực tiếp đến việc dạy học môn Âm nhạc thông qua việc đề ra những biện pháp quản lý hoạt động dạy học hiệu quả, đưa ra những quyết định quản lý kịp thời, chính xác để GV và HS điều chỉnh hoạt động dạy và học sao cho đạt kết quả mong muốn.

1.5.6. Giáo viên bộ môn

GV dạy Âm nhạc phải là người có trình độ chuyên môn đạt chuẩn đào tạo, có nghiệp vụ sư phạm vững vàng, có phẩm chất và phong cách đúng mực, đội ngũ giáo viên Âm nhạc thường đóng vai trò tiên phong trong việc nghiên cứu về vấn đề đổi mới và phát huy sáng kiến dạy học. Ngoài ra GV Âm nhạc không ngừng tự học, tự đọc và bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, thường xuyên cập nhật những thông tin, tri thức Âm nhạc học mới nhất là những tri thức liên quan đến dạy học theo hướng phát triển năng lực. Trong bối cảnh hiện nay bắt buộc giáo viên Âm nhạc phải nắm vững lý luận dạy học hiện đại, hiểu sâu sắc để vận dụng vào thực tiễn giảng dạy của mình. Tuy nhiên GV Âm nhạc trong các trường THCS dù bằng cấp tương đương nhau xong chuyên môn nghiệp vụ lại không đồng đều, điều này ảnh hưởng đến dạy và học.

Tiểu kết chương 1

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, tác giả đã phân tích và hệ thống hóa các khái niệm như dạy học, DHPH, quản lý dạy học, Âm nhạc, giáo dục Âm nhạc, quản lý dạy học Âm nhạc theo tiếp cận năng lực.

Đặc biệt, luận văn đã khái quát cơ sở lý luận về dạy học môn Âm nhạc phân hóa trong trường THCS bao gồm các yếu tố về cơ sở khoa học của dạy học âm nhạc theo tiếp cận năng lực.

Hoạt động dạy học môn Âm nhạc theo tiếp cận năng lực HS có đặc điểm điển hình về mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học môn Âm nhạc theo tiếp cận năng lực.

Luận văn đã xây dựng các nội dung cốt lõi về quản lý dạy học môn Âm nhạc theo tiếp cận năng lực bao gồm: 1). Lập kế hoạch dạy học Âm nhạc theo tiếp cận năng lực; 2). Tổ chức thực hiện hoạt dạy học Âm nhạc cho học sinh trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực; 3). Chỉ đạo cách thức thực hiện hoạt động dạy học Âm nhạc cho học sinh trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực; 4). Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học Âm nhạc cho học sinh trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực; 5). Quản lý các nguồn lực phục vụ hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực.

Quản lý dạy học môn Âm nhạc theo tiếp cận năng lực có nhiều yếu tố ảnh hưởng, trong phạm vi luận văn đã chỉ ra yếu tố thuộc về năng lực HS, thuộc về giáo viên, về đặc thù môn Âm nhạc,...

Các nội dung trình bày trên là cơ sở quan trọng, định hướng để tiến hành khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc cho học sinh trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực hiện nay ở chương tiếp theo.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LÊ QUÝ ĐÔN,

QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc cho học sinh trường trung học cơ sở lê quý đôn, quận cầu giấy, thành phố hà nội theo tiếp cận năng lực​ (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)